Hướng tới nền công nghiệp nông nghiệp vững mạnh

(BKTO) - “Phải có khát vọng xây dựng một nền nông nghiệp hiện đại, đa chức năng,có khả năng cạnh tranh quốc tế… Nỗ lực phấn đấu vươn lên, từng bước đưa ViệtNam trở thành trung tâm cung ứng sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao, có vị thếquan trọng trong mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu” - đây là những phátbiểu cho thấy quyết tâm mạnh mẽ về yêu cầu phải xây dựng thành công nền côngnghiệp nông nghiệp của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại Hội nghị “Xây dựng nền côngnghiệp nông nghiệp Việt Nam” do Câu lạc bộ Nông nghiệp công nghệ cao (DAA) tổchức mới đây.



Nông nghiệp mới chỉ đóng góp 20% GDP

Ông Trương Gia Bình - Chủ tịch DAA Việt Nam - cho biết, Việt Nam là đất nước với 70% người dân làm nông nghiệp, nhưng chỉ đóng góp 20% GDP; trong khi ở những quốc gia phát triển khác tỷ lệ lao động chỉ chiếm 2-4% dân số nhưng đóng góp đến 40% GDP. Trước thực trạng trên, ông Trương Gia Bình cho rằng, việc có một tổ hợp nông nghiệp công nghệ cao sẽ góp phần thay đổi ngành Nông nghiệp Việt Nam từ sản xuất truyền thống sang nông nghiệp công nghệ cao, từ ngành có giá trị gia tăng thấp sang ngành có giá trị vượt trội và hình thành một một chuỗi giá trị nông nghiệp hiệu quả, cạnh tranh cung cấp sản phẩm có chất lượng.

Đề cập đến những vướng mắc, ông Võ Quan Huy - Giám đốc Công ty TNHH An Huy (Long An) - chỉ ra rằng, quy định về hạn điền, hạn mức giao đất nông nghiệp đang cản trở quá trình đầu tư của DN vào nông nghiệp. Công ty của ông Huy có hơn 1 nghìn hecta đất sản xuất nông nghiệp ở nhiều tỉnh khác nhau. Tuy nhiên, do vướng quy định về hạn điền nên phải nhờ người khác đứng tên. Điều này khiến ông gặp khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn vay của ngân hàng. Mặt khác, hạn mức giao đất nông nghiệp hiện nay cho cá nhân và hộ gia đình chỉ từ 2 - 30 hecta (tùy vùng và mục đích sử dụng) nên rất khó để tích tụ ruộng đất. Trong khi đó, những trang trại đầu tư bài bản, quy mô để có thể hợp tác với DN nước ngoài phải tối thiểu 100 hecta mới mang lại hiệu quả.

Ý kiến của ông Huy cũng trùng với thông tin trong Báo cáo phát triển Việt Nam do Ngân hàng Thế giới (WB) công bố mới đây. Theo đó, khoảng 90% đất nông nghiệp Việt Nam đang thuộc các hộ nông nghiệp và các trang trại, 6% thuộc các DN, số còn lại thuộc các cơ sở khác. Đa phần các hộ nông nghiệp có quy mô rất nhỏ, diện tích canh tác bình quân mỗi lao động nông nghiệp chỉ đạt 0,34 hecta, bằng hơn một nửa (0,6-0,8 lần) so với Campuchia, Myanmar hay Philippines. Từ số liệu này, ông Ousmane Dione - Giám đốc quốc gia WB tại Việt Nam - cho rằng, đã đến lúc nông nghiệp Việt Nam không thể “làm theo cách cũ”, cần thay đổi để vượt qua những thách thức, đảm bảo tăng trưởng nông nghiệp trong tương lai.

Thúc đẩy công nghiệp hóa nông nghiệp

Theo nhiều đại biểu, một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Theo đó, cần thúc đẩy ứng dụng các công nghệ tiên tiến, đáp ứng các tiêu chuẩn trong nước và quốc tế trong các hoạt động sản xuất nông nghiệp. Đồng thời, thúc đẩy người dân và DN sản xuất kinh doanh hình thành chuỗi giá trị nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao mang lại cuộc sống khỏe mạnh, an toàn và sung túc hơn cho người dân và cung cấp cho thị trường nguồn lương thực, thực phẩm sạch.

Phát biểu chỉ đạo hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, khi cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 diễn ra quyết liệt trên toàn cầu thì Việt Nam có 3 thế mạnh rất quan trọng: Một là nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sạch, nông nghiệp công nghệ cao; hai là công nghệ thông tin và ba là du lịch. Thủ tướng khẳng định khát vọng xây dựng một nền nông nghiệp hiện đại, đa chức năng, có khả năng cạnh tranh quốc tế; nỗ lực phấn đấu vươn lên, từng bước đứng trong nhóm các quốc gia nông nghiệp phát triển hàng đầu thế giới, trở thành trung tâm cung ứng sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao, có vị thế quan trọng trong mạng lưới sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu.

