Ảnh minh họa. Ảnh: tuyengiao.vn |
Theo đó, phạm vi hỗ trợ kinh phí các chính sách an sinh xã hội do Trung ương ban hành giai đoạn 2022-2025 gồm:
Kinh phí phát sinh tăng thêm theo tiêu chí chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021-2025 và kinh phí thực hiện một số chính sách khuyến khích, hỗ trợ khai thác, nuôi trồng hải sản và dịch vụ khai thác hải sản trên các vùng biển xa.
Kinh phí phát sinh tăng thêm thực hiện các chính sách an sinh xã hội do Trung ương ban hành và có hiệu lực thi hành sau thời điểm Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 01/2021/UBTVQH (sau ngày 01/9/2021); trường hợp, các chính sách an sinh xã hội do Trung ương ban hành có quy định cụ thể cơ chế hỗ trợ từ NSTƯ cho NSĐP thì thực hiện theo quy định đó.
Về nguyên tắc hỗ trợ có mục tiêu từ NSTƯ cho NSĐP thực hiện các chính sách an sinh xã hội do Trung ương ban hành giai đoạn 2022-2025, NSTƯ hỗ trợ có mục tiêu cho NSĐP được thực hiện trên cơ sở khả năng cân đối NSTƯ và khả năng cân đối ngân sách từng địa phương. Đồng thời, các địa phương trong quá trình triển khai thực hiện dự toán ngân sách phấn đấu tăng thu, tiết kiệm chi NSĐP và các nguồn tài chính hợp pháp khác để thực hiện các chính sách an sinh xã hội.
Theo đó, NSTƯ hỗ trợ tối đa: 100% nhu cầu kinh phí tăng thêm cho các địa phương nhận bổ sung cân đối ngân sách từ NSTƯ. 80% nhu cầu kinh phí tăng thêm cho các địa phương có tỷ lệ điều tiết các khoản thu phân chia về NSTƯ từ 20% trở xuống (*).
50% nhu cầu kinh phí tăng thêm cho các địa phương có tỷ lệ điều tiết các khoản thu phân chia về NSTƯ từ trên 20% đến 60% (**). Các địa phương còn lại do NSĐP đảm bảo. Trường hợp cần thiết, Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Cơ sở xác định địa phương nhận bổ sung cân đối ngân sách từ NSTƯ, địa phương có tỷ lệ điều tiết các khoản thu phân chia về NSTƯ: Năm 2022, xác định theo dự toán năm 2022 đã được Quốc hội quyết định; giai đoạn 2023-2025, xác định theo dự toán năm 2023 được Quốc hội quyết định.
Đối với các địa phương quy định tại (*), (**) nêu trên phải sử dụng NSĐP để đảm bảo một phần nhu cầu kinh phí thực hiện các chính sách an sinh xã hội do Trung ương ban hành theo quy định: Sau khi địa phương đã sử dụng 50% dự toán dự phòng NSĐP được Thủ tướng Chính phủ giao và 70% Quỹ dự trữ tài chính cấp tỉnh mà vẫn còn thiếu nguồn, NSTƯ bổ sung thêm phần chênh lệch thiếu.
Trường hợp trong điều hành, theo quy định của cơ quan có thẩm quyền, các địa phương phải huy động 50% dự toán dự phòng NSĐP được Thủ tướng Chính phủ giao và 70% Quỹ dự trữ tài chính cấp tỉnh để bù đắp giảm thu cân đối NSĐP (không kể giảm thu tiền sử dụng đất, thu xổ số kiết thiết, thu cổ phần hóa và thoái vốn DNNN do địa phương quản lý - nếu có) hoặc huy động để thực hiện các nhiệm vụ chi đột xuất theo quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ (như phòng, chống dịch bệnh).
Bộ Tài chính xác định cụ thể để giảm trừ phần địa phương đã sử dụng các nguồn dự phòng và dự trữ tài chính nhằm bù giảm thu cân đối NSĐP và các nhiệm vụ chi đột xuất theo quy định khi xác định mức địa phương có thể huy động tiếp từ nguồn dự phòng và dự trữ tài chính của địa phương để thực hiện các chính sách an sinh xã hội do Trung ương ban hành giai đoạn 2022-2025 (nếu có)./.
HỒNG NHUNG