Khai mạc Triển lãm “60 năm Nhà sàn Bác Hồ trong Khu Phủ Chủ tịch”

(BKTO) - Triển lãm do Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) tổ chức sáng nay tại Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh (TP. Hà Nội). Sự kiện là hoạt động ý nghĩa nhân kỷ niệm 128 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2018).



Triển lãm “60 năm Nhà sàn Bác Hồ trong Khu Phủ Chủ tịch” gồm 200 tư liệu ảnh, các trang bản thảo có bút tích với 3 phần nội dung chính, gồm: Chủ tịch Hồ Chí Minh và những ngôi nhà sàn ở chiến khu Việt Bắc; Ngôi nhà sàn Bác Hồ tại Thủ đô Hà Nội và Nhà sàn Bác Hồ - biểu tượng của tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và tinh thần đoàn kết dân tộc, hội nhập quốc tế.

Triển lãm là hoạt động tuyên truyền mang ý nghĩa thiết thực và một lần nữa khẳng định: Cuộc đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trở thành huyền thoại. Ngôi nhà của Người cũng trở thành một phần huyền thoại đó và tồn tại trong trái tim nhân dân Việt Nam và bạn bè thế giới không chỉ ngày hôm nay và mãi mãi về sau.                
Các đại biểu cắt băng khai mạc triển lãm.Ảnh: H.Hà
Theo các tài liệu còn ghi chép, với mong muốn đảm bảo điều kiện làm việc tốt nhất cho Chủ tịch Hồ Chí Minh trên cương vị là người đứng đầu đất nước và đáp ứng được những nghi lễ ngoại giao khi đón tiếp khách trong nước và quốc tế, Bộ Chính trị cùng Trung ương Đảng đã trân trọng mời Bác về ở và làm việc trong tòa nhà sang trọng vốn là Phủ toàn quyền Đông Dương nhưng Người đã từ chối. Người quyết định về ở ngôi nhà của người thợ điện phục vụ cho Phủ toàn quyền trước đây. Do điều kiện sinh hoạt thiếu thốn, mùa hè thì nóng bức, thời điểm giao mùa thì ẩm thấp nên nhiều lần Bộ chính trị đã đề nghị xây dựng cho Người một ngôi nhà mới.

Nhưng phải đến 4 năm sau (khoảng cuối tháng 3/1958), khi đời sống của nhân dân đã phần nào được cải thiện, Chủ tịch Hồ Chí Minh mới đồng ý làm ngôi nhà nhỏ bên cạnh bờ ao. Nhiệm vụ thiết kế ngôi nhà được giao cho kiến trúc sư Nguyễn Văn Ninh, bấy giờ là Cục phó Cục Thiết kế kiến trúc. Ông cũng là một trong 8 kiến trúc sư đã tốt nghiệp trường cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương.

Dù vậy, Bác cũng đề nghị diện tích không nên làm rộng, chỉ vừa đủ cho một người ở. Về việc chọn gỗ để xây dựng nhà sàn, nên dùng gỗ thường, để tránh lãng phí, tiết kiệm tiền bạc cho nhân dân.
                
   

Ngôi nhà sàn 2 tầng đơn sơ nằm cạnh vườn cây, ao cá được xây dựng theo tâm nguyện của Bác

   
Sau quá trình chuẩn bị kỹ lưỡng, mùa hè năm 1958 ngôi nhà chính thức được khởi công xây dựng. Chỉ trong 1 tháng làm việc khẩn trương, ngày 17/5/1958 ngôi nhà được hoàn thiện đúng dịp sinh nhật lần thứ 68 của Người. Theo đúng bản thiết kế, cảnh quan kiến trúc mới đã được xây dựng lấy ngôi nhà sàn làm trung tâm xung quanh là vườn cây, ao cá gợi nhớ hình ảnh quê hương xứ Nghệ.

Ngôi nhà sàn nhỏ của Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ có 2 tầng, tầng dưới được Người dành làm nơi họp của Bộ Chính trị, tầng trên cũng chỉ có một phòng ngủ và một phòng làm việc. Tại đây, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp thân mật một số đoàn khách quốc tế là những đoàn đại biểu đến từ Liên Xô, Ba Lan, Tiệp Khắc, Newzealand và những người bạn thân thiết quốc tế...

NGUYỄN LỘC
Cùng chuyên mục
  • An sinh bền vững cho người lao động
    5 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Đề án Cải cách chính sách BHXH sẽ được trình Hội nghị T.Ư 7 sắp tới. Đây được coi là giải pháp cần thiết nhằm đảm bảo cho “trụ cột” của hệ thống an sinh xã hội phát triển bền vững, tạo nền tảng cho sự phát triển kinh tế - xã hội đất nước.
  • Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975: Dấu ấn từ công tác tham mưu - tác chiến
    5 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước đã trở thành trang sử vẻ vang của dân tộc. Thắng lợi này là sự hội tụ của nhiều yếu tố, trong đó có công tác tham mưu - tác chiến. Thiếu tướng Nguyễn Văn Ninh - Nguyên Phó Cục trưởng Cục Tác chiến (Bộ Tổng Tham mưu) đã xúc động kể cho chúng tôi về những dấu ấn của đơn vị tác chiến trong ngày tháng hào hùng ấy.
  • Gắn bảo tồn Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương với phát triển du lịch
    5 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương - Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại đã đi vào trong tâm thức của người dân Việt Nam từ bao đời nay. Sức hút vốn có của loại hình tín ngưỡng này, cùng với những thắng cảnh và văn hóa độc đáo của vùng đất Tổ, định hướng phát triển du lịch gắn với việc bảo tồn di sản được kỳ vọng sẽ mang lại nhiều kết quả khả quan.
  • Quyết tâm chống dược phẩm giả
    5 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Trong công văn gửi UBND các tỉnh, thành phố mới đây, Thứ trưởng Phạm Lê Tuấn - Trưởng Ban Chỉ đạo phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (Ban Chỉ đạo 389) Bộ Y tế - nêu rõ: Hiện nay, các mặt hàng là dược phẩm, thực phẩm, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm, dược liệu, vị thuốc cổ truyền giả, kém chất lượng, không rõ nguồn gốc… có chiều hướng gia tăng. Đặc biệt, thời gian gần đây, mặt hàng dược phẩm giả, kém chất lượng được các cơ quan chức năng liên tiếp phát hiện.
  • Ngành kế toán: Dư thừa nhân lực nhưng vẫn tăng chỉ tiêu đào tạo
    6 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Theo phương án tuyển sinh năm 2018, không ít trường đại học, học viện (gọi chung là trường) có chuyên ngành đào tạo kế toán vẫn tăng chỉ tiêu tuyển sinh cho chuyên ngành này. Trước thực tế đó, nhiều chuyên gia cho rằng, các trường cần chú trọng nâng cao chất lượng đào tạo, đổi mới phương pháp giảng dạy để tránh rủi ro cho người học khi tìm kiếm việc làm.
Khai mạc Triển lãm “60 năm Nhà sàn Bác Hồ trong Khu Phủ Chủ tịch”