Hội nghị thường niên của Hiệp hội các tổ chức Lưu ký Chứng khoán khu vực châu Á - Thái Bình Dương lần thứ 25

(BKTO) - Hội nghị thường niên của Hiệp hội các tổ chức Lưu ký Chứng khoán khu vực châu Á - Thái Bình Dương (ACG) lần thứ 25 (ACG25) năm 2023 vừa diễn ra tại Đà Nẵng.

11.jpg
Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm. Ảnh: UBCKNN

Hội nghị do Tổng Công ty Lưu ký và Bù trừ thanh toán Việt Nam (VSDC) đăng cai tổ chức.

Khai mạc Hội nghị, Chủ tịch Hội đồng Thành viên VSDC Nguyễn Sơn cho biết, năm 2023 đánh dấu cột mốc lần thứ 3 VSDC đăng cai tổ chức các sự kiện của Hiệp hội ACG. Trên tinh thần hướng tới việc thúc đẩy sáng kiến, củng cố và đổi mới hoạt động sau giao dịch trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu có nhiều biến động về địa chính trị khu vực, dịch bệnh, VSDC đã đề xuất tổ chức Hội nghị thường niên năm 2023 với Chủ đề “Sáng kiến của các Trung tâm lưu ký chứng khoán (CSD) đáp ứng xu hướng đầu tư toàn cầu”.

02.jpg
Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: UBCKNN

Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi cho hay, tính đến ngày 31/8/2023, số lượng tài khoản giao dịch chứng khoán hiện nay đã lên tới hơn 7,5 triệu tài khoản. Vốn hóa thị trường chứng khoán Việt Nam đạt gần 343 tỷ USD, ở mức 92,58% GDP. Đây là những số liệu phần nào thể hiện sự thành công của thị trường chứng khoán Việt Nam trên con đường mở cửa, hợp tác quốc tế và học hỏi từ cộng đồng khu vực.

“Thị trường chứng khoán Việt Nam luôn đặt ra việc hoàn thiện cấu trúc thị trường đầy đủ các loại hình sản phẩm đầu tư; ưu tiên đầu tư hạ tầng công nghệ thông tin và thúc đẩy chuyển đổi số; khuyến khích doanh nghiệp thực hiện hoạt động kinh doanh gần với các tiêu chuẩn về Môi trường - Xã hội - Quản trị (bộ tiêu chí ESG) quốc tế; hoàn thiện cơ sở hạ tầng để nâng hạng thị trường lên thị trường mới nổi” - Thứ trưởng nhấn mạnh.

Thứ trưởng Nguyễn Đức Chi cũng đánh giá cao vai trò của VSDC - một chủ thể thị trường thiết yếu, phù hợp với Nguyên tắc cấu trúc thị trường (PFMI) do IOSCO đặt ra. VSDC giữ vai trò quan trọng trong việc kiểm soát, bảo mật dữ liệu sở hữu chứng khoán, đảm bảo xử lý thông suốt và liên tục hoạt động bù trừ và thanh toán cho thị trường chứng khoán. Để đảm bảo cho hoạt động của VSDC, việc tham gia vào Hiệp hội các tổ chức lưu ký khu vực châu Á - Thái Bình Dương là cần thiết và quan trọng.

Tại Hội nghị, các đại biểu tham dự đã thảo luận nhận diện xu hướng đầu tư toàn cầu và kỳ vọng chuyển đổi hoạt động kinh doanh của các CSD, sáng kiến của các CSD nhằm cung cấp dịch vụ nhanh và an toàn hơn trong bối cảnh thế giới nhiều biến động, đề xuất nhiều nội dung quan trọng, sáng tạo, góp phần vào quá trình hoạt động của toàn bộ Hiệp hội và các thành viên trong giai đoạn mới.

Cũng trong khuôn khổ chương trình Hội nghị, VSDC và Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Indonesia (KSEI) đã tổ chức Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác (MOU) giữa 2 đơn vị.

Theo nội dung MOU, KSEI và VSDC sẽ nỗ lực hợp tác trong việc trao đổi thông tin về các số liệu thống kê vận hành và cập nhật thông tin thị trường; các mô hình vận hành nghiệp vụ thị trường và các cơ hội phát triển có liên quan; các sản phẩm, dịch vụ do hai bên cung cấp; và các nội dung khác có thể cần đến sự hợp tác đôi bên./.

Cùng chuyên mục
  • Thiếu cơ sở dữ liệu, định giá đất chậm và gặp nhiều khó khăn
    6 tháng trước Tài chính
    (BKTO) - Theo quy định của Luật Đất đai hiện hành, việc xác định giá đất đồng thời với thời điểm giao đất. Tuy nhiên, kết quả kiểm toán cho thấy, dự án nào nhanh thì 2- 3 tháng được phê duyệt giá đất, trung bình là 4-5 tháng, thậm chí có những dự án 2-3 năm sau mới được phê duyệt. Chưa kể, nhiều địa phương gặp khó trong việc tìm đơn vị tư vấn định giá đất chất lượng. Vậy, đâu là giải pháp cho vấn đề này?
  • Hiện đại hóa công tác định giá đất thông qua 5 trụ cột
    6 tháng trước Tài chính
    (BKTO) - TS. William McCluskey - Chuyên gia tư vấn định giá đất cao cấp, Ngân hàng Thế giới (WB) - khuyến nghị 5 trụ cột để hiện đại hóa công tác định giá đất, đó là: cơ sở pháp lý, tổ chức bộ máy, phương pháp luận định giá, cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực.
  • Làm rõ nguyên nhân, trách nhiệm chậm phân bổ ngân sách chi thường xuyên
    6 tháng trước Tài chính
    (BKTO) - Thống nhất trình Quốc hội xem xét, quyết định việc bổ sung dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2023 theo đề xuất của Chính phủ song Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ đánh giá rõ nguyên nhân và trách nhiệm trong việc để một khoản dự toán rất lớn, không phân bổ được ngay từ đầu năm.
  • Bảo đảm nguồn cung, bình ổn giá dịp cuối năm và Tết Nguyên đán 2024
    6 tháng trước Tài chính
    (BKTO) - Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương chủ động chuẩn bị đầy đủ nguồn hàng để có giải pháp sản xuất, dự trữ, điều tiết hàng hóa phù hợp, bảo đảm nguồn cung, bình ổn giá thị trường phục vụ dịp cuối năm và Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024.
  • Điều hành CPI năm 2023 hợp lý để bảo đảm đời sống, hỗ trợ sản xuất, kinh doanh
    7 tháng trước Tài chính
    (BKTO) - “Theo các kịch bản dự báo, năm nay CPI dự kiến tăng khoảng 3,8%. Tôi đề nghị các đồng chí tham mưu để điều hành CPI ở mức hợp lý, theo mục tiêu Quốc hội đề ra, vừa giữ ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm đời sống người dân vừa hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế" - Phó Thủ tướng Lê Minh Khái.
Hội nghị thường niên của Hiệp hội các tổ chức Lưu ký Chứng khoán khu vực châu Á - Thái Bình Dương lần thứ 25