Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước Doãn Anh Thơ (bên phải) và Vụ trưởng Vụ Chế độ và Kiểm soát chất lượng kiểm toán Ngô Minh Kiểm chủ trì Tọa đàm |
Bà Trần Thị Thanh Bình - Trưởng phòng Ngân sách địa phương - Vụ Chế độ và Kiểm soát chất lượng kiểm toán
Đối với các cuộc kiểm toán thực hiện giám sát, cần tập trung nghiên cứu dự thảo Báo cáo kiểm toán (BCKT), các phát hiện số liệu lớn, rà soát các kiến nghị kiểm toán khác đảm bảo phù hợp với quy định hiện hành. Tập trung kiểm tra các trọng tâm kiểm toán đã được Đoàn kiểm toán trình bày làm rõ trong các dự thảo BCKT; so sánh các kết quả của kiểm toán viên (KTV) giữa nhật ký kiểm toán với dự thảo BCKT;
Đối với các cuộc kiểm toán thực hiện kiểm soát trực tiếp,tập trung kiểm soát bằng chứng kiểm toán, kể cả bằng chứng đúng. Tập trung vào nội dung, tổ kiểm toán có nhiều phát hiện kiểm toán như đối chiếu thuế, các đơn vị kiểm toán tổng hợp. Căn cứ vào Báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán thu của các đơn vị sự nghiệp có thu được kiểm toán lựa chọn để kiểm tra, đối chiếu để kiểm soát việc thực hiện nhiệm vụ của KTV. Đặc biệt nghiên cứu, xem xét lý do lựa chọn đơn vị đối chiếu và các nội dung thuyết minh Báo cáo tài chính để đưa ra ý kiến về việc xử lý phát hiện kiểm toán của KTV.
Đối với cuộc kiểm toán thực hiện kiểm soát đột xuất, bên cạnh việc thực hiện kiểm soát các công việc như đối với các hình thức kiểm soát trực tiếp, giám sát để phát hiện ra các trọng tâm kiểm soát, cần tập trung đi sâu kiểm soát kỹ bằng chứng kiểm toán đối với các phát hiện; việc tuân thủ quy trình, nội dung, phạm vi kiểm toán của các tổ kiểm toán.
Đối với các cuộc kiểm toán thực hiện kiểm soát hồ sơ sau phát hành BCKT, công tác kiểm soát cần tập trung vào các nội dung: Kiểm tra các hồ sơ kiểm toán đã được đơn vị ký xác nhận đầy đủ chưa; các vấn đề đơn vị còn giải trình hoặc chưa chấp nhận, xem xét kỹ các bằng chứng kiểm toán đối với các vấn đề này.
Đối với BCKT phát hành đã được tổng hợp đầy đủ kết quả kiểm toán từ các đơn vị chi tiết, cần lưu ý với các kết quả sai sót, tồn tại chưa có kiến nghị hoặc kiến nghị chưa phù hợp, tương ứng với mức độ sai phạm hoặc ngược lại có kiến nghị nhưng không có tồn tại, sai sót. Thông qua biên bản họp thông qua dự thảo BCKT cần kiểm tra lại cơ sở điều chỉnh kết quả giữa dự thảo và BCKT phát hành chính thức có phù hợp không; xem xét tính phù hợp, đúng quy định của việc chấm điểm của các thành viên tổ kiểm toán, đoàn kiểm toán.
Phó Kiểm toán trưởng KTNN khu vực IV Nguyễn Lệ Sơn: Kinh nghiệm trong kiểm toán và kiểm soát chất lượng kiểm toán, qua cuộc kiểm toán NSĐP năm 2020 của TP. Hồ Chí Minh.
Phó Kiểm toán trưởng KTNN khu vực IV Nguyễn Lệ Sơn |
Về tổ chức thực hiện kiểm toán, KTNN khu vực IV đã chỉ đạo Đoàn Kiểm toán xây dựng đề cương, kế hoạch khảo sát, trong đó bám sát hướng dẫn về trọng yếu, mục tiêu kiểm toán và quy mô ngân sách của địa phương giúp thu thập thông tin đầy đủ phục vụ cho việc lập kế hoạch kiểm toán tổng quát của cuộc kiểm toán, kế hoạch kiểm toán chi tiết của đơn vị được kiểm toán; xác định được nội dung trọng tâm, các vấn đề cần ưu tiên đi sâu kiểm toán trên cơ sở đánh giá rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát từ đó lựa chọn phương pháp, thủ tục kiểm toán đối với từng nội dung kiểm toán, mẫu chọn kiểm toán phù hợp; bố trí nhân sự và thời gian của từng tổ một cách hợp lý.
