Điều hành chính sách tiền tệ: Lạc quan nhưng vẫn nên thận trọng, linh hoạt

(BKTO) - Nghịquyết phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 6 mới đây đã tiếp tục đặt ra nhiềunhiệm vụ quan trọng đối với Ngân hàng Nhà nước (NHNN) trong điều hành chínhsách tiền tệ. Bởi vậy, dù thị trường tiền tệ và hoạt động ngân hàng nửa đầu năm2016 đã phát đi những tín hiệu lạc quan song theo các chuyên gia, trong bốicảnh tăng trưởng kinh tế có dấu hiệu chững lại, lạm phát tăng, NHNN vẫn nênthận trọng, linh hoạt trong điều hành.




NHNN cần theo dõi sát diễn biến thị trường tiền tệ để kiểm soát lạm phát.Ảnh: TK
Lạc quan và triển vọng

Nhìn lại thị trường tiền tệ và hoạt động ngân hàng nửa đầu năm 2016, có thể thấy, tín hiệu lạc quan đầu tiên vẫn là tăng trưởng tín dụng. “Tính đến ngày 28/6, tín dụng đã tăng 7,16% trong khi cùng kỳ chỉ tăng 7,08%. Tín dụng trung và dài hạn tăng 9,51%, cao hơn mức tăng 6 tháng cuối năm 2015 và là yếu tố quan trọng hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. Cơ cấu tín dụng dịch chuyển theo hướng phù hợp, chủ yếu tập trung lĩnh vực ưu tiên. Bên cạnh đó, huy động vốn cũng tăng 8,8% so với cùng kỳ năm.”- Thống đốc NHNN Lê Minh Hưng cho biết tại phiên họp Chính phủ trực tuyến đầu tháng 7 vừa qua.

Điểm nhấn nữa, theo báo cáo của Uỷ ban Giám sát Tài chính quốc gia (NFSC), là thị trường ngoại hối và tỷ giá tương đối ổn định trong 6 tháng đầu năm 2016 do đồng USD giảm giá đáng kể trên thị trường quốc tế và nguồn cung ngoại tệ hỗ trợ tích cực đến việc ổn định tỷ giá trong nước. Báo cáo của NFSC còn đánh giá thanh khoản Việt Nam đồng (VND) từ đầu năm khá dồi dào do nguồn cung dư thừa. Lãi suất huy động VND kỳ hạn dài trong quý I/2016 tăng 0,1- 0,5 điểm % so với cuối năm 2015, tăng 0,3 – 0,7 điểm % so với cùng kỳ năm trước và duy trì khá ổn định trong quý II. Lãi suất cho vay VND trong quý I/2016 tăng nhẹ ở kỳ hạn dài so với cuối năm 2015 (tăng 0,2 – 0,5 điểm %) và có điều chỉnh giảm tại một số ngân hàng thương mại lớn sau chỉ đạo hỗ trợ DN của Thủ tướng Chính phủ.

Những nhận định trên cũng phù hợp với kết quả tổng hợp cuộc điều tra mới nhất về xu hướng kinh doanh của các tổ chức tín dụng (TCTD) do Vụ Dự báo thống kê (NHNN) tiến hành. Theo kết quả này, trong quý II/2016, thanh khoản toàn hệ thống cũng như môi trường và hoạt động kinh doanh của ngành ngân hàng đã có sự cải thiện so với quý trước. Trong số các nhân tố khách quan, “chính sách tín dụng, lãi suất, tỷ giá” và “cơ chế quản lý và quy định về an toàn hoạt động ngân hàng” của NHNN tiếp tục được đánh giá là 2 nhân tố cải thiện mạnh mẽ nhất. Trên cơ sở đó, hầu hết các TCTD đều lạc quan và kỳ vọng tình hình hình kinh doanh sẽ tiếp tục được cải thiện tốt hơn trong quý III và cả năm 2016.

Nhiệm vụ nặng nề

Diễn biến thị trường tiền tệ và hoạt động ngân hàng nửa đầu năm 2016 cho thấy chính sách tiền tệ vẫn được điều hành ổn định thời gian qua. Song theo các chuyên gia, từ nay đến cuối năm, công tác điều hành của NHNN sẽ khó tránh khỏi những áp lực và thách thức.

Áp lực đối với NHNN trong thời gian tới là phải theo dõi sát diễn biến kinh tế vĩ mô, thị trường tiền tệ, vàng trong nước và quốc tế để chủ động điều hành chính sách tiền tệ, hạn chế tác động tiêu cực đối với thị trường tiền tệ, ngoại hối trong nước, góp phần kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng theo mục tiêu của Quốc hội; đồng thời điều hành tăng trưởng tín dụng phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô (Nghị quyết phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 6/2016). Trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế 6 tháng đầu năm 2016 chỉ đạt 5,52%, giảm so với cùng kỳ năm trước (6,32%), nhiệm vụ “kép” ấy được Chính phủ đặt ra đối với NHNN không hề nhẹ nhàng.

