Hỗ trợ sinh kế cho 50.000 nông dân chịu ảnh hưởng của đại dịch

(BKTO) - Khoản vay lên tới 100 triệu USD sẽ giúp hơn 50.000 nông dân canh tác nhỏ tại một số nước, trong đó có Việt Nam, phục hồi sản xuất sau đại dịch và duy trì sinh kế.



                
   

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

   

Ngày 07/4, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) và Công ty Louis Dreyfus B.V. (LDC) đã ký khoản vay lên tới 100 triệu USD để giúp các nông dân canh tác nhỏ phục hồi sản xuất sau đại dịch Covid-19 và nâng cao khả năng chống chịu trước những tác động của biến đổi khí hậu.

Khoản vay sẽ hỗ trợ các hoạt động của LDC tại Ấn Độ, Indonesia, Pakistan, Thái Lan và Việt Nam bằng cách tài trợ tồn kho cà phê, bông và gạo cho hơn 50.000 nông dân sản xuất nhỏ trên khắp các quốc gia này. Điều này sẽ giúp bảo đảm duy trì chuỗi cung ứng thực phẩm và thu nhập đáng tin cậy cho nông dân sản xuất nhỏ, đồng thời bù đắp tác động của việc gián đoạn chuỗi cung ứng do đại dịch.

Phó Chủ tịch chuyên trách Nghiệp vụ khu vực tư nhân và Quan hệ đối tác công - tư của ADB, ông Ashok Lavasa, chia sẻ: “Người nông dân sản xuất nhỏ, vốn đã dễ bị tổn thương trước biến đổi khí hậu, đang đối mặt với những khó khăn ngày càng tăng do đại dịch, dẫn đến mất thu nhập, lãng phí cây trồng và lương thực cũng như gián đoạn chuỗi cung ứng. Hỗ trợ của ADB sẽ giúp bảo đảm việc bao tiêu đáng tin cậy cho nông dân, cung cấp một phương thức trực tiếp để duy trì sinh kế và tài sản của họ, đồng thời cho phép họ đầu tư vào các phương pháp canh tác thích ứng khí hậu.”

Khoản hỗ trợ kỹ thuật (HTKT) đi kèm sẽ cung cấp các hoạt động đào tạo và xây dựng năng lực nhằm củng cố lợi ích của những phương thức canh tác nông nghiệp bền vững và thích ứng khí hậu cho nông dân trồng bông ở Ấn Độ và nông dân trồng cà phê ở Indonesia.

Hỗ trợ trong khuôn khổ HTKT dự kiến sẽ mang lại lợi ích cho khoảng 4.000 nông dân, đặc biệt là phụ nữ. Nguồn vốn HTKT bao gồm 205.000 USD từ Quỹ đặc biệt HTKT của ADB cho việc phục hồi từ Covid và 385.000 USD từ Quỹ Khí hậu chiến lược do ADB quản lý.

Giám đốc Thương mại và Trưởng bộ phận châu Á của LDC - ông James Zhou - cho biết: “Là một đơn vị kinh doanh và chế biến hàng nông sản hàng đầu, LDC cam kết trao quyền cho nông dân sản xuất nhỏ trong việc sử dụng các phương thức canh tác bền vững vì lợi ích của các thế hệ hiện tại và tương lai. Với những công cụ, kiến thức và sự hỗ trợ phù hợp, nông dân có thể cải thiện lâu dài sản lượng và sinh kế của mình trong khi vẫn bảo tồn được môi trường. Chúng tôi mong muốn được hợp tác với ADB để hướng tới mục tiêu quan trọng này.”/.

THÀNH ĐỨC
Cùng chuyên mục
  • Kinh tế Việt Nam: Triển vọng và thách thức
    2 năm trước Kinh tế
    (BKTO) - Kinh tế Việt Nam dự kiến phục hồi ở mức 6,5% trong năm nay và tăng trưởng mạnh mẽ hơn ở mức 6,7% vào năm 2023. Tuy vậy, các rủi ro, thách thức có thể sẽ cản trở đà phục hồi của nền kinh tế.
  • Kinh tế Hà Nội phục hồi rõ rệt
    2 năm trước Kinh tế
    (BKTO) - Quý I/2022, kinh tế Hà Nội phục hồi rõ rệt, các cân đối lớn được đảm bảo. Tổng sản phẩm trên địa bàn tăng 5,83%, gấp 1,16 lần cả nước (5,03%), bằng với kịch bản tăng trưởng (từ 5,7-6,2%) Thành phố đề ra.
  • Hoàn thành tiêm vaccine phòng Covid-19 cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi trong quý II
    2 năm trước Kinh tế
    (BKTO) - Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Y tế khẩn trương thực hiện các công việc cần thiết để hoàn thành việc tiêm vaccine phòng Covid-19 cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi trong quý II/2022.
  • Ghi nhận 49.124 ca nhiễm Covid-19 mới tại 61 tỉnh, thành phố
    2 năm trước Kinh tế
    (BKTO) – Theo Bản tin của Bộ Y tế, tính từ 16h ngày 05/4 đến 16h ngày 06/4, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19 ghi nhận 49.124 ca nhiễm mới, trong đó 0 ca nhập cảnh và 49.124 ca ghi nhận trong nước (giảm 5.871 ca so với ngày trước đó) tại 61 tỉnh, thành phố (có 35.177 ca trong cộng đồng).
  • Infographic - Chỉ số giá tiêu dùng tháng 3/2022 tăng 0,7% so với tháng trước
    2 năm trước Kinh tế
    (BKTO) - Giá xăng dầu, giá gas tăng theo giá nhiên liệu thế giới; giá nhà ở thuê tăng trở lại sau khi dịch Covid-19 được kiểm soát; giá hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng thiết yếu tăng theo giá nguyên liệu đầu vào và giá xăng dầu là nguyên nhân chính làm chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 3/2022 tăng 0,7% so với tháng trước. Đây mức tăng CPI tháng 3 cao nhất kể từ năm 2012.
Hỗ trợ sinh kế cho 50.000 nông dân chịu ảnh hưởng của đại dịch