Hoàn thiện chính sách phát triển khu công nghiệp, khu kinh tế

(BKTO) - Sau hơn 7 năm ban hành và đi vàothực hiện Nghị định 29/2008/NĐ-CP ngày 14/3/2008của Chính phủ quy định về Khu công nghiệp (KCN),Khu chế xuất (KCX), Khu kinh tế (KKT);3 năm thực hiện các Nghị định sửa đổi, bổ sung: Nghị định 164/2013/NĐ-CPngày 11/12/2013, Nghị định 114/2015/NĐ-CP ngày 9/11/2015, hiệu quả quản lýnhà nước trong lĩnh vực KCN, KCX, KKT đã được nâng cao. Tuy nhiên, thựctế cũng đang bộc lộ rõ những bất cập đòi hỏi phải cấp thiết sửa đổi chính sáchcho phù hợp để nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động của KCN,KKT.




Cần tạo cơ sở pháp lý cho các mô hình KCN mới phát triển trong thời gian tới.Ảnh: TS
Cấp bách sửa đổi công tác quản lý KCN, KKT

Những văn bản trên đi vào cuộc sống đã tạo hành lang pháp lý, kịp thời giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong phát triển các KCN, KKT. Các Nghị định đã quy định khá đầy đủ về công tác quản lý nhà nước đối với KCN, KCX, KKT trên nhiều lĩnh vực: quy hoạch, đầu tư, xây dựng, đất đai, môi trường, lao động, thương mại, hải quan… Đồng thời thể hiện rõ chủ trương tăng cường phân cấp, ủy quyền cho Ban quản lý KCN, KKT; chuẩn hóa và hoàn thiện mô hình quản lý KCN, KCX, KKT theo nguyên tắc “một cửa, tại chỗ” thông qua vai trò đầu mối tại Ban quản lý KCN, KKT. Bên cạnh đó, các Bộ, ngành đã ban hành các Thông tư và văn bản hướng dẫn để từng bước cụ thể hóa, nâng cao hiệu lực pháp lý của các Nghị định.

Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy, Luật Đầu tư năm 2014 và Nghị định 118/2015/NĐ-CP ngày 12/11/2015 đã thay đổi quy trình, thủ tục đầu tư áp dụng đối với dự án đầu tư trong KCN, KKT, dự án đầu tư phát triển hạ tầng KCN và cơ chế ưu đãi đầu tư theo địa bàn, lĩnh vực… Hơn nữa, mô hình KCN được triển khai 25 năm qua đã không còn mới. Hiện nay, một số mô hình mới đã xuất hiện tại các địa phương như KCN đô thị dịch vụ, KCN hỗ trợ và theo kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới, họ còn đang áp dụng mô hình KCN sinh thái. Các mô hình mới này sẽ nâng cao khả năng cạnh tranh của các KCN qua việc đa dạng hóa ngành nghề, lĩnh vực đầu tư, làm giảm chi phí sản xuất kinh doanh qua sản xuất sạch hơn, sử dụng hiệu quả tài nguyên. Do đó, cần tạo cơ sở pháp lý cho các mô hình mới này phát triển trong thời gian tới.
Theo phản ánh của các địa phương, vẫn còn phát sinh một số vướng mắc cần được điều chỉnh, sửa đổi để nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về KCN, KKT như công tác ủy quyền, cơ chế phân công phối hợp chưa được triển khai đồng bộ, thống nhất tại các địa phương. Chức năng, nhiệm vụ của Ban Quản lý về quản lý giá, xây dựng, lao động, môi trường chưa được quy định đầy đủ. Việc thực hiện bổ sung quy hoạch, thành lập KCN cần được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với pháp luật về đầu tư hiện hành…

Thực tiễn trên đặt ra yêu cầu cấp bách cần phải xây dựng, ban hành Nghị định mới quy định về KCN, KCX và KKT thay thế nhằm hệ thống hóa các quy định về KCN, KCX, KKT một cách đầy đủ, thống nhất và thuận tiện trong quá trình áp dụng.

Bổ sung quy định về những mô hình KCN mới

Hiện nay, Dự thảo Nghị định quy định về KCN, KCX và KKT đang được Chính phủ giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) chủ trì soạn thảo, lấy ý kiến. Với kết cấu 5 Chương và 62 Điều, Dự thảo Nghị định đã bổ sung một Chương quy định về các mô hình KCN mới (Chương IV).

Trong đó, Ban soạn thảo có bổ sung mô hình KCN sinh thái. Đây là mô hình đã được nghiên cứu từ đầu thập niên 90 và phát triển mạnh mẽ tại các nước phát triển như Mỹ, Canada, Đan Mạch và sau này là các quốc gia Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc… Mô hình này được đánh giá là đã mang lại các lợi ích về kinh tế, xã hội, môi trường cho các quốc gia áp dụng. Đối với việc phát triển KCN tại Việt Nam hiện nay và qua thực tiễn đang thí điểm tại 3 KCN ở các địa phương: Ninh Bình, Đà Nẵng, Cần Thơ cho thấy, cần áp dụng mô hình KCN sinh thái để đảm bảo hiệu quả hơn về sử dụng năng lượng và bảo vệ môi trường, nâng cao tính cạnh tranh của các KCN.

