Khẩn trương thoái vốn nhưng phải bảo đảm lợi ích cao nhất của Nhà nước

(BKTO) - Đó là khẳng định của Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải tại Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 8/2020 mới đây khi trả lời câu hỏi của phóng viên về việc thoái vốn chậm tại Tổng công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (SABECO) và Tổng công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam (VEAM).



                
   

Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải trả lời tại Họp báo

   

Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải cho biết, SABECO đã một lần bán vốn nhà nước, tương đương 53,59% số vốn nhà nước với số tiền thu được khoảng hơn 110 nghìn tỷ đồng (tương đương 4,8 tỷ USD). Đây là thương vụ được đánh giá thành công vì nếu thoái trong bối cảnh hiện nay thì giá trị thu được sẽ khiêm tốn, nếu không nói là thiệt.

Hiện Nhà nước còn 36% vốn (tương đương 2.308 tỷ đồng) tại DN này. Tuần trước, Bộ Công Thương đã bàn giao số vốn này cho Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) để SCIC tiếp nhận làm chủ sở hữu vốn nhà nước tại DN, tiếp tục thực hiện thoái vốn.

“Quan điểm là khẩn trương thực hiện thoái vốn nhưng việc này cần tính toán thời điểm nào lợi ích cao nhất chứ không phải thoái càng nhanh càng tốt” - ông Hải nhấn mạnh.

Về VEAM, theo ông Hải, DN có đặc thù dù lĩnh vực kinh doanh chính là cơ khí, ô tô nhưng thu nhập chính lại đến từ các liên doanh mà VEAM đang thực hiện với các hãng lớn như: Honda, Toyota, Ford. Số vốn điều lệ tham gia 3 liên doanh chỉ chiếm 7% nhưng mang lại trên 90% tổng lợi nhuận của VEAM. Do đó, nếu thoái vốn không cẩn thận, Nhà nước sẽ bị thiệt hại, vì mỗi năm, riêng phần chia liên doanh đã mang lại lợi nhuận tới hơn 7 nghìn tỷ đồng.

“Nếu bán vốn ở thời điểm này chỉ thu được khoảng 30 nghìn tỷ đồng, tương đương khoảng 5 năm lợi nhuận” - ông Hải cho hay.

Vì vậy, Bộ Công Thương dù trước đó đã có quyết định thoái vốn nhưng sau khi nghiên cứu kỹ đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước mắt chưa thoái vốn tại DN này. Lãnh đạo Chính phủ đã đồng ý và yêu cầu, sau này cần trình phương án cụ thể, khi Thủ tướng Chính phủ đồng ý mới thoái vốn.

Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải khẳng định, Bộ Công Thương luôn quan tâm việc thoái vốn nhưng phải thoái vốn bảo đảm lợi ích cao nhất của Nhà nước.

Liên quan đến vấn đề này, Thứ trưởng Bộ Tài chính Tạ Anh Tuấn lý giải, năm 2020 tiến trình thoái vốn chậm do nhiều nguyên nhân, trong đó có dịch COVID-19. Quan điểm của Bộ Tài chính là luôn thúc đẩy cổ phần hóa DN và đổi mới DNNN.

Bộ Tài chính đã xây dựng các cơ chế chính sách tài chính, bảo đảm triển khai thuận lợi việc cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước. Đặc biệt, Bộ Tài chính cũng xây dựng các cơ chế chính sách phát triển thị trường chứng khoán, tạo điều kiện để sau khi cổ phần hoá, các DN niêm yết trên thị trường chứng khoán và bảo đảm công khai, minh bạch trong quá trình cổ phần hóa, thoái vốn DNNN.

Bên cạnh đó, Bộ Tài chính đã phối hợp với các bộ, ngành và Uỷ ban Quản lý vốn nhà nước báo cáo Chính phủ có kế hoạch thúc đẩy tiến trình cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại DN./.

HỒNG NHUNG
Cùng chuyên mục
  • Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng gửi thư cho ngành giáo dục nhân dịp năm học mới
    3 năm trước Đối nội
    (BKTO) - Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng vừa có thư gửi ngành giáo dục nhân dịp khai giảng năm học mới 2020-2021. Cổng TTĐT Chính phủ trân trọng giới thiệu toàn văn bức thư.
  • Họp báo thường kỳ Chính phủ: Tập trung hoàn thành các mục tiêu ở mức cao nhất
    3 năm trước Đối nội
    (BKTO) - Chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã được Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Người phát ngôn của Chính phủ Mai Tiến Dũng nhấn mạnh tại buổi Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 8/2020 vừa diễn ra chiều 04/9.
  • Kết quả kiểm toán chi phí đầu tư các dự án BT thuộc Khu đô thị mới Thủ Thiêm - Thành phố Hồ Chí Minh
    3 năm trước Đối nội
    (BKTO)- Thực hiện kiến nghị của Thanh tra Chính phủ tại Kết luận số 1037/KL-TTCP ngày 26/6/2019 và yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ, KTNN đã tổ chức thực hiện kiểm toán 03 dự án trong khu đô thị mới Thủ Thiêm theo hình thức hợp đồng xây dựng - chuyển giao (dự án BT), gồm: (i) Dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu dân cư phía Bắc (khu chức năng số 3 và số 4) và hoàn thiện trục Bắc - Nam (đoạn từ chân cầu Thủ Thiêm 1 đến đường Mai Chí Thọ); (ii) Dự án đầu tư xây dựng 04 tuyến đường chính trong Khu đô thị mới Thủ Thiêm và (iii) Dự án đầu tư xây dựng cầu Thủ Thiêm 2. Việc thực hiện các dự án BT cơ bản tuân thủ theo quy định của pháp luật song còn một số hạn chế, thiếu sót trong việc xác định TMĐT; lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán; lựa chọn nhà thầu, ký kết hợp đồng; quản lý tiến độ dự án; công tác giải phóng mặt bằng; quản lý chi phí đầu tư và việc thực hiện các cam kết của hợp đồng BT.
  • Công tác chuẩn bị Đại hội đồng AIPA 41 thực hiện theo đúng tiến độ
    3 năm trước Đối nội
    (BKTO) - Cho đến nay, các nước đã đồng thuận với chương trình nghị sự, chương trình hoạt động của Đại hội đồng AIPA 41 với chủ đề “Ngoại giao nghị viện vì Cộng đồng ASEAN gắn kết và chủ động thích ứng.”
  • Thúc đẩy thanh toán không dùng  tiền mặt
    3 năm trước Đối nội
    (BKTO) - Thanh toán không dùng tiền mặt là xu hướng tất yếu khi DN ngày càng hội nhập sâu rộng với thế giới, tham gia nhiều hơn vào mạng lưới kinh doanh, chuỗi cung ứng toàn cầu. Nhu cầu thanh toán điện tử của người dân cũng ngày càng tăng. Tuy nhiên, vẫn còn những rào cản quá trình phát triển của thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam.
Khẩn trương thoái vốn nhưng phải bảo đảm lợi ích cao nhất của Nhà nước