Giới đầu tư bán tháo, chứng khoán toàn cầu "đỏ lửa"



(BKTO) - Bán tháo là từ được dùng để nói về phiên giao dịch ngày thứ Năm (12/3) trên thị trường tài chính toàn cầu. Trước những hậu quả nặng nề từ dịch Covid-19, chứng khoán Mỹ tiếp tục nằm trong "chảo lửa", chứng khoán châu Á ảm đạm, thị trường chứng khoán trong nước cũng liên tục lao dốc.
                
   

Ảnh minh họa - Nguồn: internet.

   

Mức giảm tồi tệ nhất trong 3 thập kỷ

Sự lây lan nhanh của virus Corona (Covid-19) gây lo lắng về suy thoái kinh tế toàn cầu đã khiến giới đầu tư sợ hãi đồng loạt bán tháo ồ ạt trong phiên thứ Năm. Việc Mỹ hạn chế đi lại từ châu Âu, cũng như đình chỉ các trận đấu thể thao, các nhà hàng đóng cửa hoặc lác đác vài khách khiến giới đầu tư cho rằng, không phải suy đoán về liệu kinh tế có suy thoái hay không, mà là suy thoái sâu đến mức nào.

Bình luận về thị trường tài chính trong thời điểm này,chuyên gia phân tích thị trường Jim Wyckoff cho biết: Các nhà giao dịch đang bán "bất cứ thứ gì họ có thể bán trong bối cảnh thị trường đang hoang mang". Thanh khoản trong một thị trường hoang mang đang cạn dần khi các nhà đầu tư tháo chạy.

Với mức giảm gần 10% của Dow Jones và hơn 9,5% của S&P trong phiên thứ Năm, chính là mức giảm tồi tệ nhất trong 3 thấp kỷ, kể từ phiên sụp đổ 19/10/1987, hay còn được gọi là “thứ Hai đen” khi Dow Jones mất 22,6%.

Dữ liệu kinh tế mới công bố cho thấy, số đơn xin trợ cấp thất nghiệp của Mỹ tuần trước giảm, nhưng đó chỉ là quá khứ. Với diễn biến mới khi nhiều nhà hàng, điểm vui chơi, thậm chí nhà máy đóng cửa, dừng hoạt động, sa thải hàng loạt sẽ là tất yếu trong các tuần tới. Do đó, thông tin này không tác động gì nhiều tới nhà đầu tư.

Kết thúc phiên 12/3, chỉ số Dow Jones giảm 2.352,60 điểm (-9,99%), xuống 21.200,62 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 260,74 điểm (-9,51%), xuống 2.480,64 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite giảm 750,25 điểm (-9,43%), xuống 7.201,80 điểm.

Chứng khoán châu Âu thậm chí còn có phiên tồi tệ hơn khi các chỉ số có mức giảm trên dưới 12%, mức giảm theo ngày tồi tệ nhất trong lịch sử của chứng khoán khu vực này. Việc dịch Covid-19 lan rộng với số người mắc và tử vong ngày một tăng cao, trong số người nhiễm mới bao gồm cả một số chính trị gia. Cùng với đó, Italy chính thức chấm dứt mọi hoạt động thương mại trong nước, trừ các mặt hàng thiết yếu và dược nhằm chặn lây lan của virus. Tuy nhiên, đòn giáng mạnh nhất vào thị trường châu Âu chính là việc Tổng thống Mỹ Donald Trump hạn chế sâu rộng đối với việc đi lại từ châu Âu, ngoại trừ Anh.

Kết thúc phiên 12/3, chỉ số FTSE 100 tại London (Anh) giảm 639,04 điểm (-10,87%), xuống 5.237,48 điểm. Chỉ số DAX tại Frankfurt (Đức) giảm 1.277,55 điểm (-12,24%), xuống 9.161,13 điểm. Chỉ số CAC40 tại Paris (Pháp) giảm 565,98 điểm (-12,28%), xuống 4.044,26 điểm.

