Hoàn thiện Dự thảo Chiến lược phát triển KTNN gửi các cơ quan liên quan thẩm định, cho ý kiến

(BKTO)- Chiều 11/9, tại trụ sở KTNN, cuộc họp Ban chỉ đạo xây dựng Chiến lược phát triển KTNN giai đoạn 2020- 2030, tầm nhìn đến năm 2035 đã diễn ra dưới sự chủ trì của Tổng Kiểm toán Nhà nước Hồ Đức Phớc- Trưởng Ban chỉ đạo xây dựng Chiến lược. Cuộc họp tiến hành tham gia ý kiến hoàn thiện đối với Dự thảo Chiến lược (lần thứ 3), chuẩn bị trình các cơ quan liên quan thẩm định, cho ý kiến.



Tham dự cuộc họp có các Phó Trưởng ban, Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước: Đoàn Xuân Tiên, Vũ Văn Họa, Đặng Thế Vinh, Nguyễn Tuấn Anh và các thành viên Ban chỉ đạo.
                
   

Quang cảnh cuộc họp

   

Phát biểu định hướng tại cuộc họp, Tổng Kiểm toán Nhà nước Hồ Đức Phớc nêu rõ, tại cuộc họp lần này, Thường trực Ban chỉ đạo sẽ lắng nghe, tiếp thu những ý kiến để hoàn thiện dự thảo Chiến lược phát triển KTNN giai đoạn 2020- 2030, tầm nhìn đến năm 2035 và các hồ sơ có liên quan để trình các cơ quan của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến; tiếp tục hoàn thiện và trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, thông qua vào cuối năm nay. Trên cơ sở đó, dự kiến Chiến lược sẽ được triển khai thực hiện từ năm 2020, mở ra triển vọng phát triển lên tầm cao mới của KTNN trong tương lai.

Theo Tờ trình Chiến lược phát triển KTNN giai đoạn 2020- 2030, tầm nhìn đến năm 2035 do Phó Chánh Văn phòng KTNN Lê Tùng Lâm trình bày tại cuộc họp, tính đến ngày 10/9/2019, tất cả 7 Tiểu ban đã gửi báo cáo cho Thường trực Ban Chỉ đạo. Theo đó, một số nội dung đã được hoàn thiện hơn so với lần báo cáo trước, như: sự cần thiết xây dựng Chiến lược; Cơ sở pháp lý; Thực trạng thực hiện Chiến lược phát triển KTNN giai đoạn 2010- 2020; Mục tiêu cụ thể của Chiến lược phát triển KTNN giai đoạn 2020-2030, tầm nhìn đến năm 2035; những nội dung của Chiến lược và lộ trình thực hiện... Tờ trình cũng nêu cụ thể những nội dung xin ý kiến của Ban chỉ đạo.

Về sự cần thiết, Dự thảo nêu: Chiến lược không những có ý nghĩa quan trọng và cấp bách trong việc hoàn thiện và nâng cao hiệu lực hoạt động của Nhà nước pháp quyền XHCN, mà còn tạo cơ sở pháp lý quan trọng cho KTNN hoạch định các kế hoạch dài hạn, trung hạn và hằng năm, khắc phục những bất cập và hoàn thành tốt hơn chức năng, nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước giao. Trên tinh thần đó, dưới sự chủ trì của Tổng Kiểm toán Nhà nước, các đại biểu đã tích cực đóng góp ý kiến để tiếp tục hoàn thiện về các nội dung: mục tiêu cụ thể của Chiến lược; cơ cấu tổ chức bộ máy của KTNN và các đơn vị trực thuộc; biên chế của KTNN đến năm 2030; cơ cấu nguồn nhân lực, chất lượng nguồn nhân lực; mục tiêu nâng cao chất lượng kiểm toán thông qua các nội dung quy mô kiểm toán, loại hình kiểm toán, công nghệ và kỹ thuật kiểm toán, phương pháp kiểm toán…

Kết luận cuộc họp, Tổng Kiểm toán Nhà nước Hồ Đức Phớc đánh giá cao việc các Tiểu ban và Ban soạn thảo đã xây dựng bản Dự thảo Chiến lược tương đối toàn diện, cũng như đánh giá cao các ý kiến đóng góp hoàn thiện Dự thảo của các thành viên Ban chỉ đạo. Đồng thời với việc yêu cầu Ban soạn thảo nghiên cứu, tiếp thu ý kiến tham gia của các đại biểu, Tổng Kiểm toán Nhà nước cũng phân tích làm rõ thêm và chỉ đạo việc hoàn thiện đối với một số nội dung trọng tâm theo đề xuất, xin ý kiến của Thường trực Ban chỉ đạo và một số vấn đề được nhiều đại biểu quan tâm.
                
