Hoàn thiện công cụ pháp lý quan trọng của KTNN

(BKTO)-Ngày 22/7, tạiHà Nội, KTNN đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác xây dựng dự án Luật KTNN (sửađổi) nhằm đánh giá lại quá trình tổ chức xây dựng Luật. Tham dự Hội nghị có nguyênTổng Kiểm toán nhà nước Đỗ Bình Dương; nguyên Tổng Kiểm toán nhà nước, TrưởngBan Kinh tế Trung ương Vương Đình Huệ; đại diện lãnh đạo Ủy ban Tài chính -Ngân sách và Ủy ban Pháp luật của Quốc hội. Về phía KTNN, dự và chủ trì Hội nghịcó Tổng Kiểm toán nhà nước Nguyễn Hữu Vạn; các Phó Tổng Kiểm toán nhà nước: CaoTấn Khổng, Nguyễn Quang Thành cùng các thành viên Ban soạn thảo, Tổ biên tập LuậtKTNN (sửa đổi) và đại diện lãnh đạo một số đơn vị trực thuộc KTNN.



Tổng Kiểm toán nhà nước Nguyễn Hữu Vạn trao tặng Bằng khen cho các cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác xây dựng Luật KTNN (sửa đổi) Ảnh: PHỐ HIẾN
Bước tiến quan trọng trong xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật về kinh tế, tài chính

Tổng kết, đánh giá toàn bộ quá trình xây dựng Luật KTNN (sửa đổi), tại Hội nghị, Phó Tổng Kiểm toán nhà nước Cao Tấn Khổng cho biết, từ năm 2011, cùng với việc xây dựng Đề án bổ sung địa vị pháp lý của KTNN trong Hiến pháp trình Quốc hội, KTNN đã đồng thời tiến hành tổng kết thi hành Luật KTNN năm 2005. Công tác tổng kết đã chỉ ra những tồn tại, bất cập của Luật KTNN, từ đó, đề xuất Ủy ban Thường vụ Quốc hội đưa dự án sửa đổi, bổ sung Luật KTNN vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội khóa XIII.

Thực hiện Nghị quyết số 20/2011/QH13 ngày 26/11/2011 của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã giao KTNN chủ trì xây dựng dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật KTNN và thành lập Ban soạn thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật KTNN, gồm 10 thành viên do Tổng Kiểm toán nhà nước làm Trưởng Ban. Giúp việc Ban soạn thảo là Tổ biên tập gồm 27 thành viên của các cơ quan, tổ chức, Bộ, ngành ở Trung ương và một số công chức có kinh nghiệm của KTNN.

Với quan điểm kế thừa những quy định còn phù hợp, khắc phục hạn chế của Luật hiện hành, bám sát thực tiễn của Việt Nam và tham khảo Luật KTNN các nước trên thế giới, KTNN đã rà soát từng chương, điều, khoản của Luật KTNN năm 2005. Trên cơ sở đó, Dự thảo Luật KTNN đã được xây dựng và tổ chức lấy ý kiến rộng rãi trong ngành; các Bộ, ngành, cơ quan, tổ chức ở Trung ương; HĐND, UBND và Đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh, thành phố; các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý trong và ngoài ngành... Các ý kiến góp ý về Luật KTNN (sửa đổi) đã được KTNN nghiêm túc nghiên cứu, tiếp thu.

Sau khi hoàn thiện, Dự án Luật KTNN (sửa đổi) đã được gửi xin ý kiến Chính phủ và trình Ủy ban Tài chính - Ngân sách Quốc hội thẩm tra theo quy định. Tiếp thu ý kiến của Chính phủ và của cơ quan thẩm tra, tháng 9/2014, KTNN đã hoàn thiện hồ sơ Dự án Luật trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XIII. Ngay sau kỳ họp, KTNN đã phối hợp với cơ quan thẩm tra nghiên cứu, tiếp thu, giải trình ý kiến của đại biểu Quốc hội; tổ chức khảo sát thực tế tại một số địa phương để hoàn thiện Dự án Luật trình quốc hội thông qua. Ngày 24/6/2015, kỳ họp thứ 9, Quốc hội khoá XIII đã biểu quyết thông qua dự án Luật KTNN (sửa đổi) với 434/438 đại biểu Quốc hội có mặt tán thành (đạt 99,1%).

Luật KTNN (sửa đổi) được ban hành là một bước tiến quan trọng trong việc xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật về kinh tế, tài chính, là công cụ pháp lý của KTNN để tăng cường kiểm tra, kiểm soát hoạt động quản lý, sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước; góp phần làm minh bạch và lành mạnh hoá nền tài chính quốc gia.

Khẩn trương triển khai đưa Luật vào cuộc sống

Phát biểu tại Hội nghị, Tổng Kiểm toán nhà nước Nguyễn Hữu Vạn trân trọng cảm ơn các cơ quan của Quốc hội, các Bộ, ngành Trung ương, đặc biệt là các tập thể, cá nhân, các đồng chí nguyên lãnh đạo KTNN đã luôn quan tâm, giúp đỡ, theo sát việc xây dựng Dự án Luật KTNN (sửa đổi); biểu dương các thành viên trong Ban soạn thảo, Tổ biên tập đã nỗ lực hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, góp phần xây dựng Dự án Luật trình Quốc hội đảm bảo chất lượng, đúng tiến độ.

