Khai mạc kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XIV

(BKTO) - Ngày 20/7, kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XIV đã khaimạc trọng thể tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội. Theo chương trình, kỳ họp sẽ diễnra đến hết ngày 29/7.




Ảnh khai mạc kỳ họp thứ nhất Quốc Hội khóa XIV. Ảnh:TTXVNN
Phát biểu khai mạc kỳ họp, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nêu rõ, Quốc hội khóa XIV bắt đầu nhiệm kỳ trong bối cảnh toàn Đảng, toàn dân và toàn quân đang tích cực thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng. Bước vào giai đoạn phát triển mới, bên cạnh những thuận lợi cơ bản do thành tựu của công cuộc đổi mới 30 năm qua mang lại, đất nước ta cũng đang đứng trước nhiều khó khăn, thách thức. Yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn mới đặt ra cho Quốc hội, các đại biểu Quốc hội những nhiệm vụ nặng nề nhưng cao cả. Nhân dân và cử tri kỳ vọng Quốc hội khóa XIV sẽ kế thừa, phát huy những thành tựu của những khóa trước, tiếp tục đổi mới nâng cao hơn nữa hiệu lực, hiệu quả và chất lượng hoạt động của mình. Trong những tháng đầu năm 2016, tình hình thế giới vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp, kinh tế toàn cầu phát triển không ổn định, thị trường tài chính, tiền tệ biến động khó lường; tình hình Biển Đông đang diễn biến rất phức tạp… đặt ra nhiều thách thức đối với vấn đề bảo vệ và phát triển của đất nước ta trong tình hình mới. “Bối cảnh quốc tế và đất nước đặt ra cho Quốc hội khóa XIV những nhiệm vụ nặng nề, yêu cầu bức thiết, đòi hỏi Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, mỗi đại biểu Quốc hội nhận thức rõ trách nhiệm trước đồng bào, cử tri cả nước để học tập, rèn luyện nâng cao năng lực chuyên môn và bản lĩnh để tích cực, chủ động và sáng tạo thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm theo đúng quy định của Hiến pháp và pháp luật”- Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.

Sau lời phát biểu khai mạc của Chủ tịch Quốc hội, thay mặt Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có bài phát biểu trước Quốc hội. Trên cơ sở đánh giá tình hình quốc tế, khu vực và tình hình trong nước, Tổng Bí thư kiến nghị Quốc hội khóa XIV tập trung xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật đồng bộ, thống nhất, khả thi để tiếp tục thể chế hóa cương lĩnh chính trị, các quan điểm đổi mới của Đảng, cụ thể hóa Hiến pháp, từng bước hoàn thiện hệ thống pháp luật để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đồng thời, nâng cao chất lượng công tác giám sát của Quốc hội, nghiên cứu bổ sung, từng bước hoàn thiện pháp luật về giám sát, tập trung giám sát những vấn đề dư luận bức xúc, cử tri quan tâm; tiếp tục đổi mới hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn…; đề cao trách nhiệm, nâng cao chất lượng quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước, nhất là những vấn đề liên quan đến kinh tế, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, nhân sự; tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động đối ngoại của Quốc hội…

Tổng Bí thư cũng đề nghị Quốc hội, các đại biểu Quốc hội tiếp tục đổi mới tổ chức phương thức hoạt động và chế độ làm việc của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội, tăng cường phối hợp với các cơ quan hữu quan giải quyết công việc chung; tăng tính chuyên nghiệp; cá nhân đại biểu Quốc hội cần gương mẫu, thường xuyên liên hệ, gắn bó mật thiết với cử tri…
Ngay sau khai mạc, Quốc hội đã nghe Hội đồng bầu cử Quốc gia báo cáo tổng kết cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021, kết quả xác nhận tư cách đại biểu Quốc hội được bầu; Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri cả nước trong cuộc bầu cử vừa qua. Đặc biệt, Quốc hội sẽ dành phần lớn thời gian để xem xét, quyết định về tổ chức, nhân sự cấp cao của bộ máy nhà nước theo quy định của Hiến pháp và pháp luật.