Quang cảnh hội nghị. Ảnh: ST
Từ các kiến nghị của Câu lạc bộ DAA, Thủ tướng nhấn mạnh, không phải địa phương nào được quy hoạch trong các vùng nông nghiệp công nghệ cao thì mới được phép đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao. Thay vào đó, cần phải bảo đảm mọi nông dân Việt Nam bất kể vùng miền nào, bất kể quy mô nào cũng được khuyến khích áp dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp. Về đề xuất của các DN liên quan đến hỗ trợ tín dụng, Thủ tướng khẳng định, phải có một gói tín dụng khoảng 50 - 60 nghìn tỷ đồng để phục vụ công việc này với cơ chế vay thuận lợi, thông thoáng nhất. Khi đó, không chỉ cho một mà cần nhiều ngân hàng thương mại tham gia. Bởi nguyên tắc quan trọng của kinh tế thị trường là cạnh tranh, từ đó mới nâng cao được chất lượng tín dụng, chống tiêu cực, chi phí không chính thức.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng nhất trí với các ý kiến sửa Điều 193 Luật Đất đai về điều kiện nhận chuyển nhượng, nhận góp vốn, thuê quyền sử dụng đất nông nghiệp để thực hiện dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp và Thông tư 23 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về đất đai để tạo điều kiện phát triển nông nghiệp. Trên tinh thần đó, Thủ tướng yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương cần hoàn thiện quy hoạch sử dụng đất cho sản xuất nông nghiệp dựa trên nền tảng tiềm năng và lợi thế so sánh, phải tính toán lại để việc sử dụng đất có hiệu quả nhất nhằm thực hiện chủ trương đưa cơ giới hóa, đưa DN vào nông nghiệp. Thủ tướng cũng cho biết, Chính phủ đang thí điểm thành lập ngân hàng về quỹ đất và xem xét việc hình thành thị trường quyền sử dụng đất để nâng cao hiệu quả khai thác sử dụng đất.

THANH TÙNG
Cùng chuyên mục
  • Áp dụng Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế: Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam
    7 năm trước Doanh nghiệp
    (BKTO) - Chuẩn mực báo cáo tài chính quốctế (IFRS) là điều kiện để đảm bảo các DN và tổ chức trên toàn thế giới áp dụngcác nguyên tắc kế toán một cách thống nhất trong công tác lập Báo cáo tài chính(BCTC). Trong bối cảnh toàn cầu hóa mạnh mẽ, việc áp dụng IFRS mang lại cho nềnkinh tế Việt Namnói chung và các DN nói riêng nhiều cơ hội và lợi ích. Tuy nhiên, quá trình đưaIFRS vào thực tiễn cũng đặt ra cho Việt Nam không ít thách thức.
  • Doanh nghiệp lớn hứa hẹn mở rộng sản xuất, kinh doanh
    7 năm trước Doanh nghiệp
    (BKTO) - Nền kinh tế năm 2017 được nhận định sẽ có nhiềutriển vọng, lạc quan khi nền kinh tế trên thế giới đang dần vượt qua khủnghoảng, trong nước việc thực hiện Đề án tái cơ cấu nền kinh tế giai đoạn2016-2020 được kỳ vọng tạo nên sự bứt phá mới, cộng đồng các DN lớn nhất ViệtNam đang tiếp tục tập trung vào mục tiêu tăng trưởng, mở rộng sản xuất, kinhdoanh trong thời gian tới.
  • Gỡ vướng cho doanh nghiệp FDI trong thực hiện chính sách bảo hiểm.
    7 năm trước Doanh nghiệp
    (BKTO) - Thời gian qua, BHXH Việt Nam đã có nhiều nỗ lực trong thực hiện chính sách, với nhiều giải pháp đồng bộ để cải cách thủ tục hành chính (TTHC), nâng cao chất lượng phục vụ, góp phần cải thiện môi trường kinh doanh… Tuy nhiên, tại Hội nghị đối thoại về thực hiện chính sách BHXH, BHYT, Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) với các DN có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) tại Việt Nam do BHXH Việt Nam và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức mới đây, đại diện các DN FDI vẫn phản ánh nhiều khó khăn, vướng mắc trong thực thi các chính sách này.
  • Hoàn thiện chính sách phát triển khu công nghiệp, khu kinh tế
    7 năm trước Doanh nghiệp
    (BKTO) - Sau hơn 7 năm ban hành và đi vàothực hiện Nghị định 29/2008/NĐ-CP ngày 14/3/2008của Chính phủ quy định về Khu công nghiệp (KCN),Khu chế xuất (KCX), Khu kinh tế (KKT);3 năm thực hiện các Nghị định sửa đổi, bổ sung: Nghị định 164/2013/NĐ-CPngày 11/12/2013, Nghị định 114/2015/NĐ-CP ngày 9/11/2015, hiệu quả quản lýnhà nước trong lĩnh vực KCN, KCX, KKT đã được nâng cao. Tuy nhiên, thựctế cũng đang bộc lộ rõ những bất cập đòi hỏi phải cấp thiết sửa đổi chính sáchcho phù hợp để nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động của KCN,KKT.
  • Triển khai Cơ chế một cửa quốc gia và Cơ chế một cửa ASEAN:  Cần cú hích để đột phá.
    7 năm trước Doanh nghiệp
    (BKTO) - Theo Kế hoạchtổng thể triển khai Cơ chế một cửa quốc gia (NSW) và Cơ chế một cửa ASEAN (ASW)giai đoạn 2016-2020, mục tiêu đề ra đến năm 2020 đảm bảo 100% thủ tục hànhchính (280 thủ tục) thực hiện qua NSW. Để cán đích mục tiêu này, các Bộ, ngành cầnưu tiên giải quyết những rào cản, vướng mắc, tạo cú hích để đột phá trong cảicách thủ tục hành chính.
Hướng tới nền công nghiệp nông nghiệp vững mạnh