Tổng Kiểm toán Nhà nước nhấn mạnh: Luật KTNN (sửa đổi) được thông qua là sự kiện trọng đại của KTNN tiếp theo sự kiện địa vị pháp lý của KTNN và Tổng Kiểm toán nhà nước được quy định trong Hiến pháp. Luật KTNN (sửa đổi) đã thể chế hóa những quy định về KTNN trong Hiến pháp, đồng thời, khắc phục những tồn tại, bất cập của Luật KTNN hiện hành, phù hợp với điều kiện của KTNN hiện tại cũng như trong thời gian tới; tạo tiền đề cho việc nâng cao chất lượng, hiệu quả, hiệu lực hoạt động KTNN.

Theo Tổng Kiểm toán nhà nước, để Luật KTNN sớm đi vào cuộc sống, KTNN đã đưa ra những lộ trình để thực hiện. Trước hết là tập trung vào công tác tuyên truyền, phổ biến Luật, nhất là những nội dung được sửa đổi, nội dung mới đến toàn thể công chức, viên chức và người lao động trong toàn ngành. Đồng thời, rà soát, ban hành hoặc trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành các văn bản quy định chi tiết thi hành được giao trong Luật. Cùng với đó, KTNN sẽ tập trung đổi mới về nội dung, phương pháp kiểm toán; tăng cường đội ngũ kiểm toán viên cả về số lượng và chất lượng nhằm nâng cao chất lượng các cuộc kiểm toán; nâng cao năng lực, vai trò của KTNN. Tổng Kiểm toán nhà nước bày tỏ mong muốn thời gian tới KTNN tiếp tục nhận được sự quan tâm, phối hợp, giúp đỡ của các cơ quan tổ chức, cá nhân trong triển khai thực hiện, đưa Luật KTNN vào thực tiễn cuộc sống.

Nhân dịp này, Tổng Kiểm toán nhà nước đã tặng Bằng khen cho các tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác xây dựng Dự án Luật KTNN (sửa đổi).

NGUYỄN HỒNG
Cùng chuyên mục
  • Lấp lỗ hổng chính sách về thuế Tiêu thụ đặc biệt
    9 năm trước Hoạt động của Ngành
    (BKTO)- Hàng năm, qua kiểm toán, KTNN đã kiến nghị xửlý tài chính hàng chục nghìn tỷ đồng góp phần tăng thu, giảm chi trực tiếp cho NSNN.Bên cạnh đó, KTNN còn kiến nghị sửa đổi nhiều cơ chế, chính sách góp phần giántiếp ngăn chặn việc thất thu cho ngânsách. Mới đây, KTNN đã kiến nghị truy thu đối với Tổng công ty cổ phần Bia - Rượu- Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) 408 tỷ đồng thuế Tiêu thụ đặc biệt (TTĐB)niên độ 2013 nộp NSNN, đồng thời kiến nghị các cơ quan chức năng nghiên cứu sửađổi chính sách đối với thuế TTĐB.
  • Xứng danh “Nghệ tinh - Tâm sáng”
    9 năm trước Hoạt động của Ngành
    (BKTO)- Tròn 20 nămcông tác tại KTNN, bà Trương Thị Việt Hương - Kiểm toán trưởng KTNN khu vực IV,luôn tâm niệm phải phấn đấu nỗ lực không ngừng để sẵn sàng hoàn thành tốt mọinhiệm vụ được giao, đúng với những tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp của ngườiKiểm toán viên nhà nước đã được đúc kết dễ hiểu và dễ nhớ: “Công minh - Chínhtrực - Nghệ tinh - Tâm sáng”.
  • Tập trung hoàn thiện dự thảo Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ KTNN lần thứ VI
    9 năm trước Hoạt động của Ngành
    (BKTO) - Ngày 22/7, tại trụ sở KTNN, Tiểu ban Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ KTNN lần thứ VI, nhiệm kỳ 2015-2020 tổ chức họp để thảo luận, cho ý kiến lần cuối về dự thảo Văn kiện trình Đại hội. Đồng chí Nguyễn Hữu Vạn - Ủy viên T.Ư Đảng, Bí thư Ban cán sự, Bí thư Đảng ủy, Tổng Kiểm toán nhà nước, Trưởng Tiểu ban Văn kiện chủ trì cuộc họp.
  • Những kết quả nổi bật của KTNN trong 6 tháng đầu năm 2015
    9 năm trước Hoạt động của Ngành
    (BKTO) - KTNN vừa tổ chức Hội nghị đánh giá công tác 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ công tác 6 tháng cuối năm 2015. Tham dự và chủ trì Hội nghị có Tổng Kiểm toán nhà nước Nguyễn Hữu Vạn, các Phó Tổng Kiểm toán nhà nước và lãnh đạo các đơn vị trực thuộc KTNN. Đánh giá về kết quả hoạt động trong 6 tháng đầu năm 2015, các đại biểu tham dự Hội nghị đều cho rằng, toàn ngành đã đạt được những thành tích nổi bật trên nhiều mặt công tác.
  • Dự án đầu tư xây dựng tuyến tránh TP.Nam Định từ thị trấn Mỹ Lộc đến Quốc lộ 10: Cải tạo hạ tầng giao thông, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
    9 năm trước Hoạt động của Ngành
    (BKTO) - Nhằm mục đích thông xe tránh ùn tắc, giảm tai nạn giao thông cho đoạn tuyến Quốc lộ 21 Nam Định - Phủ Lý, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Nam Định và các vùng lân cận, Dự án đầu tư xây dựng tuyến tránh TP.Nam Định từ thị trấn Mỹ Lộc đến Quốc lộ 10 đã được đầu tư theo hình thức BOT. Sau khi hoàn thành và đưa vào sử dụng, Dự án được đánh giá đã đạt mục đích đề ra.
Hoàn thiện công cụ pháp lý quan trọng của KTNN