Chứng khoán châu Á cũng chứng kiến phiên bán tháo trong ngày thứ Năm đẩy nhiều chỉ số xuống mức thấp nhất 3 năm và 4 năm rưỡi sau khi ông Trump làm náo loạn thị trường bằng cách áp đặt các hạn chế sâu rộng đối với việc đi lại từ châu Âu và các quan chức WHO tuyên bố Covid-19 là đại dịch.

Còn tại Nhật, chỉ số Nikkei 225 giảm 856,43 điểm (-4,41%), xuống 18.559,63 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải giảm 45,03 điểm (-1,52%), xuống 2.923,49 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 922,54 điểm (-3,66%), xuống 24.309,07 điểm. Chỉ số KOSPI tại Seoul giảm 73,94 điểm (-3,87%), xuống 1.834,33 điểm.

Sự hoảng loạn không chỉ diễn ra trên thị trường chứng khoán mà với cả thị trường vàng, vốn được xem như là một kênh trú ẩn mỗi khi có chiến tranh, dịch bệnh, khủng hoảng thoái kinh tế. Tuy nhiên, với đại dịch Covid-19 lần này, điều đó đã không còn đúng với vàng khi đại dịch này có thể khiến kinh tế thế giới suy thoái, qua đó làm giảm nhu cầu với kim loại quý.

Chứng khoán Việt Nam lao dốc

Kể từ sau khi Việt Nam công bố ca nhiễm Covid-19 thứ 17, cũng là ca đầu tiên tại Hà Nội cuối tuần trước, thị trường chứng khoán Việt Nam đã liên tục lao dốc. Trong 4 phiên giao dịch tuần này (từ đầu tuần đến phiên thứ Năm), chỉ số VN-Index đã mất hơn 122 điểm, tương ứng giảm 13,77%, HNX-Index giảm gần 12 điểm. Qua đó, khiến vốn hóa thị trường “bốc hơi” khoảng 552.000 tỷ đồng, tương ứng khoảng 23,8 tỷ USD.

VN-Index mở cửa phiên giao dịch sáng nay 13/3 với sắc đỏ toàn diện. Chỉ số mất 18 điểm ngay sau phiên ATO, xuống sát mốc 750 điểm và trong tích tắc sau đó lao về mốc 725 điểm, giảm 5,68% so với tham chiếu. Đà giảm này khiến VN-Index tiếp tục thủng đáy sâu hơn. Lần gần nhất chỉ số xuống dưới mốc 725 điểm là đầu tháng 5/2017, tức cách nay khoảng 3 năm.

Trước tác động từ thị trường chứng khoán Mỹ giảm mạnh nhất trong 30 năm qua, cộng thêm cơ chế ngắt mạch (ngừng giao dịch 15 phút) tiếp tục được kích hoạt lần thứ hai trong tuần đã ảnh hưởng lớn đến nhà đầu tư trong nước. Tâm lý bán bằng mọi giá khiến thị trường không tìm thấy trụ đỡ nào.

Hàng trăm mã mất điểm cùng toàn bộ bluechip giảm sâu đã khiến chỉ số VN-Index bốc hơi thêm hơn 40 điểm ngay khi mở cửa phiên giao dịch. Trong nhóm VN30 có tới một nửa số mã giao dịch tại mức giá sàn, còn lại cũng giảm khá sâu và đang ngấp nghé nằm sàn khiến VN-Index giảm hơn 45 điểm về vùng 720-725 điểm.

Khi lực cung bán tháo diễn ra trên diện rộng, nhiều nhà đầu tư đã tranh thu gom hàng giá rẻ, giúp thị trường hãm bớt đà rơi. Tuy nhiên, đóng cửa, số mã giảm vẫn chiếm áp đảo với 342 mã (90 mã giảm sàn), trong khi chỉ 40 mã tăng, VN-Index giảm 33,32 điểm (-4,33%), xuống 735,93 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt xấp xỉ phiên sáng qua với hơn 210 triệu đơn vị, giá trị hơn 3.314 tỷ đồng, tăng 15,72% so với phiên sáng hôm qua.