Để nâng cao hiệu quả công tác kiểm soát chất lượng kiểm toán, cần tăng cường hơn nữa công tác kiểm soát chất lượng kiểm toán của Tổ kiểm soát đối với Đoàn kiểm toán, của Trưởng đoàn đối với Tổ kiểm toán và của Tổ trưởng đối với kiểm toán viên. Việc kiểm soát phải đảm bảo được chất lượng kiểm toán, phát hiện các thiếu sót trọng yếu của kiểm toán viên, ngăn chặn tiêu cực; chú trọng kiểm soát việc xác định trọng tâm kiểm toán, chọn mẫu kiểm toán, đối chiếu, sự thống nhất số liệu giữa các hồ sơ, sự đầy đủ và chất lượng của bằng chứng kiểm toán, lập biên bản, báo cáo kiểm toán...
Phó Kiểm toán trưởng KTNN chuyên ngành III Đinh Văn Dũng:Kinh nghiệm kiểm toán và kiểm soát chất lượng kiểm toán của đoàn kiểm toán việc quản lý và sử dụng tài chính công, tài sản công năm 2019 của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
Phó Kiểm toán trưởng KTNN chuyên ngành III Đinh Văn Dũng |
Thứ nhất, sự quyết liệt trong lãnh đạo hoạt động đoàn kiểm toán và sự nỗ lực của các KTV là cốt lõi của sự thành công. Lãnh đạo KTNN chuyên ngành III luôn theo sát hoạt động, tiến độ diễn biến của Đoàn kiểm toán, thường xuyên trao đổi với Trưởng đoàn kiểm toán, các Tổ trưởng Tổ kiểm toán và ban hành các văn bản chỉ đạo Đoàn kiểm toán thực hiện hoạt động kiểm toán, cụ thể hóa từng nội dung về cách thức thực hiện.
Thứ hai, thực hiện đổi mới từ khâu khảo sát, xây dựng kế hoạch kiểm toán đến khâu tổng hợp kết quả kiểm toán. Căn cứ kế hoạch kiểm toán được duyệt, KTNN chuyên ngành III đã xây dựng và công bố phương án tổ chức nhân sự của các đoàn kiểm toán dựa trên quy mô, tình hình cụ thể của từng đoàn kiểm toán, ngay từ đầu năm một cách công khai, tạo sự đoàn kết nhất trí cao trong quá trình thực hiện.
Trong quá trình triển khai thực hiện, bám sát vào định hướng chung của ngành, chỉ đạo của Tổng Kiểm toán Nhà nước, lãnh đạo KTNN chuyên ngành III đã ban hành các văn bản chỉ đạo sâu theo các lĩnh vực nhằm cụ thể hóa thành mục tiêu kiểm toán của từng cuộc kiểm toán. Công tác khảo sát, xây dựng kế hoạch kiểm toán cuộc kiểm toán bước đầu áp dụng phương pháp tiếp cận kiểm toán dựa trên đánh giá rủi ro, xác định trọng yếu kiểm toán theo chuẩn mực KTNN và thông lệ quốc tế.
Tổ tổng hợp được bố trí các thành viên có kinh nghiệm và giao nhiệm vụ phù hợp với năng lực chuyên môn, có trách nhiệm nắm bắt xuyên suốt các nội dung trọng yếu từ khi thực hiện lập kế hoạch tổng quát và trong quá trình kiểm toán...
Tọa đàm được tổ chức theo hình thức trực tuyến, kết nối với nhiều điểm cầu KTNN khu vực |
Thứ ba, sự phối hợp chặt chẽ trong nội bộ Đoàn kiểm toán, giữa Đoàn và Tổ kiểm soát chất lượng, các vụ tham mưu là đòn bẩy cho sự thành công của cuộc kiểm toán. Tiền đề của sự phối hợp chặt chẽ là việc tuân thủ nghiêm túc chế độ thông tin, báo cáo từ cấp tổ kiểm toán đến cấp đoàn kiểm toán. Các phát hiện kiểm toán, kết quả kiểm toán được báo cáo, đăng tải lên nhật ký kiểm toán theo đúng quy định và được trao đổi kịp thời, rộng rãi trong nội bộ đoàn kiểm toán để phát huy và nhân rộng. Những vấn đề phức tạp, Trưởng đoàn đều thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo xin ý kiến Kiểm toán trưởng và cùng Kiểm toán trưởng báo cáo, xin ý kiến một số kết quả chủ yếu, vướng mắc, bất cập của Đoàn kiểm toán với lãnh đạo KTNN.
