Kiểm toán nhà nước chuyên ngành III bắc nhịp cầu yêu thương, nâng bước trẻ vùng cao đến trường

(BKTO) - Chính quyền, người dân vùng cao không khỏi xúc động khi có cây cầu khang trang để qua suối, đặc biệt là nhờ cây cầu, con đường đến trường của các em học sinh xứ núi bớt đi những trở ngại, hiểm nguy vào mùa lũ…

z5302071638838_07057fc7a539f6304c5f630040879c97.jpg
Lễ khánh thành công trình cầu dân sinh “Cùng em vượt lũ tới trường” tại Bản Na Nhu, xã Tà Cạ, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An do KTNN chuyên ngành III chủ trì quyên góp xây dựng. Ảnh: Tuấn Anh

Đó là những cảm xúc khó diễn tả bằng lời tại Lễ Khánh thành công trình cầu dân sinh “Cùng em vượt lũ tới trường” tại Bản Na Nhu, xã Tà Cạ, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An diễn ra mới đây. Công trình do Kiểm toán nhà nước (KTNN) chuyên ngành III chủ trì quyên góp xây dựng.

Tham dự Lễ khánh thành có các đồng chí: Lê Tùng Lâm - Bí thư Đảng ủy, Chánh Văn phòng KTNN, nguyên Kiểm toán trưởng KTNN chuyên ngành III; Đinh Văn Dũng - Phó Kiểm toán trưởng KTNN khu vực II, nguyên Phó Kiểm toán trưởng KTNN chuyên ngành III; Nguyễn Hữu Minh - Phó Chánh Văn phòng, Chủ tịch Công đoàn Văn phòng KTNN, nguyên Phó Bí thư huyện ủy - Chủ tịch UBND huyện Kỳ sơn; Cao Đức Hiếu - Ủy viên Ban chấp hành đảng bộ bộ phận KTNN chuyên ngành III và đại diện Chi đoàn thanh niên các đơn vị: KTNN chuyên ngành III, KTNN khu vực II và Văn phòng KTNN.

z5299802855324_9fe433c5abf0afb1daaf6300e58ee79b(1).jpg
Đông đảo đại biểu, người dân xứ núi hồ hởi tham dự Lễ khánh thành cây cầu. Ảnh: Tuấn Anh

Về phía tỉnh Nghệ An và huyện Kỳ Sơn có các đồng chí: Ngọc Kim Nam - Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy; Vi Hòe - Bí thư huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện; Nguyễn Viết Hùng, Phó Bí thư huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện và đại diện các phòng ban chuyên môn của huyện Kỳ Sơn, đại diện cấp ủy, chính quyền xã Tà Cạ cùng đông đảo đồng bào và trẻ em dân bản Na Nhu. 

Bên cạnh sự nỗ lực trong thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, việc khánh thành cây cầu dân sinh tại bản vùng cao cũng chính là hoạt động mang ý nghĩa thiết thực nhằm hướng đến chào mừng kỷ niệm 30 năm thành lập KTNN của tập thể lãnh đạo, công chức, đoàn viên, thanh niên KTNN chuyên ngành III.

Bản Na Nhu, xã Tà Cạ cách trung tâm huyện Kỳ Sơn (huyện miền núi cao biên giới đặc biệt khó khăn, nằm phía Tây tỉnh Nghệ An, đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 95% dân số tại đây), tỉnh Nghệ An 10km. Trước đây, đường vào bản Na Nhu chỉ mới có cầu tạm ghép bằng ván gỗ băng qua con suối. Vào mùa mưa lũ, bản thường xuyên bị chia cắt, việc đi lại của người dân và các cháu học sinh thường bị gián đoạn…

“Việc đi lại của người dân, đặc biệt là các em học sinh vô cùng khó khăn, nguy hiểm. Chính quyền đã có các giải pháp để bảo đảm an toàn cho bà con nhưng do nguồn lực khó khăn nên chưa thể giải quyết triệt để” - Chủ tịch xã Tà Cạ Vi Văn Mằn cho biết.

z5299802866628_1a006a36630543f1d8854db1c262bd13.jpg
Việc khánh thành, đưa vào sử dụng cầu dân sinh ở bản Na Nhu góp phần phục vụ việc đi lại của đồng bào, cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh tới trường ngay cả trong mùa mưa lũ. Ảnh: Tuấn Anh

Nhằm chia sẻ khó khăn với bà con bản Na Nhu, Chi đoàn thanh niên KTNN chuyên ngành III đã phát động chương trình hỗ trợ xây dựng cầu “Cùng em vượt lũ tới trường”.

