Đổi mới giáo dục: Lấy sự cởi mở, minh bạch làm gốc

(BKTO) - Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị Tổng kết năm học 2017-2018 và triển khai nhiệm vụ năm học mới ngày 02/8, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam nhấn mạnh, thi cử là một ví dụ để ngành giáo dục nhìn lại tất cả các mặt trong đổi mới giáo dục. Quá trình đổi mới phải đảm bảo tính cởi mở, minh bạch, mới tạo sự đồng thuận sâu rộng trong xã hội.



Ghi nhận những kết quả đạt được của ngành giáo dục trong những năm qua cùng những quyết sách, hành động đổi mới của ngành, Phó Thủ tướng đề nghị ngành giáo dục cả nước thẳng thắn nhìn nhận những hạn chế, bất cập, từ đó bàn giải pháp khắc phục. “Các bất cập đến từ hệ thống dạy chủ yếu truyền thụ một chiều, nhồi nhét, ít thực hành, không sáng tạo, vấn đề dạy đạo đức làm người chưa được coi trọng đúng mức, đội ngũ quản lý của Bộ, ngành cũng như đội ngũ cán bộ giáo viên còn nhiều bất cập, cơ sở vật chất còn thiếu” - Phó Thủ tướng nói và lưu ý, đây chính là lý do Trung ương phải ban hành Nghị quyết về đổi mới giáo dục.

                
   

Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị - Ảnh: Nguyễn Lộc

   

Cũng theo Phó Thủ tướng, đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục có rất nhiều vấn đề xuyên suốt nhưng cần tập trung vào 2 vấn đề:

Thứ nhất, đổi mới giáo dục phải là một quá trình.Đổi mới giáo dục cũng như xây nhà, làm đường, xây phòng lớp học… phải bắt đầu từ những cái rất nhỏ. Ngay như việc thi Trung học phổ thông quốc gia cũng phải có lộ trình. Từ năm 2015 bắt đầu làm, đến 2021 thì mới xong lộ trình.

Đổi mới sách giáo khoa cũng vậy, vì đổi mới là một quá trình không phải giục một cái là xong. Trong quá trình ấy, không bao giờ có giải pháp nào là hoàn hảo hết. Do vậy, đã làm rồi thì phải rất khoa học, cầu thị và kiên trì. Tính không hoàn hảo còn thể hiện ở việc, giáo dục không chỉ liên quan đến gia đình, xã hội và nhà trường mà còn đặt chung trong bối cảnh kinh tế, xã hội và thói quen truyền thống. Khi làm một giải pháp, nó tác động rất nhiều mặt khác nhau và chúng ta phải cân đối.

Thứ hai, trong quá trình đổi mới chúng ta phải kiên định, theo xu thế thế giới. Không thể vì đặc thù, đặc điểm hay vì trong quá trình này có tác dụng ngược mà mình xoay lại, đi ngược xu thế. Tiêu biểu, tự chủ đại học là một xu thế, tới đây quản lý các trường phổ thông cũng phải thay đổi, môi trường giáo dục giảm tính hành chính, đó là xu thế.

“Thi cử là một ví dụ để chúng ta nhìn lại tất cả các mặt. Các đồng chí đã rút ra nhiều kinh nghiệm trong năm qua và những năm trước đây. Theo tôi, có những kinh nghiệm các đồng chí không thể hiện trong báo cáo” - Phó Thủ tướng nêu.

                
   

Toàn cảnh hội nghị tổng kết năm học -Ảnh: Nguyễn Lộc

   

Phó Thủ tướng cũng lưu ý: “Chúng ta phải rất chú trọng đến khâu mở ra các diễn đàn để mọi người góp ý. Trong quá trình góp ý, sẽ có nhiều luồng ý kiến khác nhau, cái nào chúng ta chọn sẽ có lý giải để tạo sự đồng thuận trong xã hội. Bởi vì không có giải pháp nào hoàn hảo, không có giải pháp nào 100% mọi người đều đáp ứng được nguyện vọng của mình. Mọi người qua tranh luận, góp ý sẽ thấy cái gì phù hợp nhất với lợi ích chung để lựa chọn.