Công tác kiểm tra, kiểm soát chất lượng cũng được tăng cường trong nội bộ Đoàn kiểm toán và Tổ kiểm soát chất lượng kiểm toán, thực hiện ở nhiều cấp độ khác nhau như: kiểm soát chặt chẽ từ kế hoạch kiểm toán chi tiết và báo cáo kiểm toán của các tổ kiểm toán theo đúng Quy chế tổ chức hoạt động của Đoàn KTNN; thực hiện kiểm soát từ bản thân mỗi Tổ kiểm toán, Trưởng đoàn kiểm toán, Kiểm toán trưởng thông qua hồ sơ tài liệu kiểm toán; thường xuyên trao đổi giữa Đoàn kiểm toán và Tổ kiểm soát chất lượng để nâng cao hiệu quả kiểm toán…
Đoàn kiểm toán luôn phối hợp chặt chẽ, có tinh thần cầu thị đối với các ý kiến góp ý, phối hợp của các vụ chức năng. Các ý kiến của các Vụ tham mưu đều được Đoàn kiểm toán mổ xẻ, phân tích, từ đó có giải trình hoặc chỉnh sửa vào báo cáo kiểm toán cho phù hợp, nhằm đảm bảo tính thận trọng, chính xác của báo cáo kiểm toán, cũng như tính hiệu lực của các kiến nghị kiểm toán. Kết thúc thời gian kiểm toán, KTNN chuyên ngành III thành lập các tổ kiểm tra chéo hồ sơ kiểm toán trước khi lưu trữ để hạn chế những sai sót trong việc tuân thủ quy trình kiểm toán.
Phó Kiểm toán trưởng KTNN chuyên ngành VI Nguyễn Giang Sơn:
Phó Kiểm toán trưởng KTNN chuyên ngành VI Nguyễn Giang Sơn |
Nhằm tiếp tục nâng cao chất lượng kiểm toán, kiểm soát chặt chẽ chất lượng kiểm toán trong thời gian tới, KTNN chuyên ngành VI nhận thấy cần phải chú trọng một số vấn đề cụ thể sau:
Thứ nhất, phải tiếp tục nâng cao nhận thức cũng như trách nhiệm của KTV trong việc thu thập và lưu trữ bằng chứng kiểm toán vì đây là bộ phận trực tiếp xem xét, thu thập các bằng chứng, là khâu đầu tiên đưa ra xét đoán nghề nghiệp để hình thành các kết luận, kiến nghị kiểm toán. Do vậy, KTV cần phải xác định rõ việc thu thập, lưu trữ đầy đủ bằng chứng kiểm toán là nhiệm vụ và trách nhiệm của mình.
Thứ hai, nghiêm túc tuân thủ các quy định của KTNN trong việc xác định, phân loại các kiến nghị xử lý tài chính, tránh việc chạy đua thành tích làm ảnh hưởng đến tính hiệu lực của các kết luận, kiến nghị kiểm toán;
Thứ ba, Tổ kiểm toán, Đoàn kiểm toán phải tăng cường thảo luận, nâng cao trách nhiệm giải trình của lãnh đạo đơn vị được kiểm toán trong thời gian thực hiện kiểm toán nhằm thu thập và xem xét một cách kỹ lưỡng các bằng chứng liên quan;
Thứ tư, nâng cao năng lực, trách nhiệm của Tổ kiểm soát, Hội đồng thẩm định cấp vụ. Thành viên các tổ kiểm soát, hội đồng xét duyệt phải được lựa chọn từ các KTV có kinh nghiệm, chuyên môn tốt để tham mưa tốt cho Kiểm toán trưởng, Trưởng đoàn kiểm toán trong việc rà soát kết luận, kiến nghị kiểm toán, kịp thời phản biện, mạnh dạn đề xuất điều chỉnh những nội dung chưa phù hợp hoặc yêu cầu KTV củng cố thêm bằng chứng khi xét thấy kết luận, kiến nghị kiểm toán chưa đảm bảo tính khách quan, chưa đầy đủ bằng chứng;
Thứ năm, nâng cao chất lượng công tác tổng hợp, lập báo cáo kiểm toán, thông báo kết luận kiểm toán, trong đó, các kết luận kiểm toán phải được trình bày một cách rõ ràng, chặt chẽ trên cơ sở trích dẫn quy định pháp luật liên quan và thuyết minh đầy đủ bằng chứng kiểm toán kèm theo.
