Hà Nội cấm xe máy vào năm 2030: Còn nhiều ý kiến trái chiều

(BKTO) - HĐND TP. Hà Nội vừa thông qua Đề án “Tăng cường quản lý phương tiện giao thông, giảm ùn tắc và ô nhiễm môi trường trên địa bàn TP. Hà Nội giai đoạn 2017-2020, tầm nhìn 2030”, trong đó đặt ra mục tiêu, từ nay đến năm 2030, Hà Nội sẽ giảm dần và tiến tới loại bỏ phương tiện xe máy tại nội thành. Mặc dù Đề án đã được thông qua song vẫn còn nhiều ý kiến trái chiều về chủ trương này.



Lý giải cho việc thông qua Đề án trên, Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội chỉ rõ, tốc độ tăng phương tiện giao thông hiện rất lớn (10%/năm với ô tô); trong khi đó, kết cấu hạ tầng đường bộ chỉ tăng 3 - 4%/năm, quỹ đất dành cho giao thông hằng năm tăng chưa đến 1%. Rõ ràng, hạ tầng giao thông chưa tương xứng với sự phát triển phương tiện, dẫn đến ùn tắc giao thông ngày càng gia tăng. Đặc biệt, tình trạng ô nhiễm môi trường đáng báo động với khí thải của phương tiện giao thông chiếm đến 70%. Do đó, việc giảm dần và tiến tới cấm xe máy vào nội thành là để khắc phục tình trạng ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường.

Tuy nhiên, bà Trần Thị Kim Ðăng (Trường Đại học GTVT Hà Nội) nêu quan điểm, việc cấm xe máy hoạt động ở khu vực nội đô sẽ rất khó thực hiện. Xét về mặt lý thuyết, cấm xe máy phải có giao thông công cộng để thay thế. Nhưng hiện nay, phương tiện công cộng còn hạn chế, các điểm nút giao thông công cộng, nhà chờ xe buýt phân bố rất xa nơi dân ở. Trong khi đó, người dân chưa có thói quen đi bộ với khoảng cách xa.

Bên cạnh những ý kiến còn băn khoăn, không ít chuyên gia bày tỏ sự đồng tình với chủ trương của HĐND TP. Hà Nội. Chuyên gia cao cấp Bộ GTVT Hà Ngọc Trường cho rằng, xây dựng lộ trình để giảm xe máy và tiến tới cấm hẳn phương tiện này vào nội đô là rất cần thiết, bởi khi chuyển đổi sang các phương tiện giao thông khác như: xe buýt, tàu điện ngầm hay xe điện, giao thông ở Hà Nội mới thông thoáng, hiện đại và không bị ùn tắc.

Tương tự, Trưởng bộ môn Quy hoạch và Quản lý GTVT (Đại học GTVT Hà Nội), TS. Đinh Thị Thanh Bình nhận định, cứ để xe máy, ô tô tăng tự nhiên như hiện nay, chỉ 7 - 8 năm nữa, Hà Nội sẽ không còn đường để đi.

Hơn nữa, theo các chuyên gia, việc chuyển đổi này đã được nhiều nước thực hiện thành công như: Trung Quốc, Hàn Quốc, Singapore... “Nhiều nước trong khu vực như Myanmar, Indonesia hay Trung Quốc chỉ đưa ra lộ trình từ 5 - 10 năm để cấm xe máy. Còn tại Việt Nam, người dân Hà Nội có 13 năm để thay đổi thói quen đi lại, khi có được cơ sở hạ tầng tốt thì sẽ dừng hoạt động của xe máy” - Giám đốc Sở GTVT Hà Nội Vũ Văn Viện phân tích.

Tuy nhiên, chủ trương này sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống của hàng triệu người dân phải đi lại, làm ăn bằng phương tiện xe máy. Bởi vậy, Hà Nội cần có những giải pháp đồng bộ, bắt đầu từ việc quy hoạch lại hệ thống giao thông. “Chính quyền Hà Nội nên sử dụng các biện pháp hành chính, kinh tế để hạn chế xe cá nhân, nhưng vẫn tạo thuận lợi cho người dân đi lại. Nếu Hà Nội nâng cao chất lượng vận tải hành khách công cộng, đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân thì việc hạn chế phương tiện cá nhân mới khả thi” - TS. Đàm Thị Thanh Bình khuyến nghị.

