Hoạt động thương mại và dịch vụ diễn biến sôi động, phục hồi nhanh ở tất cả các ngành

(BKTO) - Hoạt động thương mại và dịch vụ tháng 7/2022 được đánh giá diễn biến sôi động, phục hồi nhanh ở tất cả các ngành giúp cho tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt quy mô và tốc độ tăng cao hơn so với cùng kỳ của các năm trước khi xảy ra dịch Covid-19.



                
   

Du lịch khởi sắc giúp hoạt động thương mại và dịch vụ sôi động, phục hồi nhanh. Ảnh: VOV

   

Nếu như tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 7/2018 đạt 369 nghìn tỷ đồng, tăng 12,2% so với cùng kỳ năm trước; tháng 7/2019 đạt 411,4 nghìn tỷ đồng, tăng 11,5% so với cùng kỳ năm trước thì tháng 7/2022 ước đạt 486 nghìn tỷ đồng, tăng 2,4% so với tháng trước và tăng 42,6% so với cùng kỳ năm 2021.

Tính chung 7 tháng năm 2022, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt 3.205,8 nghìn tỷ đồng, tăng 16% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2021 giảm 0,3%), nếu loại trừ yếu tố giá tăng 11,9% (cùng kỳ năm 2021 giảm 1,8%).

Trong tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 7 tháng năm 2022, doanh thu bán lẻ hàng hóa ước đạt 2.556,4 nghìn tỷ đồng, tăng 13,7% so với cùng kỳ năm trước (loại trừ yếu tố giá tăng 9,5%), chủ yếu do doanh thu cùng kỳ năm trước đạt thấp và giá bán hàng hóa tăng khi giá nhiên liệu tăng cao.

Trong đó, nhóm hàng xăng dầu tăng 24,7%; vật phẩm văn hoá, giáo dục tăng 21,4%; lương thực, thực phẩm tăng 13,8%; phương tiện đi lại (trừ ô tô) tăng 9,7%; may mặc tăng 9,6%; đồ dùng, dụng cụ, trang thiết bị gia đình tăng 3,7%.
         
Doanh thu bán lẻ hàng hóa 7 tháng năm 2022 của một số địa phương như Khánh Hòa tăng 18,2% so với cùng kỳ năm trước; Bình Dương tăng 18,1%; TP.HCM tăng 16,8%; Cần Thơ tăng 16,1%; Quảng Ninh tăng 15%; Hải Phòng tăng 11,8%; Hà Nội tăng 10,7%; Đà Nẵng tăng 9,7%.

Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống 7 tháng năm 2022 ước đạt 324,9 nghìn tỷ đồng tăng 37,5% so với cùng kỳ năm trước do nhu cầu vui chơi và du lịch của người dân tăng cao trong dịp hè sau hơn 2 năm hạn chế đi du lịch và ăn uống ngoài gia đình. Riêng doanh thu tháng 7 tăng 134,7% so với cùng kỳ năm trước.

Tương tự, doanh thu du lịch lữ hành 7 tháng qua ước đạt 11,9 nghìn tỷ đồng, gấp 2,7 lần so với cùng kỳ năm trước do hoạt động du lịch phục hồi mạnh mẽ (doanh thu du lịch lữ hành tháng 7/2022 gấp 35,5 lần cùng kỳ năm trước), đặc biệt là du lịch nội địa.

Doanh thu dịch vụ khác 7 tháng qua ước đạt 312,6 nghìn tỷ đồng, tăng 13,9% so với cùng kỳ năm trước, riêng tháng 7 tăng gấp 2,1 lần so với cùng kỳ năm trước./.

P.KHANG
Cùng chuyên mục
  • Lấy doanh nghiệp làm trung tâm của hoạt động đổi mới sáng tạo
    2 năm trước Kinh tế
    (BKTO) - Đây là nhấn mạnh của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Huỳnh Thành Đạt tại Hội thảo "Chính sách hỗ trợ tìm kiếm, kết nối công nghệ và đổi mới sáng tạo" do Bộ KH&CN phối hợp cùng Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức.
  • 6 trường hợp giá đất được trừ để tính thuế giá trị gia tăng
    2 năm trước Kinh tế
    (BKTO) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 49/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế Giá trị gia tăng (GTGT) đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị định số 12/2015/NĐ-CP, Nghị định số 100/2016/NĐ-CP và Nghị định số 146/2017/NĐ-CP.
  • Xuất khẩu tăng 16,1%; nhập khẩu tăng 13,6% so với 7 tháng năm 2021
    2 năm trước Doanh nghiệp
    (BKTO) - Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa 7 tháng năm 2022 của cả nước ước đạt 431,94 tỷ USD, tăng 14,8% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 16,1%; nhập khẩu tăng 13,6%.
  • Ngày 02/8, số mắc Covid-19 mới tăng vọt lên 2.000 ca
    2 năm trước Kinh tế
    (BKTO) - Bản tin Phòng, chống dịch Covid-19 ngày 02/8 của Bộ Y tế cho biết, trong 24 giờ qua, số mắc Covid-19 mới tăng vọt lên 2.000 ca, tăng gần 640 ca so với ngày trước đó và là số mắc cao nhất được ghi nhận trong hơn 2 tháng gần đây.
  • Quy hoạch tổng thể quốc gia hướng đến thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển nhanh, bền vững
    2 năm trước Kinh tế
    (BKTO) - Chủ trì cuộc họp ngày 01/8 về Báo cáo Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh, Quy hoạch tổng thể quốc gia sẽ cụ thể hóa chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đất nước nhằm bố trí không gian phát triển quốc gia một cách hợp lý dựa trên tiềm năng, thế mạnh để thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển nhanh, bền vững.
Hoạt động thương mại và dịch vụ diễn biến sôi động, phục hồi nhanh ở tất cả các ngành