Khắc phục tình trạng quá tải trong giải quyết, xét xử các vụ án

(BKTO) - Chánh án Tòa án nhân dân (TAND) tối cao đã ban hành Chỉ thị triển khai Luật Tổ chức TAND 2024 yêu cầu rà soát, báo cáo lại khối lượng công việc của các TAND cấp cao để đề xuất thành lập thêm một TAND cấp cao mới nhằm khắc phục tình trạng quá tải trong giải quyết, xét xử các vụ án...

huy-tand-toi-cao-moi-1-jpg.jpg
TAND tối cao  yêu cầu rà soát lại khối lượng công việc của các TAND cấp cao để đề xuất thành lập thêm một TAND cấp cao mới. Ảnh sưu tầm

Chỉ thị có hiệu lực từ ngày 01/01/2025 với nhiều nhiệm vụ trọng tâm để thi hành luật kịp thời, thống nhất và hiệu quả.

Chánh án TAND tối cao yêu cầu tổ chức rà soát các quy định của Luật Tổ chức TAND 2024 liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan khác để đề xuất với cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung cho phù hợp; khẩn trương nghiên cứu, xây dựng hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Tố tụng hành chính (sửa đổi), Bộ luật Tố tụng dân sự (sửa đổi), Luật Phá sản (sửa đổi) nhằm bảo đảm cho các TAND sơ thẩm chuyên biệt đi vào hoạt động.

Ngoài ra, các tòa án tổ chức thực hiện nghiêm túc quy định về việc tham dự và hoạt động thông tin tại phiên tòa, phiên họp. Về chế độ bảo vệ tòa án, nội quy phiên tòa, phiên họp phải được ban hành và bảo đảm thực hiện nhằm duy trì an ninh, trật tự và sự tôn nghiêm của tòa án.

Cũng theo TAND tối cao, Điều 141 Luật Tổ chức TAND 2024 quy định:  Việc ghi âm lời nói, ghi hình ảnh của Hội đồng xét xử, Thẩm phán phải được sự đồng ý của Thẩm phán chủ tọa phiên tòa, phiên họp; trường hợp ghi âm, ghi hình của người tham gia tố tụng khác thì phải được sự đồng ý của họ và Chủ tọa phiên tòa; hoạt động ghi hình ảnh tại phiên tòa, phiên họp chỉ được thực hiện trong thời gian khai mạc phiên tòa, phiên họp và tuyên án, công bố quyết định; hoạt động ghi âm được thực hiện xuyên suốt phiên toà.

Chánh án TAND tối cao yêu cầu Vụ Tổ chức - Cán bộ, TAND tối cao chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan rà soát khối lượng công việc của các TAND cấp cao để nghiên cứu, đề xuất việc thành lập thêm một TAND cấp cao nhằm khắc phục tình trạng quá tải trong giải quyết, xét xử các vụ án, vụ việc thuộc thẩm quyền của TAND cấp cao hiện nay; đề xuất biên chế, số lượng thẩm phán, thư ký...; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cho các thẩm phán, thẩm tra viên, thư ký công tác tại các TAND sơ thẩm chuyên biệt.

Việc thành lập, số lượng, phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ của các TAND sơ thẩm chuyên biệt phải căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tính chất đặc thù công tác xét xử của từng TAND sơ thẩm chuyên biệt trên cơ sở cân nhắc số lượng các vụ việc dự kiến phải giải quyết hằng năm (hành chính, sở hữu trí tuệ, phá sản) đặc thù địa lý, mật độ dân số, tình hình kinh tế, xã hội của các vùng miền./.

Cùng chuyên mục
  • Sẽ tiến tới xây dựng Luật riêng cho khu công nghiệp
    một tháng trước Pháp luật
    Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang tham mưu cho Chính phủ thông qua đề nghị xây dựng Luật Khu công nghiệp, khu kinh tế. Theo đó, tư tưởng xuyên suốt của Luật là nhằm hiện thực hóa các chủ trương, chính sách lớn liên quan đến phát triển kinh tế; đồng thời, tạo ra hành lang pháp lý ở tầm cao mới để điều chỉnh tất cả hoạt động của khu công nghiệp, khu kinh tế…
  • Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai
    một tháng trước Pháp luật
    (BKTO) - Chính phủ ban hành Nghị định số 102/2024/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai. Nghị định có hiệu lực thi hành từ 01/8/2024.
  • Ban Chỉ đạo 389 Hà Nội: Ra quân kiểm tra, kiểm soát các mặt hàng phòng cháy chữa cháy
    một tháng trước Pháp luật
    (BKTO) - Mới đây, Đội Quản lý thị trường số 7 - Cục Quản lý thị trường Hà Nội đã phối hợp với Đội Cảnh sát Điều tra về kinh tế và chức vụ - Công an huyện Thanh Trì kiểm tra, phát hiện vụ việc kinh doanh mặt nạ chống độc có dấu hiệu là hàng hóa nhập lậu.
  • Cần chính sách mạnh mẽ thúc đẩy phát triển công nghiệp dược
    một tháng trước Pháp luật
    (BKTO) - Nhận diện những khó khăn, vướng mắc về thể chế, chính sách, Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược đã bổ sung nhiều chính sách hỗ trợ, khuyến khích nhằm thúc đẩy phát triển công nghiệp dược. Các chuyên gia, đại biểu Quốc hội và doanh nghiệp kỳ vọng, các chính sách đưa vào Luật lần này sẽ có tính đột phá, thực sự mang lại hiệu quả để thúc đẩy phát triển công nghiệp dược, phát huy được tiềm năng, thế mạnh của ngành dược nước ta.
  • Ban Chỉ đạo 389 Hà Nội: Kiểm tra 2.311 vụ, xử lý 2.211 vụ vi phạm trong tháng 7
    một tháng trước Pháp luật
    (BKTO) - Trong tháng 7, các lực lượng chức năng trong Ban Chỉ đạo 389 Hà Nội tiến hành thanh tra, kiểm tra 2.311 vụ, xử lý 2.211 vụ vi phạm; trong đó, hàng cấm, hàng lậu 199 vụ; hàng giả, vi phạm sở hữu trí tuệ 152 vụ; gian lận thương mại 1.860 vụ; khởi tố 14 vụ, đối với 27 bị can.
Khắc phục tình trạng quá tải trong giải quyết, xét xử các vụ án