Công trình cầu có chiều dài trên 46 mét bắc qua khe Na Nhu, đường dẫn 2 đầu cầu bằng bê thông dài 24,4 mét với tổng kinh phí gần 300 triệu đồng được hoàn thành theo đúng tiến độ, bảo đảm chất lượng theo yêu cầu.

Với ý nghĩa quan trọng đối với đồng bào, các em học sinh nơi đây, Chương trình sau khi phát động đã nhận được sự hưởng ứng, chung tay góp sức của tập thể lãnh đạo, công chức, đoàn viên, thanh niên KTNN chuyên ngành III cùng Công đoàn, Đoàn Thanh niên KTNN, KTNN chuyên ngành VI, đặc biệt là sự phối hợp nhiệt tình của các cấp, các ngành cùng toàn thể nhân dân xã Tà Cạ, huyện Kỳ Sơn. 

Việc khánh thành, đưa vào sử dụng cầu dân sinh ở bản Na Nhu góp phần phục vụ việc đi lại của đồng bào, cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh tới trường ngay cả trong mùa mưa lũ. Đồng thời, giúp nâng cao đời sống, phát triển kinh tế cho nhân dân trên địa bàn, qua đó, củng cố tình đoàn kết dân tộc “lá lành đùm lá rách” góp phần xây dựng địa bàn biên giới ngày càng phát triển, nâng cao đời sống cho người dân.

z5302071642680_aa29fcceafc319b667b7f284605b8632.jpg

Bản Na Nhu, xã Tà Cạ cách trung tâm huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An 10km, có 69 hộ dân với trên 600 nhân khẩu là người đồng bào dân tộc thiểu số. Địa hình chia cách bởi nhiều sông suối, đường đi lại của bà con và học sinh vào mùa mưa lũ thường xuyên bị chia cắt. Đây cũng là tâm lũ, gánh chịu nhiều thiệt hại trong các năm 2022 và 2023 dẫn đến nhiều cây cầu bị phá hủy, cuốn trôi và gây nhiều thiệt hại khác trên địa bàn.

Tại Lễ Khánh thành, Chi đoàn KTNN chuyên ngành III đã trao tặng 15 suất quà cho các em học sinh nghèo vượt khó đạt thành tích tốt trong học tập của Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Tà Cạ 2, với mong muốn động viên, tiếp bước đến trường cho các em. 

z5302071653485_b019d3539081876c30f24751a9c86441.jpg
Trong dịp này, Văn phòng KTNN đã vận động và phối hợp với Công ty Cổ phần ứng dụng Bản đồ Việt (Vietmap) tiếp tục hỗ trợ huyện Kỳ Sơn xây dựng cầu dân sinh tại Bản Pủng, xã Mường Ải với giá trị 200 triệu đồng, dự kiến khởi công vào tháng 4/2024.

Đặc biệt, cũng trong dịp này, Văn phòng KTNN đã vận động và phối hợp với Công ty Cổ phần ứng dụng Bản đồ Việt (Vietmap) tiếp tục hỗ trợ huyện Kỳ Sơn xây dựng cầu dân sinh tại Bản Pủng, xã Mường Ải với giá trị 200 triệu đồng, dự kiến khởi công vào tháng 4/2024.

Xây dựng các công trình cầu dân sinh là một trong những hoạt động thiện nguyện hướng về cộng đồng rất ý nghĩa được KTNN quan tâm, thực hiện trong suốt nhiều năm qua; không chỉ góp phần hỗ trợ cuộc sống của đồng bào, trẻ em, vùng sâu vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn mà còn là dịp để giáo dục các bạn đoàn viên, thanh niên KTNN về kĩ năng xã hội, tinh thần trách nhiệm đối với cộng đồng, cũng như là cơ hội để thể hiện tinh thần xung kích và rèn luyện bản lĩnh chính trị của bản thân. 

Các hoạt động ý nghĩa này của KTNN và các đơn vị trực thuộc đã giúp cho đồng bào, trẻ em, vùng sâu vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn cải thiện điều kiện sống, phát triển kinh tế - xã hội địa phương, cải thiện mức sống, từ đó giảm bớt khoảng cách với các vùng miền khác của cả nước. 

Cùng chuyên mục
Kiểm toán nhà nước chuyên ngành III bắc nhịp cầu yêu thương, nâng bước trẻ vùng cao đến trường