   

Tổng Kiểm toán Nhà nước Hồ Đức Phớc- Trưởng Ban chỉ đạo phát biểu kết luận cuộc họp

   

Tổng Kiểm toán Nhà nước nhấn mạnh: Chiến lược phát triển KTNN giai đoạn 2020-2030, tầm nhìn đến năm 2035 cần phải toát lên được tính chuyên nghiệp, tính hiện đại của KTNN, thể hiện KTNN là công cụ hữu hiệu, quyền năng của Nhà nước trong việc kiểm toán tài chính công, tài sản công.

Tin và ảnh: H.THOAN - N.LỘC
Cùng chuyên mục
  • Giải pháp vượt qua thách thức trong kiểm toán dự án đầu tư
    5 năm trước Hoạt động của Ngành
    (BKTO) - Đầu tư xây dựng là lĩnh vực quan trọng, giữ vai trò trọng yếu trong việc xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Thời gian qua, KTNN đã tập trung phát hiện những bất cập, hạn chế trong quản lý đầu tư xây dựng công trình đối với từng giai đoạn của quá trình đầu tư; chỉ rõ những sai phạm, khuyết điểm và trách nhiệm của các cơ quan có liên quan; đồng thời đi sâu phân tích, đánh giá tính kinh tế và hiệu quả đầu tư của các dự án. Tuy nhiên, do hoạt động kiểm toán thực hiện trên cơ sở xác định trọng yếu và đánh giá rủi ro (tức là chấp nhận mức độ rủi ro ở ngưỡng hợp lý) nên việc kiểm toán nói chung và kiểm toán dự án đầu tư nói riêng đã gặp không ít khó khăn và thách thức. Để làm rõ hơn vấn đề này, Báo Kiểm toán xin giới thiệu bài tham luận của TS. Hoàng Phú Thọ - Kiểm toán trưởng KTNN chuyên ngành IV - tại Hội thảo “KTNN trong tiến trình phát triển đất nước”.
  • Tuân thủ kế hoạch, đảm bảo chất lượng, hiệu quả công tác
    5 năm trước Hoạt động của Ngành
    (BKTO) - Đây là chỉ đạo của Tổng Kiểm toán Nhà nước Hồ Đức Phớc tại Hội nghị giao ban trực tuyến toàn ngành KTNN tháng 8/2019, diễn ra chiều 6/9, nhằm đánh giá kết quả thực hiện công tác tháng 8, triển khai kế hoạch công tác tháng 9/2019 và một số nội dung quan trọng khác.
  • Tăng cường quan hệ hợp tác  giữa KTNN Việt Nam và KTNN Hoa Kỳ
    5 năm trước Hoạt động của Ngành
    (BKTO) - Từ ngày 27 - 31/8, Đoàn đại biểu cấp cao của KTNN Việt Nam do Tổng Kiểm toán Nhà nước Hồ Đức Phớc dẫn đầu đã tới thăm và làm việc với KTNN Hoa Kỳ nhằm củng cố và tăng cường hơn nữa mối quan hệ hợp tác giữa hai cơ quan kiểm toán trong thời gian tới.
  • Tăng cường tiết kiệm điện năng trong lĩnh vực công nghiệp
    5 năm trước Hoạt động của Ngành
    (BKTO) - Tiết kiệm điện năng trong lĩnh vực công nghiệp sẽ mang lại lợi ích lớn cho nền kinh tế, là giải pháp hữu hiệu nhất hiện nay để giảm áp lực trong việc khai thác, chế biến và cung ứng các dạng năng lượng. Bởi số liệu tính toán cho thấy, tiêu thụ năng lượng trong lĩnh vực công nghiệp thường chiếm tới hơn 47% tổng tiêu thụ năng lượng toàn quốc. Theo đánh giá của Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững (Bộ Công Thương), tiềm năng kỹ thuật để tiết kiệm năng lượng trong khu vực công nghiệp ở Việt Nam là từ 20 - 30%, thậm chí có những khu vực lên tới 40%.
  • Kiểm toán Tập đoàn Điện lực Việt Nam: Kỳ cuối Kiến nghị hoàn thiện chính sách, xử lý dứt điểm những vấn đề còn bất cập
    5 năm trước Hoạt động của Ngành
    (BKTO) - Qua kiểm toán Báo cáo tài chính, các hoạt động liên quan đến quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước năm 2017 của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), KTNN đã kiến nghị Tập đoàn báo cáo Bộ Công Thương nghiên cứu, xem xét sửa đổi các quy định để khắc phục một số bất cập liên quan đến thị trường phát điện cạnh tranh, biểu giá bán điện; kiến nghị EVN báo cáo Bộ Tài chính để có những hướng dẫn cụ thể đối với EVN nhằm tháo gỡ những vướng mắc trong quản lý tài chính, kế toán.
Hoàn thiện Dự thảo Chiến lược phát triển KTNN gửi các cơ quan liên quan thẩm định, cho ý kiến