Yếu tố nữa mà nhà điều hành không thể chủ quan chính là lạm phát. Điều đáng lưu ý là trong khi tăng trưởng kinh tế có dấu hiệu chững lại thì lạm phát lại có xu hướng tăng lên. Theo dự báo của Ngân hàng HSBC, lạm phát cơ bản vẫn nằm trong vòng kiểm soát, dao động từ 1,6-2% trong suốt một năm qua nhưng sẽ vẫn tiếp tục tăng do nhu cầu nội địa dồi dào và tăng trưởng tín dụng mạnh mẽ. Điều này sẽ làm hạn chế khả năng nới lỏng chính sách tiền tệ của NHNN.

Cùng với đó, diễn biến khôn lường của thị trường trong nước và quốc tế có thể sẽ khiến nhà điều hành chịu thêm những áp lực. Ngay đầu quý III/2016, NHNN đã phải đối diện với biến động của giá vàng trong nước sau sự kiện Anh tuyên bố rút khỏi Liên minh châu Âu. Theo các chuyên gia, giá vàng có thể tiếp tục biến động và đòi hỏi NHNN phải sẵn sàng các phương án và có đủ nguồn lực đểcan thiệp thị trường khi cần thiết.

Bên cạnh đó, FSNC nhận định: Các yếu tố hỗ trợ tỷ giá sẽ không được thuận lợi như trong nửa đầu năm 2016. Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) có thể sẽ tăng lãi suất một lần vào cuối năm. Khi lãi suất được điều chỉnh, đồng USD sẽ tăng giá trên thị trường quốc tế, gây ảnh hưởng tới tỷ giá VND/USD. Thêm nữa, đồng Nhân dân tệ có nguy cơ tiếp tục mất giá trong 6 tháng cuối năm cũng là yếu tố tạo sức ép lên chính sách điều hành tỷ giá.

Ngoài ra, theo nghiên cứu của Công ty Cổ phần chứng khoán Bảo Việt, việc dư thừa thanh khoản của hệ thống ngân hàng nhiều khả năng chỉ mang tính tạm thời và ngắn hạn. Với rủi ro lạm phát đang tăng nhanh trở lại, NHNN sẽ phải rất thận trọng trong việc điều tiết cung tiền.

NGỌC MAI
Cùng chuyên mục
  • Cân đối ngân sách còn nhiều thách thức
    7 năm trước Ngân hàng - Tín dụng
    (BKTO)- Báo cáo của Bộ Tài chính mới đây cho biết: 6tháng đầu năm 2016, bên cạnh những yếu tố thuận lợi, công tác điều hành thu chiNSNN vẫn gặp nhiều khó khăn, thách thức. Để có thể cân đối ngân sách, hoànthành mục tiêu mà Quốc hội và Chính phủ yêu cầu, nhiều giải pháp đã được đặt rađối với ngành Tài chính.
  • Khi ngân hàng đồng hành cùng doanh nghiệp
    7 năm trước Ngân hàng - Tín dụng
    (BKTO) - Cuối tháng 5 vừa qua,Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Lê Minh Hưng đã ký và ban hành 1 chỉ thị, 2thông tư. Điểm chung của các chỉ thị, thông tư này là đều có những yêu cầu vàquy định nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho DN tiếp cận nguồn vốn ngân hàng để mởrộng, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh.
  • Giảm lãi suất cho vay đối với doanh nghiệp: Để chính sách được thực thi hiệu quả
    7 năm trước Ngân hàng - Tín dụng
    (BKTO) - Quyết định giảmlãi suất cho vay của nhiều ngân hàng từ hơn nửa tháng qua đã nhận được sự đồngthuận của nhiều DN. Thế nhưng, trong khi DN phấn khởi với hy vọng có thêm cơhội vay vốn thuận lợi thì ngân hàng vẫn trăn trở tìm giải pháp để thực thi hiệuquả thông điệp đã được phát đi.
  • Hãng phim Nhà nước sau cổ phần hóa: Liệu có “bình mới rượu cũ”?
    8 năm trước Ngân hàng - Tín dụng
    (BKTO) - Nhữngngày gần đây, công chúng yêu điện ảnh đặc biệt quan tâm đến việc cổ phần hóa(CPH) và chuyển Hãng phim Truyện Việt Nam (VFS) thành Công ty cổ phần, do Tổngcông ty Vận tải thủy - một đơn vị “ngoại đạo” trong lĩnh vực điện ảnh là nhà đầutư chiến lược. Nhiều ý kiến băn khoăn, CPH theo hướng này liệu có tạo được “cúhích” để phát triển điện ảnh, hay vẫn chỉ là “bình mới rượu cũ”?
  • Hoạt động ngân hàng: Lợi nhuận cao, cổ tức thấp
    8 năm trước Ngân hàng - Tín dụng
    (BKTO) - Mùa đại hội đồng cổ đông(ĐHĐCĐ) của các ngân hàng đã thực sự diễn ra sôi động trong tháng 4/2016. Điềukhiến các cổ đông băn khoăn là không ít ngân hàng đã công bố lợi nhuận năm 2015được cải thiện đáng kể nhưng vẫn quyết định giữ lại cổ tức hoặc chia cổ tức ởmức thấp hơn dự kiến.
Điều hành chính sách tiền tệ: Lạc quan nhưng vẫn nên thận trọng, linh hoạt