Trước những động thái tiêu cực của thị trường chứng khoán, ông Trần Văn Dũng - Chủ tịch Ủy ban chứng khoán Nhà nước - khuyến cáo: Lúc này nhà đầu tư cần bình tĩnh. Ông cho rằng, nên nhìn một cách tổng quan, khi Việt Nam kiểm soát được dịch bệnh, với nội lực của nền kinh tế, có nhiều cơ sở để trông đợi vào khả năng phục hồi.

"Dòng tiền đầu tư gặp biến cố có thể tạm thời co cụm, nhưng khi mọi việc đã ổn định sẽ tìm tới những nơi an toàn và có khả năng sinh lời cao. Việt Nam có nền tảng vĩ mô tốt, lợi thế từ các hiệp định thương mại tự do, cơ chế đầu tư thông thoáng nên sẽ là điểm sáng khi dịch bệnh được kiểm soát" - ông Dũng nhận định.
NAM SƠN (tổng hợp)
Cùng chuyên mục
  • Đối mặt với suy thoái, châu Âu tìm cách giảm thiệt hại do Covid-19
    4 năm trước Đối ngoại
    (BKTO)- Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) lo ngại Covid-19 có thể gây ra một cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ như những gì từng xảy ra hồi năm 2008. Tại Berlin, Thủ tướng Angela Merkel cảnh báo Covid-19 có thể lây nhiễm cho 2/3 dân số Đức. Tại London, Thủ tướng Anh Boris Johnson đã tung ra gói cứu trợ gần 40 tỷ USD nhằm hỗ trợ nền kinh tế đứng vững trước cú sốc nặng nề... Các nhà lãnh đạo châu Âu đang vạch ra một loạt biện pháp nhằm ngăn chặn những thiệt hại dài hạn do dịch bệnh gây ra cho nền kinh tế.
  • Australia bơm hơn 5,5 tỷ USD vào hệ thống tài chính trong nước
    4 năm trước Đối ngoại
    (BKTO)- Ngày 13/3, Ngân hàng Dự trữ Australia (RBA - ngân hàng trung ương) đã bơm lượng tiền mặt lớn bất thường vào hệ thống tài chính trong nước, giữa lúc tình trạng bán tháo trên các thị trường tài chính toàn cầu do lo ngại dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19 đe dọa làm cạn kiệt thanh khoản và đẩy chi phí đi vay tăng cao.
  • Thị trường chứng khoán Mỹ hồi phục sau cơn "hoảng loạn"
    4 năm trước Đối ngoại
    (BKTO)- Ngày thứ Hai- 9/3 vừa qua được thị trường chứng khoán Mỹ coi là "ngày thứ 2 đen tối" với sự sụp đổ của giá dầu thô cùng sự bùng phát mạnh của dịch bệnh Covid-19 khiến giới đầu tư hoảng loạn, nhấn chìm chứng khoán toàn cầu. Tuy nhiên, với những động thái kịp thời của Chính phủ, trong phiên tiếp theo, phố Wall đã có sự hồi phục nhanh chóng.
  • Thủ tướng Hàn Quốc kêu gọi Quốc hội thông qua ngân sách bổ sung
    4 năm trước Đối ngoại
    (BKTO) - Thủ tướng Hàn Quốc Chung Sye-kyun ngày 11/3 đã nêu bật yêu cầu cấp bách để quyết liệt đối phó với các cú sốc kinh tế do dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 gây ra.
  • Italy có kế hoạch hỗ trợ các gia đình bị ảnh hưởng bởi Covid-19
    4 năm trước Đối ngoại
    (BKTO)- Chính phủ Italy có kế hoạch hỗ trợ tài chính cho các hộ gia đình bị ảnh hưởng bởi dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19, theo đó các hộ sẽ được miễn trừ tiền thế chấp mua nhà và một số khoản thanh toán thuế.
Giới đầu tư bán tháo, chứng khoán toàn cầu "đỏ lửa"