Bên cạnh đó, mô hình KCN đô thị dịch vụ cũng sẽ chính thức được quy định trong Nghị định. Đây là mô hình kết hợp giữa phát triển công nghiệp với đô thị hóa, đảm bảo sự phát triển bền vững của KCN. Ưu điểm của mô hình này ngoài khu chức năng là khu sản xuất công nghiệp, còn có các khu chức năng khác như: trung tâm nghiên cứu và phát triển (R&D), trung tâm ươm tạo DN, giáo dục, y tế, vui chơi giải trí... để tạo một môi trường sống và làm việc đẳng cấp cho chuyên gia, người lao động trong và ngoài nước.

Tại Việt Nam, một số DN đã đầu tư đồng bộ khu đô thị, dịch vụ liền kề KCN, tạo thành tổng thể một KCN, đô thị, dịch vụ (chẳng hạn, KCN đô thị dịch vụ VSIP tại Bình Dương, Bắc Ninh, Quảng Ngãi). Việc phát triển mô hình này trước hết sẽ góp phần giải quyết được vấn đề về nhà ở công nhân, thiết chế văn hóa đảm bảo cuộc sống của người lao động và sau này tiến tới xây dựng môi trường làm việc và sinh sống đẳng cấp quốc tế với các ngành sản xuất công nghệ cao, hiện đại gắn với các trung tâm nghiên cứu và hỗ trợ phát triển DN.

Một mô hình mới được đề cập trong Nghị định nữa là KCN hỗ trợ. Mô hình này được xây dựng để góp phần phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ, nâng cao khả năng cạnh tranh của của ngành công nghiệp của Việt Nam, tham gia chuỗi giá trị toàn cầu. Để phát triển mô hình này, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý thành lập KCN chuyên sâu để phát triển công nghiệp hỗ trợ tại Hải Phòng, Bà Rịa Vũng Tàu, 3 phân khu công nghiệp hỗ trợ tại tỉnh Đồng Nai.

Lãnh đạo Bộ KH&ĐT nhận định rằng, việc ban hành Nghị định sẽ tạo hành lang pháp lý cho các mô hình KCN mới để tăng tính cạnh tranh trong thu hút đầu tư của các KCN, hoàn thiện mô hình KCN cũ và giải quyết các xung đột với văn bản pháp luật mới được ban hành, tiếp tục phân cấp ủy quyền cho Ban Quản lý KCN, KKT theo cơ chế hành chính “một cửa tại chỗ”. Đồng thời, tạo điều kiện hoàn thiện chính sách nhằm phát triển KCN, KKT.
QUỲNH ANH
Cùng chuyên mục
  • Triển khai Cơ chế một cửa quốc gia và Cơ chế một cửa ASEAN:  Cần cú hích để đột phá.
    7 năm trước Doanh nghiệp
    (BKTO) - Theo Kế hoạchtổng thể triển khai Cơ chế một cửa quốc gia (NSW) và Cơ chế một cửa ASEAN (ASW)giai đoạn 2016-2020, mục tiêu đề ra đến năm 2020 đảm bảo 100% thủ tục hànhchính (280 thủ tục) thực hiện qua NSW. Để cán đích mục tiêu này, các Bộ, ngành cầnưu tiên giải quyết những rào cản, vướng mắc, tạo cú hích để đột phá trong cảicách thủ tục hành chính.
  • Phòng chống tham nhũng trong lĩnh vực đất đai:  Cần phát huy vai trò giám sát của cộng đồng
    7 năm trước Doanh nghiệp
    (BKTO) - Việc quản lý,sử dụng đất đai ở nước ta luôn bị đánh giá là một trong những lĩnh vực có nhiềunguy cơ và biểu hiện tham nhũng. Trong những năm qua, mặc dù đã có nhiều nỗ lựcphòng, chống mang tính tổng thể, liên ngành, song cảm nhận của xã hội về thamnhũng trong lĩnh vực đất đai vẫn rất nghiêm trọng và phổ biến.
  • Tăng cường hợp tác trong cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam
    7 năm trước Doanh nghiệp
    (BKTO) - Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam(VBF) thường niên 2016 vừa được tổ chức ngày 5/12 với chủ đề “Nâng cao vai tròkhu vực kinh tế tư nhân: Tăng cường hợp tác giữa doanh nghiệp trong nước và nướcngoài vì sự phát triển hài hoà của kinh tế Việt Nam”. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vàlãnh đạo các bộ, ngành, cùng khoảng 600 đại biểu là đại diện các đối tác pháttriển, hiệp hội DN và các nhóm công tác thuộc VBF đã tham dự.
  • Động lực và thách thức đối với tăng trưởng kinh tế Việt Nam
    7 năm trước Doanh nghiệp
    (BKTO) - Báo cáo Điểm lạicập nhật tình hình kinh tế Việt Nam do Ngân hàng Thế giới (WB) công bố ngày05/12 cho thấy, bên cạnh những yếu tố tạo động lực cho tăng trưởng, kinh tế ViệtNam tiếp tục đối mặt với nhiều thách thức.
  • Trụ cột phát triển cho ngành năng lượng
    7 năm trước Doanh nghiệp
    (BKTO) - Biến đổi khíhậu đã và đang đặt ra những vấn đề cấp bách đối với nhân loại trong việc hạn chếsử dụng các nguồn nhiên liệu hóa thạch. Việc đầu tư sản xuất điện phụ thuộc vàothan là đi ngược lại xu hướng thế giới. Nhiều ý kiến cho rằng, sử dụng năng lượnghiệu quả và phát triển năng lượng tái tạo mới chính là trụ cột cho phát triển ngành năng lượng của Việt Nam.
Hoàn thiện chính sách phát triển khu công nghiệp, khu kinh tế