GS. Đặng Hữu: Chủ động hội nhập quốc tế về khoa học và công nghệ

(BKTO) - Hội nhập quốc tế về khoa học và công nghệ (KH&CN)được xác định là động lực góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và đưađất nước hội nhập quốc tế sâu rộng. Giáo sư, Viện sĩ Đặng Hữu - nguyên Bộ trưởngBộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường đã chia sẻ với Báo Kiểm toán về những triểnvọng và thách thức trong hội nhập quốc tế về KH&CN cũng như những tác động củaquá trình này tới tiến trình hội nhập quốc tế của đất nước...



Giáo sư Đặng Hữu Ảnh: PHỐ HIẾN

Là người theo sát KH&CN trong suốt chặng đường dài của đất nước, giáo sư trăn trở gì với sự phát triển của ngành, đặc biệt là trong bối cảnh đất nước đang hội nhập sâu rộng như hiện nay?

- Tôi nghĩ rằng người Việt Nam chúng ta rất thông minh và có tiềm năng. Trong suốt thời gian làm công tác giảng dạy cũng như quản lý, tôi thấy tuy chúng ta ít được đào tạo tốt trong thời chiến nhưng khi tiếp xúc với tri thức nước ngoài thì học rất nhanh. Trong kháng chiến, chúng ta có một số công trình khoa học không hề thua kém so với các nước ASEAN; còn vào những năm 1970, 1980, công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, khoa học cơ bản của Việt Nam hơn hẳn.Nhưng có điều, mô hình kinh tế của chúng ta chưa thuận lợi cho ứng dụng khoa học. Nhiều giống mới chúng ta nghiên cứu ra như: phong lan, khoai tây, lúa… rồi chỉ đi hô hào nông dân làm thế này thế kia, nhưng làm ra không có thị trường lại bỏ đấy. Trong khi đó, ở Thái Lan, nghiên cứu xong thì có DN làm. DN ký kết và hướng dẫn nông dân trồng theo kỹ thuật của họ… rồi mua lại sản phẩm, làm thành dây chuyền sản xuất theo cơ chế thị trường nên phát triển rất nhanh.

Sau công cuộc đổi mới cho đến nay, trong điều kiện nền kinh tế còn nhiều khó khăn, việc đầu tư vào nghiên cứu và đổi mới công nghệ bị hạn chế khiến cho các sản phẩm KH&CN vẫn bị tụt hậu so với thế giới, làm giảm năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực này. Chưa kể, chúng ta vẫn thiếu cơ chế quản lý khoa học nhất là cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm; trọng dụng, đãi ngộ nhân tài còn nhiều hạn chế. Hiện nay, Việt Nam đang tích cực, chủ động mở rộng các mối quan hệ thông qua việc ký kết các hiệp định, thỏa thuận hợp tác về KH&CN, tích cực tham gia trong các diễn đàn hợp tác KH&CN đa phương (ASEAN, APEC…). Và ở góc độ nào đó, trong các mối quan hệ này đang có chiều hướng đổi từ “thụ động” sang “chủ động” hơn.

Vậy theo giáo sư, tồn tại yếu kém có thể nhận thấy rõ nhất trong lĩnh vực KH&CN hiện nay là gì?

- Tồn tại thấy rõ nhất hiện nay trong lĩnh vực KH&CN phải kể đến là nghiên cứu khoa học (NCKH). NCKH còn nặng cơ chế xin cho và không theo một quy tắc thống nhất, mạnh ai nấy làm đang là thực trạng NCKH hiện nay. Người ta sao đi chép lại nội dung các đề tài NCKH là chuyện thường. Thậm chí, còn có tình trạng giảng viên, người làm khoa học cắt nhỏ công trình NCKH thành những tiểu luận, khoá luận rồi giao cho sinh viên, học viên thực hiện, sau đó tổng hợp lại thành công trình NCKH của mình. Lại có người xem NCKH như những dự án nên chỉ chú trọng tới số tiền thu hơn là giá trị ứng dụng thực tiễn trong cuộc sống. Chính những sự bất cập này không chỉ gây lãng phí kinh phí của Nhà nước không biết bao nhiêu tỷ đồng mỗi năm mà còn tạo ra là những kẽ hở để cho không ít người dùng các đề tài NCKH để mua - bán, xin và cho. Những công trình NCKH bị cất vào tủ kính không phải là lỗi của một bộ phận mà là của cả một cơ chế. Cơ chế xét duyệt, cơ chế thực hiện, cơ chế quản lý, nghiệm thu. Chỉ một khâu trong đó bị lỗi cũng sẽ cho ra lò những sản phẩm thô kệch, không có giá trị thực tiễn. Để thay đổi được điều này trong thời gian ngắn là quá khó nhưng không phải không làm được.

Trong bối cảnh hội nhập sâu rộng về KH&CN, chúng ta cần phải làm gì để khắc phục những yếu kém trên, đồng thời tranh thủ những lợi thế từ hợp tác nước ngoài, chuyển giao công nghệ, thưa giáo sư?

- Hội nhập quốc tế, đồng nghĩa với việc KH&CN phải đi đầu, phải thực sự trở thành quốc sách. Để làm được điều này, cần thiết phải ưu tiên, tập trung đầu tư trước một bước cho KH&CN, đồng thời đổi mới mạnh mẽ, đồng bộ cơ chế quản lý KH&CN, nhất là cơ chế tài chính nhằm giải phóng năng lực sáng tạo của nhà khoa học, đưa nhanh tiến bộ KH&CN vào sản xuất và đời sống.Giải pháp đưa ra là tăng cường liên kết giữa các tổ chức KH&CN với DN; liên kết 4 nhà: Nhà nước, nhà khoa học, DN và nhà nông.