Được biết, để có thể biến chủ trương trên thành hiện thực, trong thời gian tới, TP. Hà Nội sẽ phát triển giao thông công cộng và giảm dần phương tiện giao thông cá nhân trên một số tuyến đường. Hiện nay, Hà Nội đang tập trung xây dựng theo quy hoạch 8 tuyến đường sắt đô thị; đầu tư các tuyến xe buýt nhanh (BRT); xây dựng đề án mở rộng mạng lưới, nâng cao chất lượng xe buýt tạo điều kiện để người dân tiếp cận với xe buýt thuận tiện hơn; phát triển mạng lưới điểm đỗ, các điểm giao thông tĩnh để phục vụ kết nối giao thông cá nhân với phương tiện giao thông công cộng...

LÊ HÒA
Theo tuần Báo ra ngày 20-7-2017
Cùng chuyên mục
  • Cựu chiến binh Đinh Văn Hòa:  “Chiến trường không chỉ có bom đạn!”
    7 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Chiến tranh đã lùi xa gần nửa thế kỷ, nhưng cựu chiến binh Đinh Văn Hòa (82 tuổi) - Phó Trưởng Ban liên lạc cựu chiến binh Sư đoàn 304 tỉnh Hà Nam - vẫn còn nhớ như in những trận đánh đầy khói lửa tại chiến trường Quảng Trị. Nhận lời mời của phóng viên Báo Kiểm toán, ông đã dành thời gian chia sẻ những ký ức khó phai, đúng dịp cả nước đang tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa hướng đến kỷ niệm 70 năm ngày Thương binh - Liệt sĩ.
  • Chính sách, pháp luật về ưu đãi người có công:  Cần được sửa đổi, bổ sung  và hoàn thiện
    7 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Những năm qua, việc nghiên cứu, hoàn thiện chính sách, pháp luật về ưu đãi người có công luôn được Đảng, Nhà nước ta quan tâm, chú trọng. Minh chứng là, trong 10 năm trở lại đây, có trên 100 văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến chế độ ưu đãi người có công được ban hành. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy, hệ thống chính sách, pháp luật này vẫn bộc lộ những hạn chế, thiếu sót, chưa bao quát tất cả các đối tượng ưu đãi.
  • Phát triển vật liệu xây dựng không nung để bảo vệ môi trường
    7 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Sản xuất và sử dụng vật liệu xây dựng không nung (VLXDKN) là một trong những bước cần thiết để hướng tới mục tiêu phát triển bền vững của Việt Nam. Sau 6 năm triển khai, bên cạnh những thành công nhất định, việc thực hiện chương trình phát triển VLXDKN vẫn còn nhiều trở ngại.
  • Bảo tồn di sản kiến trúc đô thị:  Rất cần tiếng nói từ cộng đồng
    7 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Tiếng nói của cộng đồng đang ngày càng đóng vai trò quan trọng trong công tác bảo tồn di sản - ý kiến trên được TS. Nguyễn Thị Hậu - nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển TP. HCM - đưa ra khi trao đổi với Báo Kiểm toán bên lề Tọa đàm “Bảo tồn di sản đô thị trong quá trình hiện đại hóa” diễn ra mới đây tại Hà Nội.
  • Chấn chỉnh công tác mua sắm, quản lý trang thiết bị y tế
    7 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Tại Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIV vừa qua, vấn đề quản lý mua sắm, sử dụng trang thiết bị y tế đã trở thành đề tài “nóng” thu hút sự quan tâm của dư luận và của đại biểu Quốc hội, khi KTNN chỉ ra những tồn tại trong công tác quản lý, mua sắm, sử dụng trang thiết bị y tế. Nhiều đại biểu Quốc hội đã chất vấn Bộ trưởng Bộ Y tế nhằm làm rõ nguyên nhân, trách nhiệm của ngành cũng như có các giải pháp hiệu quả để chấn chỉnh những tồn tại, bất cập này.
Hà Nội cấm xe máy vào năm 2030: Còn nhiều ý kiến trái chiều