Ông Trần Thành Tâm – Phó Trưởng phòng Kiểm toán đầu tư dự án – KTNN khu vực V:
Ông Trần Thành Tâm – Phó Trưởng phòng Kiểm toán đầu tư dự án |
Để cuộc kiểm toán đạt kết quả tốt, ngay từ khâu lập kế hoạch kiểm toán của Đoàn kiểm toán, nội dung kiểm soát chất lượng kiểm toán đã được Kiểm toán trưởng chú trọng, quán triệt, bố trí nhân sự theo dõi, kiểm soát ngay từ lúc khảo sát, quá trình kiểm soát luôn bám sát theo Kế hoạch kiểm toán của Đoàn kiểm toán, Kế hoạch kiểm toán chi tiết của Tổ kiểm toán, kiểm tra kết quả làm việc của các KTV và các chỉ đạo của Tổ trưởng hằng ngày qua nhật kí kiểm toán online; kiểm tra việc thực hiện tiến độ, nội dung công việc theo kế hoạch; kiểm tra tính chính xác các bảng tính do KTV thực hiện tính lại và các bằng chứng kiểm toán được đính kèm...
Để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm soát, đơn vị đề xuất:
Bố trí nhân sự nhiều hơn về số lượng cũng như chất lượng đối với các Đoàn kiểm toán lớn dự kiến có nhiều vấn đề phức tạp sau khi khảo sát để tăng cường công tác kiểm tra, rà soát nâng cao chất lượng công tác kiểm soát chất lượng.
Đào tạo nhiều hơn cho các KTV trong khâu kiểm soát chất lượng, nhất là đối với các loại bằng chứng kiểm toán mới có ứng dụng công nghệ cao.
Đối với các đoàn kiểm toán có nhiều phát hiện sai phạm, phức tạp. Kiểm toán trưởng cần tổ chức trao đổi trực tiếp giữa Tổ kiểm soát và Tổ kiểm toán trong quá trình thực hiện kiểm toán để nhằm phản biện các kết quả kiểm toán, từ đó giúp cho Tổ trưởng tổ kiểm toán kịp thời tăng cường củng cố bằng chứng đối với các sai phạm còn chưa đủ bằng chứng thuyết phục.
Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước Doãn Anh Thơ |
Phát biểu kết thúc Tọa đàm, Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước Doãn Anh Thơ đánh giá cao kết quả của Tọa đàm, trong đó, các ý kiến tham luận, thảo luận tâm huyết của nhiều đại biểu có ý nghĩa thiết thực, hữu ích và cần thiết để nâng cao chất lượng hoạt động kiểm toán.
Qua chia sẻ kinh nghiệm của đại diện một số đoàn kiểm toán đạt kết quả cao cho thấy,nhiều đơn vị đã chủ động đổi mới hoạt động kiểm toán, áp dụng các công nghệ mới vào hoạt động kiểm toán, qua đó góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả kiểm toán.Đặc biệt, để góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả kiểm toán, nhiều đơn vị đã chú trọng đếncông tác kiểm soát chất lượng kiểm toán, đưa công tác này ngày càng đi vào thực chất, hiệu quả hơn.
Để nâng cao hiệu quả của công tác kiểm toán, công tác kiểm soát chất lượng kiểm toán trong thời gian tới,Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước Doãn Anh Thơ yêu cầu các đơn vị cần quan tâm, chú trọng thực hiện một số nội dung:
Tập trung vào công tác thu thập thông tin; thực hiện đầy đủ các mục tiêu, nội dung trọng yếu, chú trọng việc lưu trữ bằng chứng;
Nâng cao chất lượngcông tác tổng hợp, lập BCKT, xác định rõ đối tượng được kiến nghị, tránh tình trạng kiến nghị chung chung, nhằm nâng cao hiệu lực của kiến nghị kiểm toán;
Đối với công tác kiểm soát chất lượng kiểm toán, Vụ Chế độ và Kiểm soát chất lượng kiểm toán cầnxây dựng kế hoạch, phối hợp với Thanh tra KTNNđể tránh trùng lặp. Thực hiện kiểm soát có trọng tâm, trọng điểm, dựa trên đánh giá trọng yếu, rủi ro.Các đơn vị kiểm toán thực hiện kiểm soát trực tiếp trong quá trình thực hiện kiểm toán; nâng cao vai trò, trách nhiệm của thủ trưởng đơn vị, trưởng đoàn kiểm toán;
Tăng cường công tác đào tạo, tập huấn, chia sẻ kinh nghiệm trong công tác kiểm toán, kiểm soát chất lượng kiểm toán.
Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước cũng yêu cầu các vụ tham mưu tổng hợp các ý kiến đóng góp tại Tọa đàm để trao đổi, làm rõ đồng thời báo cáo Tổng Kiểm toán Nhà nước xin ý kiến chỉ đạo.
Tin và ảnh: NGUYỄN LỘC