Hoàn thiện hành lang pháp lý, thúc đẩy sản xuất vaccine, thuốc điều trị Covid-19 trong nước

(BKTO) - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan khẩn trương rà soát, hoàn thiện thể chế, hành lang pháp lý, bổ sung các cơ chế, chính sách cần thiết để hỗ trợ, thúc đẩy sản xuất vaccine, sinh phẩm, trang thiết bị, thuốc điều trị Covid-19 trong nước.



                
   

Thủ tướng Phạm Minh Chính nghe giới thiệu về trang thiết bị phục vụ cho việc nghiên cứu tại Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương. Ảnh: Chính phủ

   

Thông báo số 321/TB-VPCP kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại cuộc họp về nhập khẩu và sản xuất vaccine, thuốc điều trị Covid-19 nêu rõ: Quan điểm nhất quán của Đảng và Nhà nước ta là phải sản xuất cho được vaccine phòng Covid-19 trong thời gian sớm nhất, nhưng phải đảm bảo khoa học, an toàn, hiệu quả theo quy trình, thủ tục hành chính rút gọn. Thủ tướng Chính phủ ghi nhận, đánh giá cao và biểu dương các cơ quan, đơn vị, nhà khoa học, chuyên gia và các DN đã tham gia tích cực vào hoạt động nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, sản xuất vaccine và thuốc điều trị Covid-19 trong thời gian qua.

Thủ tướng yêu cầu Bộ Y tế, các cơ quan, đơn vị chuyên môn phải thực sự công tâm, công khai, minh bạch khách quan, khoa học trong quá trình thực hiện chức năng nhiệm vụ được giao; đặt lợi ích quốc gia dân tộc và tính mạng, sức khỏe người dân lên trên hết, trước hết; dứt khoát không được để xảy ra hai khuynh hướng “nóng vội, chủ quan", hoặc "trì trệ, tiêu cực, cản trở”.

Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan khẩn trương rà soát, hoàn thiện thể chế, hành lang pháp lý, bổ sung các cơ chế, chính sách cần thiết để hỗ trợ, thúc đẩy sản xuất vaccine, sinh phẩm, trang thiết bị, thuốc điều trị Covid-19 trong nước; vấn đề thuộc thẩm quyền của cấp nào thì đề xuất cấp đó tháo gỡ trên tinh thần tôn trọng, bám sát thực tiễn; nâng cao năng lực quản lý nhà nước trong lĩnh vực này.

Xử lý, đề xuất giải quyết ngay các vướng mắc trong quá trình nghiên cứu, chuyển giao, tổ chức sản xuất vaccine, sinh phẩm, trang thiết bị, thuốc điều trị Covid-19, không để kéo dài, ách tắc cho các đơn vị nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, sản xuất.

Các nhà nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, sản xuất vaccine, sinh phẩm, trang thiết bị, thuốc điều trị Covid-19 cũng phải công tâm, cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời, khách quan, trung thực, tất cả vì sức khỏe, tính mạng của người dân, của cộng đồng, vì danh dự để nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, sản xuất vaccine, thuốc, sinh phẩm… an toàn, hiệu quả và phối hợp vô tư, chặt chẽ với các nhà quản lý để tháo gỡ khó khăn, đề nghị hỗ trợ giúp đỡ mọi mặt, như cơ chế chính sách, quy trình, quy định thủ tục rút gọn, tài chính…

Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan đẩy mạnh công tác truyền thông, bảo đảm công khai, minh bạch, trung thực, khách quan; không để dư luận xã hội hiểu lầm vì không đủ thông tin và không để các thế lực thù địch lợi dụng xuyên tạc, chống phá. Đặc biệt là chống mọi biểu hiện, hành vi tiêu cực, tham nhũng, lợi ích nhóm trong quá trình nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, sản xuất vaccine, thuốc, sinh phẩm trong nước.

Khẩn trương tiếp thu ý kiến của đại biểu dự họp, ý kiến của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam để hoàn thiện Kế hoạch mua và sử dụng vaccine phòng Covid-19, trong đó lưu ý có ý kiến đề xuất chính thức về nhập khẩu, mua vaccine sản xuất trong nước; việc tiêm vaccine mũi bổ sung; phương án tiêm trộn; phương án tiêm, việc lựa chọn loại vaccine và số lượng vaccine cần mua để tiêm cho trẻ em dưới 18 tuổi; xử lý các lô vaccine được các DN nhập khẩu, sản xuất; bảo đảm an toàn, hiệu quả, khoa học và phù hợp với kế hoạch tổng thể mua và sử dụng vaccine; báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 05/12/2021./.
HỒNG NHUNG
Cùng chuyên mục
  • Hà Nội đặt chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế từ 7-7,5% trong năm 2022
    2 năm trước Đối nội
    (BKTO) - Vượt qua những khó khăn, thách thức trong thời gian qua, bức tranh kinh tế của Thủ đô đã có nhiều điểm sáng. Đây là nền tảng quan trọng để thành phố Hà Nội phấn đấu đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2022 đạt từ 7 - 7,5%, xứng đáng với vai trò đầu tàu kinh tế của cả nước.
  • Hà Nội sẽ tập trung đầu tư vào 6 ngành, lĩnh vực văn hóa mũi nhọn
    2 năm trước Đối nội
    (BKTO) - Hiện nay, có 12 ngành công nghiệp văn hóa, nhưng từ kinh nghiệm của thế giới và tình hình thực tế, Thủ đô Hà Nội lựa chọn lựa 6 ngành trọng tâm, trọng điểm để tập trung đầu tư phát triển trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong nhấn mạnh tại Hội nghị lần thứ Sáu, Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội khóa XVII.
  • Bộ trưởng Bộ Y tế: Việc gia hạn vắc xin theo thông lệ quốc tế
    2 năm trước Đối nội
    (BKTO) - Chiều tối 01/12, Bộ Y tế thông tin đến báo chí về việc gia hạn sử dụng của vắc xin phòng Covid-19 Pfizer. Trong đó, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh, việc gia hạn vắc xin Pfizer thực hiện theo thông lệ của quốc tế. Mọi vắc xin về Việt Nam đều được kiểm định theo yêu cầu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và đảm bảo chất lượng khi sử dụng cho người dân.
  • Tọa đàm trực tuyến “Lợi ích của hóa đơn điện tử”
    2 năm trước Đối nội
    (BKTO) – Đó là chủ đề Tọa đàm do Thời báo Tài chính Việt Nam tổ chức chiều 01/12.
  • Ngày 28/11, Việt Nam ghi nhận 12.936 ca nhiễm Covid-19 mới
    2 năm trước Đối nội
    (BKTO) – Theo thông tin từ Bộ Y tế, tính từ 16h ngày 27/11 đến 16h ngày 28/11, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19 ghi nhận 12.936 ca nhiễm mới, trong đó 8 ca nhập cảnh và 12.928 ca ghi nhận trong nước (giảm 120 ca so với ngày trước đó) tại 57 tỉnh, thành phố (có 7.100 ca trong cộng đồng).
Hoàn thiện hành lang pháp lý, thúc đẩy sản xuất vaccine, thuốc điều trị Covid-19 trong nước