Cũng tại kỳ họp này, Quốc hội sẽ nghe Chính phủ báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và NSNN 6 tháng đầu năm 2016, các giải pháp thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và NSNN 6 tháng cuối năm 2016; phê chuẩn quyết toán NSNN năm 2014; xem xét, thông qua các Nghị quyết của Quốc hội về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2017 và điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2016; Chương trình hoạt động giám sát của Quốc hội năm 2017 và việc thành lập Đoàn giám sát chuyên đề.
NGUYỄN HỒNG
Cùng chuyên mục
  • Nỗ lực hoàn thành mục tiêu phát triển kinh tế 2016
    7 năm trước Đối nội
    (BKTO)- Với GDP 6 tháng đầu năm tăng 5,52% thì 6 thángcuối năm, GDP phải đạt mức tăng trưởng 7,6% để cả năm 2016 đạt mục tiêu tăng6,7% như Quốc hội đề ra. Đây là mục tiêu không dễ đạt được. Tuy nhiên, kết luậntại phiên họp Chính phủ thườngkỳ tháng 6, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vẫn khẳng định: Trước mắt, chưa trình Quốc hội điều chỉnh chỉ tiêuđã giao.
  • Hội nghị lần thứ 3 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII: Thảo luận và quyết định những vấn đề cơ bản, hệ trọng
    7 năm trước Đối nội
    (BKTO)- Thực hiện Chương trình làm việc toànkhóa, sáng 4/7, Hội nghị lần thứ 3 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII đãkhai mạc tại Thủ đô Hà Nội. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì Hội nghị. TạiHội nghị này, Trung ương thảo luận và quyết định về: Quy chế làm việc của BanChấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ủy ban Kiểm tra Trung ương; Quyđịnh thi hành Điều lệ Đảng; Quy định về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luậtcủa Đảng; việc giới thiệu nhân sự lãnh đạo cấp cao của các cơ quan nhà nước vàmột số vấn đề quan trọng khác.
  • Kịch bản nào cho kinh tế Việt Nam?
    7 năm trước Đối nội
    (BKTO) - Giữalúc châu Âu đang rối bời sau sự kiện Brexit (cử tri Anh lựa chọn phương án rờiLiên minh châu Âu), Việt Namcó thể là điểm sáng thị trường ở châu Á? Liệu những cơ hội mới cho Việt Nam cóđược nhen nhóm? Trả lời những câu hỏi này tại Tọa đàm: “Thiên nga đen” Brexitvà ứng xử của Việt Nam do Tạp chí Diễn đàn đầu tư (Bizlive) tổ chức ngày 28/6,mỗi diễn giả đều có những góc nhìn, nhận định riêng về tác động của Brexit đốivới kinh tế Việt Nam trong tương lai.
  • Tích cực triển khai công tác chuẩn bị tổ chức Đại hội ASOSAI 14
    7 năm trước Đối nội
    (BKTO)- Sáng 23/6, tại trụ sở KTNN, Tổng Kiểm toán Nhà nước Hồ Đức Phớc - đã chủ trì cuộc họp Ban Chỉ đạo thực hiện Kế hoạch hành động (KHHĐ) ASOSAI và công tác chuẩn bị tổ chức Đại hội ASOSAI 14 vào năm 2018 tại Việt Nam của KTNN. Tham dự cuộc họp có Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước Đoàn Xuân Tiên - Phó Trưởng Ban Chỉ đạo, các Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước Hoàng Hồng Lạc, NguyễnQuang Thành cùng đại diện lãnh đạo một số đơn vị trực thuộc KTNN.
  • Hàng tỷ USD có thể bị thất thoát  từ “kẽ hở” của chính sách thuế tài nguyên
    7 năm trước Đối nội
    (BKTO) - Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, một chính sách thuế tài nguyên không hợp lý có thể gây thất thoát hàng tỷ USD ngân sách mỗi năm. Thực tế đã cho thấy, sản lượng khai thác kim cương toàn cầu có thể lớn gấp đôi so với sản lượng báo cáo một cách chính thống; một nửa dòng tiền bất hợp pháp ở Châu Phi liên quan đến xuất khẩu dầu mỏ; Zambia mất 2 tỷ USD (tương đương 10% GDP) chủ yếu từ lĩnh vực khai thác mỏ (năm 2012); Indonesia mất khoảng 2 tỷ USD mỗi năm trong lĩnh vực khai thác khoáng sản; và theo đánh giá của tổ chức Global Financial Integrity được thực hiện vào năm 2014 đối với 5 quốc giàu tài nguyên, tỷ lệ thất thu ngân sách do trốn và tránh thuế chiếm từ 5-25% GDP.
Khai mạc kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XIV