Hướng dẫn tiêu chí xác định nhà tạm, nhà dột nát

(BKTO) - Bộ Xây dựng vừa ban hành Quyết định số 55/QĐ-BXD hướng dẫn về tiêu chí nhà tạm, nhà dột nát.

unnamed.jpg
Cả nước chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát trong năm 2025. Ảnh minh hoạ: S.T

Theo Quyết định, nhà tạm, nhà dột nát là nhà ở được xây dựng trên đất ở không có tranh chấp và đáp ứng một trong các tiêu chí sau:

Về diện tích nhà ở, đối với hộ đơn thân thì có diện tích nhỏ hơn 18m2. Đối với trường hợp hộ gia đình thì có diện tích nhỏ hơn 30m2 và diện tích bình quân đầu người nhỏ hơn 8m2.

Về kết cấu nhà ở, nhà ở có kết cấu không bền chắc là nhà ở có ít nhất hai trong ba kết cấu chính bao gồm nền - móng, khung - tường, mái được làm bằng vật liệu không bền chắc, không đảm bảo an toàn cho người sử dụng.

Kết cấu không bền chắc là kết cấu không thuộc các trường hợp.

Thứ nhất, nền - móng nhà được làm bằng các loại vật liệu có tác dụng làm tăng độ cứng của nền như: vữa xi măng - cát, bê tông, bê tông cốt thép, gạch, đá, gạch lát, gỗ.

Thứ hai, khung - tường bao gồm hệ thống khung, cột, tường kể cả móng đỡ. Trong đó, khung, cột được làm từ các loại vật liệu: bê tông cốt thép, sắt, thép, gỗ bền chắc; tường được xây bằng gạch, đá, hoặc làm từ gỗ bền chắc, kim loại.

Thứ ba, mái gồm hệ thống đỡ mái và mái lợp. Trong đó, hệ thống đỡ mái được làm từ các loại vật liệu: bê tông cốt thép, sắt, thép, gỗ bền chắc; mái được làm bằng bê tông cốt thép hoặc lợp ngói. Trường hợp mái bằng tôn lợp giả ngói, tôn lạnh, tôn cách nhiệt, tôn cán sóng và có kết cấu đỡ chắc chắn (khung sắt, thép, gỗ bền chắc) liên kết bền chặt với tường xây, cột bê tông cốt thép thì mái tôn trong trường hợp này được coi là vật liệu bền chắc.

Về thời gian sử dụng, nhà ở được xây dựng bằng vật liệu bền chắc có thời gian sử dụng từ 20 năm trở lên, chưa được cải tạo, sửa chữa, hiện đã xuống cấp, hư hỏng, không bảo đảm an toàn khi sử dụng.

Đối với các tiêu chí khác (nếu có) như: không gian chức năng (bếp, vệ sinh), hệ thống kỹ thuật trong nhà (cấp điện, cấp nước), an toàn cháy nổ… căn cứ vào tình hình thực tế tại địa phương, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xem xét, quyết định.

Tùy điều kiện thực tế, các bộ phận nhà ở có thể làm bằng vật liệu địa phương có chất lượng tương đương do cơ quan chuyên môn của địa phương xác định chủng loại cụ thể và được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt hoặc ủy quyền cho Sở Xây dựng phê duyệt.

Trường hợp nhà ở phải phá dỡ theo quy định tại điểm c và d khoản 1 Điều 136 Luật Nhà ở số 27/2023/QH15 và điểm a, c, d và đ khoản 1 Điều 118 Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 (đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 44 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi số 62/2020/QH14) thì không thuộc trường hợp xác định nhà tạm, nhà dột nát theo Quyết định này./.

Cùng chuyên mục
  • Không tổ chức du xuân, chúc Tết trong giờ làm việc
    9 ngày trước Xã hội
    (BKTO) - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 09/CĐ-TTg yêu cầu các Bộ ngành, địa phương bảo đảm thực hiện nếp sống văn minh, an toàn, tiết kiệm trong các hoạt động lễ hội sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội xuân năm 2025.
  • Hà Nội đón khoảng 1 triệu lượt khách du lịch dịp nghỉ Tết Nguyên đán 2025
    10 ngày trước Xã hội
    (BKTO) - Trong kỳ nghỉ lễ Tết Nguyên đán 2025, Thành phố Hà Nội tổ chức nhiều sự kiện sôi động, hấp dẫn, thu hút khách du lịch đến tham quan và trải nghiệm.
  • Mùa xuân đặc biệt của cặp vợ chồng 12 năm “tìm con”
    12 ngày trước Xã hội
    (BKTO) - Tết Ất Tỵ này là mùa xuân vô cùng đặc biệt với gia đình chị Phùng Thị Liên và anh Nguyễn Hoàng Trung. Sau 12 năm dài chạy chữa, chờ đợi, hy vọng, anh chị đã được hưởng niềm hạnh phúc làm cha mẹ bên hai thiên thần nhỏ...
  • Nhớ mùa xuân Hà Nội
    15 ngày trước Xã hội
    (BKTO) - Cuối năm, Hà Nội chắc hẳn đang trầm mình trong khói sương lảng bảng, thoảng trong những con phố vắng là mùi hương của hoa, những loài hoa chỉ nở vào mùa xuân, chúng khiến phố phường Hà Nội trở nên rộn ràng mà thoát tục đến lạ kỳ.
  • Lễ hội Đảo Dấu - Linh thiêng tín ngưỡng người dân miền biển
    15 ngày trước Xã hội
    (BKTO) - Hằng năm, vào đầu tháng 2 âm lịch, người dân Hải Phòng nói riêng và nhân dân vùng duyên hải Bắc Bộ nói chung đều nô nức tham dự Lễ hội Đảo Dấu. Đây là lễ hội truyền thống của người dân miền biển Đồ Sơn, Hải Phòng, được tổ chức với ý nghĩa không chỉ cầu mong “phong điều vũ thuận”, “quốc thái dân an”, mà còn nhắc nhở các thế hệ con cháu giữ gìn đạo lý "Uống nước nhớ nguồn", tỏ lòng tôn kính, biết ơn đối với các bậc tiền nhân đã có công “khai sơn phá thạch” lập nên mảnh đất Đồ Sơn. Qua đó, khơi dậy niềm tự hào về quê hương, đất nước trong suốt quá trình xây dựng và phát triển.
Hướng dẫn tiêu chí xác định nhà tạm, nhà dột nát