Xuất khẩu lao động năm 2016: “Đích ngắm” vẫn là những thị trường truyền thống

(BKTO) - Năm 2015 là năm thứ hai liên tiếp Việt Nam đưatrên 100 nghìn người đi xuất khẩu lao động (XKLĐ). Đâylà cơ sở để ngành Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) tiếp tục tập trung đẩy mạnh hoạt động XKLĐ trong năm 2016 với “đíchngắm” vẫn là các thị trường truyền thống có khả năngmang lại thu nhập cao, đảm bảo an toàn cho người lao động.




DN XKLĐ đang hướng người lao động đến với những lĩnh vực đòi hỏi trình độ cao như y tá, điều dưỡng... Ảnh: TK

XKLĐ góp phần giải quyết việc làm cho người lao động

Một trong những kết quả góp phần vào thành tựu nổi bật của ngành LĐ-TB&XH 5 năm qua (2011-2015) chính là việc lao động đi làm việc ở nước ngoài tăng mạnh với chất lượng ngày càng cao. Nếu như năm 2011 số người đi XKLĐ là 80,3 nghìn người thì đến năm 2014 lần đầu tiên, số lao động đi làm việc ở nước ngoài vượt mốc trên 100 nghìn người và đến năm 2015 số người đi XKLĐ là trên 115 nghìn người, đạt 127,8% kế hoạch, tăng 8,5% so với năm 2014. Năm 2015 cũng là năm có số lượng người đi XKLĐ cao nhất từ trước đến nay. Đáng lưu ý, một số thị trường XKLĐ với mức tăng trưởng cao tiếp tục được củng cố và phát triển, trong đó Đài Loan và Nhật Bản vẫn là 2 thị trường tiếp nhận lao động Việt Namnhiều nhất (Đài Loan là trên 67 nghìn người, chiếm 57,87% và Nhật Bản khoảng 27 nghìn người, chiếm 23,23%). Cùng với đó, chất lượng nguồn lao động đưa đi làm việc ở nước ngoài từng bước được nâng cao. Hoạt động XKLĐ của các DN Việt Nam đã bước đầu hướng người lao động đến những lĩnh vực, ngành nghề mới đòi hỏi trình độ, tay nghề cao như y tá, điều dưỡng đi làm việc tại Nhật Bản và Cộng hòa Liên bang Đức (CHLB). Kết quả này đã góp phần giải quyết tốt nhu cầu việc làm cho người lao động.

Theo ông Nguyễn Ngọc Quỳnh - Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐ-TB&XH), thành công trên là kết quả của việc tập trung triển khai nhiều giải pháp thúc đẩy vào các thị trường chủ lực như: chấn chỉnh hoạt động đưa thực tập sinh sang Nhật Bản, xử phạt các DN vi phạm các quy định về XKLĐ và thực hiện lộ trình giảm phí cho người lao động đi Đài Loan… Ngoài ra, việc Đài Loan và Nhật Bản gia tăng nhu cầu tiếp nhận lao động Việt Nam cũng là yếu tố thuận lợi, tạo điều kiện cho Việt Nam đưa được nhiều người đi XKLĐ. Đơn cử, việc tiếp nhận lại lao động giúp việc gia đìnhvà thuyền viên tàucá gần bờ sau 10 năm gián đoạn từ phía Đài Loan đã góp phần giúp gia tăng lao động Việt Nam sang thị trường này.

Bên cạnh đó, năm 2015, Việt Nam đã có nhiều cố gắng, nỗ lực trong việc ký kết các hiệp định, thỏa thuận hợp tác về lao động với nhiều nước, tạo thêm những cơ hội mới cho lao động Việt Nam đi XKLĐ, đồng thời bảo vệ lợi ích hợp pháp của lao động khi làm việc ở nước ngoài. Điển hình là Bản ghi nhớ về hợp tác lao động và Thỏa thuận về phái cử và tiếp nhận lao động giữa Việt Nam và Thái Lan, Bản ghi nhớ về tuyển dụng và sử dụng lao động giữa Việt Nam và Malaysia với các điều kiện chặt chẽ giúp bảo vệ tốt hơn quyền lợi hợp pháp của lao động Việt Nam làm việc tại nước này…