Không riêng thi vừa rồi, tất cả các việc như phong hàm giáo sư/phó giáo sư, dạy Sử thế nào… tôi đều nghe rất nhiều chuyên gia góp ý. Tôi nhận được hàng nghìn bức thư, bài viết tâm huyết đóng góp, kể cả phê phán cũng tâm huyết. Nhưng điều đáng mừng là sau các cuộc gặp, các chuyên gia trao đổi thảo luận, chưa cần tôi nói gì cả, rất nhiều người cũng đều nói lại với nhau rằng “nếu không nghe kỹ cái này thì tôi nghĩ mình tôi đúng, nhưng nghe kỹ lại thì thấy mọi người đều có lý cả”.

Cuối cùng, giáo dục quan trọng nhất là phải cởi mở, minh bạch hết mới tạo sự đồng thuận. Tôi cho rằng, đây là kinh nghiệm vô cùng quý mà chúng ta phải nhớ, phải làm. Có đồng thuận mới được ủng hộ thực hiện nhưng quan trọng hơn là vai trò của sự đồng thuận.

Giáo dục không chỉ là thầy cô, mà phải có gia đình, xã hội; khi đồng thuận thì giáo dục mới tổng hợp được những sức mạnh ấy” - Phó Thủ tướng khẳng định.

Cũng tại Hội nghị, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam thay mặt Chính phủ nêu những giải pháp cụ thể đối với một số vấn đề “nóng” mà các đại biểu đưa ra tại Hội nghị như: tinh giản biên chế, chất lượng chuyên môn và đạo đức đội ngũ giáo viên, quy hoạch trường lớp học, thiếu giáo viên mầm non… Phó Thủ tướng cũng mong thời gian tới, các địa phương cần quan tâm đến vấn đề cơ sở vật chất, vệ sinh lớp học, bạo lực học đường...

PHỐ HIẾN

Cùng chuyên mục
  • Bộ trưởng  Phùng Xuân Nhạ thừa nhận những hạn chế, thiếu sót trong thi cử
    5 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Thẳng thắn nhận trách nhiệm về những hạn chế của ngành giáo dục trong năm học qua, điển hình là tiêu cực trong Kỳ thi Trung học phổ thông (THPT) quốc gia xảy ra tại một số địa phương, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Phùng Xuân Nhạ cũng đề nghị các địa phương, các chuyên gia và toàn xã hội hiến kế, cùng với ngành giáo dục khắc phục, hoàn thiện để nâng cao hơn nữa chất lượng đào tạo hiện nay.
  • Phát hiện bất thường trong thanh toán chi phí khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế
    5 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Tại Hội nghị cung cấp thông tin định kỳ về Bảo hiểm xã hội (BHXH), Bảo hiểm y tế (BHYT) tháng 7/2018 diễn ra sáng 31/7, BHXH Việt Nam cho biết, cơ quan BHXH đã phát hiện tình trạng thống kê đề nghị thanh toán dịch vụ kỹ thuật phẫu thuật viêm phúc mạc ruột thừa cao bất thường tại một số cơ sở khám chữa bệnh.
  • Vietnam Airline hỗ trợ vận chuyển mô, tạng cứu chữa người bệnh
    5 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Sáng 31/7, tại Hà Nội, Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) đã phối hợp với Trung tâm Điều phối ghép tạng Quốc gia ký kết thoả thuận hỗ trợ vận chuyển bằng đường hàng không cho công tác điều phối vận chuyển mô tạng trên cả nước.
  • 73% trẻ sơ sinh ở Việt Nam được bú sớm trong vòng một giờ đầu sau sinh
    5 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 31/7 đã công bố Báo cáo đánh giá cho con bú toàn cầu năm 2018. Báo cáo cho biết: Ước tính trên toàn cầu có 78 triệu trẻ mới sinh (3 trong số 5 trẻ) không được bú sữa mẹ trong giờ đầu tiên, khiến trẻ có nguy cơ tử vong và bệnh tật cao hơn, trẻ cũng ít có cơ hội được tiếp tục bú mẹ hơn.
  • Amiăng trắng: Nên cấm hay sử dụng có kiểm soát?
    5 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Amiăng trắng là một chất độc hại đang được sử dụng nhiều tại Việt Nam để sản xuất các tấm lợp fibro xi măng. Tuy nhiên, lộ trình cấm sử dụng loại vật liệu này đang gây ra nhiều tranh cãi. Nhiều chuyên gia cho rằng, cần có đánh giá tổng thể hơn về nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe của loại vật liệu này trong sản xuất tấm lợp fibro xi măng.
Đổi mới giáo dục: Lấy sự cởi mở, minh bạch làm gốc