Ngoài những yêu cầu nêu trên, chúng ta cần phải đẩy mạnh đặt hàng hợp tác nghiên cứu với nước ngoài. Thông qua những dự án nghiên cứu hợp tác, chúng ta sẽ tranh thủ được “giá trị gia tăng” từ hợp tác quốc tế như bí quyết công nghệ và chuyển giao công nghệ. Việc đẩy mạnh đặt hàng nghiên cứu sẽ giúp tối ưu được việc sử dụng nguồn lực trong nước, đồng thời tranh thủ sự hỗ trợ tối đa của đối tác nước ngoài trong việc triển khai các nội dung trong chương trình. Ngoài ra, việc đặt hàng hợp tác nghiên cứu sẽ tạo thêm nguồn kinh phí để ứng dụng nghiên cứu vào thực tiễn, trong bối cảnh kinh phí dành cho khâu ứng dụng theo ngân sách cấp đang rất hạn hẹp. Sự liên kết giữa các chương trình trọng điểm cấp Nhà nước với các chương trình/dự án hợp tác với nước ngoài cần phải được tăng cường hơn nữa. Trong đó, tăng cường hợp tác quốc tế về khoa học, công nghệ cao phải là hướng ưu tiên trong hội nhập quốc tế về KH&CN.

Xin trân trọng cảm ơn giáo sư!

NGUYỄN LỘC (Thực hiện)
Cùng chuyên mục
  • Chương trình Thương hiệu Quốc gia: Mở rộng cơ hội cho doanh nghiệp nhỏ và vừa
    8 năm trước Doanh nghiệp
    (BKTO) - Thay vì chỉ tập trung hỗ trợ phát triển, xây dựng Thương hiệu Quốc giacho các doanh nghiệp (DN) lớn, một bước tiến mới về tư duy trong tổ chức vàthực hiện Chương trình Thương hiệu Quốc gia (THQG) từ năm 2016 trở đi là dànhcơ hội cho cả các DN nhỏ và vừa. Điều này đã được thể hiện qua Diễn đàn Thươnghiệu Việt Namlần thứ 9 với chủ đề “Chương trình THQG - Cơ hội cho các doanh nghiệp nhỏ vàvừa” vừa được tổ chức tại Hà Nội cuối tuần qua.
  • Kiểm toán chuyên đề “Đề án tái cơ cấu DNNN giai đoạn 2011-2015”
    8 năm trước Doanh nghiệp
    (BKTO)- Nhằm mục tiêu ưu tiên kiểm toán việcthực hiện các chính sách, chế độ,chương trình và dự án trong cả giai đoạn2011-2015, đặc biệt là các chương trình, dự án liên quan trực tiếp đến tái cơcấu nền kinh tế, năm 2016, KTNN tiếptục thực hiện cuộc kiểm toán chuyên đề “Đề án tái cơ cấu DNNNgiai đoạn 2011-2015”. Đây là một trong các cuộc kiểm toán hoạt động quy mô lớnđược KTNN chú trọng triển khai từ năm 2015.
  • Áp dụng Kế hoạch kiểm toán mẫu:  Bước tiến mới trong hoạt động  kiểm toán ngân hàng
    8 năm trước Doanh nghiệp
    (BKTO) - “Tôi đánh giá cao sự cố gắng, nỗ lực của các đồng chí trong đổi mới việc xây dựng Kế hoạch kiểm toán (KHKT). Đổi mới là gian nan, vất vả đòi hỏi toàn đơn vị phải kiên trì, nỗ lực, đồng tâm hiệp lực hơn nữa” - Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước Đoàn Xuân Tiên nhấn mạnh tại Hội nghị tổng kết việc áp dụng KHKT mẫu các ngân hàng thương mại (NHTM) năm 2015 do KTNN chuyên ngành VII tổ chức tại Hà Nội, ngày 29/02. Tham dự Hội nghị có đại diện một số đơn vị trực thuộc KTNN và toàn thể cán bộ, kiểm toán viên (KTV) KTNN chuyên ngành VII.
  • Xuất khẩu lao động năm 2016: “Đích ngắm” vẫn là những thị trường truyền thống
    8 năm trước Doanh nghiệp
    (BKTO) - Năm 2015 là năm thứ hai liên tiếp Việt Nam đưatrên 100 nghìn người đi xuất khẩu lao động (XKLĐ). Đâylà cơ sở để ngành Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) tiếp tục tập trung đẩy mạnh hoạt động XKLĐ trong năm 2016 với “đíchngắm” vẫn là các thị trường truyền thống có khả năngmang lại thu nhập cao, đảm bảo an toàn cho người lao động.
  • Chuyển động từ vùng đất "9 rồng"
    8 năm trước Doanh nghiệp
    (BKTO) - Ngày 06/10/2015,Tổng Kiểm toán Nhà nước đã ban hành “Kế hoạch hành động thực hiện vai trò Chủtịch và thành viên Ban Điều hành ASOSAI giai đoạn 2015-2024 của KTNN” (Kế hoạchhành động ASOSAI). Đây là Kế hoạch hành động mang tính chiến lược; vừa đặt ramột cách đầy đủ, toàn diện những yêu cầu cấp bách trước mắt, vừa có tính dàihạn cho KTNN trong việc tăng cường năng lực hội nhập quốc tế nhằm hoàn thànhtốt vai trò trong ASOSAI và các tổ chức quốc tế mà KTNN là thành viên.
GS. Đặng Hữu: Chủ động hội nhập quốc tế về khoa học và công nghệ