Phấn đấu đưa 100 nghìn người đi XKLĐ năm 2016

Với những bản ghi nhớ và thỏa thuận hợp tác lao động trên, nhiều chuyên gia cho rằng, mục tiêu đưa trên 100 nghìn người đi XKLĐ của Việt Nam trong năm 2016 là hoàn toàn có cơ sở. Để thực hiện, ngành LĐ-TB&XH tiếp tục tập trung phát triển các thị trường trọng điểm đã và đang nhận nhiều lao động Việt Nam như Đài Loan, Nhật Bản, CHLB Đức... Theo Cục Quản lý lao động ngoài nước, năm 2016 sẽ có thêm chương trình thực tập sinh ngành điều dưỡng với mục tiêu tăng số lượng lao động vào thị trường Nhật Bản lên 30.000 người. Trong năm nay, Việt Nam sẽ mở rộng cung ứng loại hình lao động giúp việc gia đình, chăm sóc người bệnh tại nhà và thuyền viên tàu cá gần bờ sang Đài Loan. Hiện có trên 50 DN được phía Đài Loan cho phép cung ứng đối tượng lao động này. Từ năm 2016, Bộ Lao động và Kinh tế Đức chấp thuận mở rộng chương trình đưa điều dưỡng viên sang học tập và làm việc trong các cơ sở y tế, bệnh viện tại CHLB Đức. Trước đó, năm 2015 đã có 100 điều dưỡng viên xuất cảnh sang CHLB Đức, được phía Đức đánh giá cao. Bên cạnh đó, thỏa thuận hợp đồng lao động giữa Việt Nam và Thái Lan dự kiến được thực hiện trong quý I/2016và việc Chính phủ Thái Lan cho phép hợp pháp hóa đối với lao động tự docủa Việt Nam hứa hẹn mở ra nhiều cơ hội việc làm cho lao động Việt Nam tại thị trường này.

Ngoài ra, để có thể cán đích mục tiêu XKLĐ đặt ra từ đầu năm, ngành LĐ-TB&XH còn chủ trương khuyến khích các DN XKLĐ mở rộng thêm một số thị trường mới, nhất là các thị trường có thu nhập cao nhưng phải đảm bảo an toàn cho người lao động; đồng thời tiếp tục thực hiện các chương trình, dự ánhỗ trợ lao động đi làm việc ở nước ngoài; sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách của Đề án Hỗ trợ các huyện nghèo đẩy mạnh XKLĐ nhằm giải quyết việc làm cho người lao động, góp phần giảm nghèo nhanh, bền vững giai đoạn 2009-2020.
ĐỨC THÀNH
Cùng chuyên mục
  • Chuyển động từ vùng đất "9 rồng"
    8 năm trước Doanh nghiệp
    (BKTO) - Ngày 06/10/2015,Tổng Kiểm toán Nhà nước đã ban hành “Kế hoạch hành động thực hiện vai trò Chủtịch và thành viên Ban Điều hành ASOSAI giai đoạn 2015-2024 của KTNN” (Kế hoạchhành động ASOSAI). Đây là Kế hoạch hành động mang tính chiến lược; vừa đặt ramột cách đầy đủ, toàn diện những yêu cầu cấp bách trước mắt, vừa có tính dàihạn cho KTNN trong việc tăng cường năng lực hội nhập quốc tế nhằm hoàn thànhtốt vai trò trong ASOSAI và các tổ chức quốc tế mà KTNN là thành viên.
  • KTNN đã hỗ trợ tích cực ngành giao thông phát triển bền vững
    8 năm trước Doanh nghiệp
    (BKTO) - “Chỉ xét riêng việcquảnlý tài chính, tài sản công, muốn tránh trước các hậu quả thường rất khó lường,thì chức năng kiểm tra, kiểm soát phải luôn được thực hiện bằng 2 hình thức“nội kiểm” và “ngoại kiểm”. Trong các hình thức “ngoại kiểm” thì kiểm toán củaKTNN là quan trọng nhất, bởi đây là hoạt động có tính chuyên nghiệp rất cao vàcó cơ chế loại bỏ sai sót chủ quan đáng tin hơn cả” - Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh LaThăng đã chiasẻ với phóng viên Báo Kiểm toán như vậy nhân dịp đầu Xuân Bính Thân 2016.
  • Việt Nam gia nhập thị trường lao động ASEAN:  “Nước đã đến chân”
    8 năm trước Doanh nghiệp
    (BKTO) - Một trong những lĩnh vực chịu tác động mạnh mẽ sau khi Cộng đồng kinh tếASEAN (AEC) chính thức được thiết lậpvào ngày 31/12/2015 là thị trường lao động. “Nước đã đến chân” và ngay lúc này,Việt Namcần phải nhận diện rõ hơn cơ hội, thách thức để lựa chọn con đường phù hợp gianhập vào thị trường lao động khu vực. Vấn đề này một lần nữa trở thành đề tàinóng, thu hút sự quan tâm của các chuyên gia, các DN cũng như các nhà hoạchđịnh chính sách những ngày gần đây.
  • Thủy sản trước hội nhập:  Nhiều triển vọng, lắm gian nan
    8 năm trước Doanh nghiệp
    (BKTO) - Năm 2016 là năm hàng loạt các Hiệp định thươngmại tự do (FTA) giữa Việt Nam và các đối tác sẽ có hiệu lực. Điều này hứa hẹnmở ra nhiều cơ hội lớn cho các mặt hàng xuất khẩu của nước ta, trong có có thủysản. Tuy nhiên, hội nhập sâu rộng cũng đòi hỏi ngành thủy sản cần có sự chuẩnbị kỹ lưỡng để chiến thắng trong “sân chơi” lớn này.
Xuất khẩu lao động năm 2016: “Đích ngắm” vẫn là những thị trường truyền thống