Kiểm toán nhà nước hiến kế cho cơ chế khởi kiện khi cơ quan nhà nước làm sai, gây thiệt hại

(BKTO) - Tại cuộc họp lấy ý Đề án “Nghiên cứu, xây dựng cơ chế khởi kiện vụ án hành chính để đưa ra Tòa án phán quyết đối với trường hợp các cơ quan quản lý nhà nước, các chủ thể không thực hiện hoặc thực hiện không đúng pháp luật gây thiệt hại đến lợi ích công cộng, lợi ích nhà nước” do Viện kiểm sát nhân dân tối cao (VKSNDTC) tổ chức, Phó Tổng Kiểm toán nhà nước Trần Minh Khương nêu một số ý kiến liên quan đến việc xây dựng cơ chế khởi kiện này.

z6312864740666_690639e22243c64431eb253d14d701de.jpg
Phó Tổng Kiểm toán nhà nước Trần Minh Khương phát biểu tại cuộc họp. Ảnh: Văn Tình

Cần cơ chế mới trong bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích nhà nước

Tại cuộc họp, Viện trưởng VKSNDTC Nguyễn Huy Tiến cho biết, trong nhà nước tiến bộ, đặc biệt là Nhà nước của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân thì việc bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích nhà nước là yêu cầu của bất kỳ quốc gia, dân tộc nào để góp phần duy trì sự tồn tại và phát triển của một đất nước; bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ; bảo đảm giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và nền văn hóa dân tộc của một đất nước.

Đảng, Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản, trong đó đặt ra nhiệm vụ: Hoàn thành cơ bản việc xây dựng nền tư pháp chuyên nghiệp, hiện đại, công bằng, nghiêm minh, liêm chính, phụng sự Tổ quốc, phục vụ Nhân dân, bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của tổ chức, cá nhân...

Thực tế cho thấy, tình trạng gây thất thoát, lãng phí diễn ra khá phổ biến, dưới nhiều dạng thức khác nhau, đã và đang gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng cho sự phát triển kinh tế - xã hội trong các lĩnh vực như tài nguyên, môi trường, tài sản công do quản lý, sử dụng chưa hiệu quả,...

z6312863462072_646171270f256aa5b4d179edd7c6fafc.jpg
Quang cảnh cuộc họp. Ảnh: Văn Tình

Viện trưởng VKSNDTC Nguyễn Huy Tiến cho biết thêm, hiện nay, việc bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích nhà nước thông qua các cơ chế đã được quan tâm nhưng chưa phát huy được hiệu quả cao. 

Bên cạnh đó, thực hiện Thông báo của Văn phòng Trung ương Đảng, VKSNDTC được giao chủ trì, phối hợp với các Bộ, ban, ngành Trung ương và địa phương nghiên cứu, xây dựng Đề án: “Nghiên cứu xây dựng cơ chế khởi kiện vụ án hành chính trong trường hợp các cơ quan quản lý nhà nước, các chủ thể không thực hiện hoặc thực hiện không đúng pháp luật gây thiệt hại đến lợi ích công cộng, lợi ích nhà nước” để bổ sung cơ chế ngăn chặn, xử lý kịp thời các vi phạm để bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích nhà nước, nhất là cần bổ sung, hoàn thiện cơ chế để phát hiện kịp thời và phòng ngừa từ sớm, từ xa các vi phạm xâm phạm lợi ích công cộng, lợi ích nhà nước, tránh gây thất thoát lãng phí mà phải xử lý hình sự.

“VKSND tối cao sẽ xây dựng, hoàn thiện dự thảo Đề án để gửi các cơ quan Trung ương và các Bộ, ngành có liên quan xin ý kiến. Trên cơ sở tiếp thu các ý kiến, VKSNDTC sẽ báo cáo đồng chí Chủ tịch nước - Trưởng Ban chỉ đạo cải cách tư pháp Trung ương trước khi trình Bộ Chính trị theo quy định” - Viện trưởng Nguyễn Huy Tiến cho biết.

Tại cuộc họp, dưới sự điều hành của đồng chí Nguyễn Duy Giảng - Phó Viện trưởng VKSND tối cao, các đại biểu đến từ các Bộ, ngành có liên quan đã tham gia đóng góp ý kiến, trao đổi, thảo luận về các nội dung của Đề án. 

Kiểm toán có thể đề nghị VKSND xem xét quyết định khởi kiện vụ án hành chính

Nêu ý kiến tại cuộc họp, Phó Tổng Kiểm toán nhà nước Trần Minh Khương đã đánh giá cao việc xây dựng Đề án và sự vào cuộc trách nhiệm, khẩn trương của VKSNDTC.

Dẫn báo cáo của VKSNDTC khi cho rằng, mặc dù các cơ quan thanh tra, kiểm toán trong thời gian qua hoạt động tích cực và hiệu quả, song tình hình khiếu kiện hành chính và những dấu hiệu vi phạm lợi ích công cộng, lợi ích nhà nước, nhất là trong lĩnh vực đất đai, tài nguyên khoáng sản, dược phẩm… vẫn còn khá phổ biến, có trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng.

Từ đó, “cần thiết phải có cơ chế khởi kiện vụ án hành chính trong trường hợp các cơ quan quản lý nhà nước, các chủ thể không thực hiện hoặc thực hiện không đúng pháp luật, gây thiệt hại đến lợi ích công cộng, lợi ích nhà nước” - Phó Tổng Kiểm toán nhà nước Trần Minh Khương nhấn mạnh.

Tại cuộc họp, Phó Tổng Kiểm toán nhà nước Trần Minh Khương cũng cho ý kiến cụ thể đối với một số nội dung được đề xuất xây dựng Đề án “Nghiên cứu, xây dựng cơ chế khởi kiện vụ án hành chính để đưa ra Tòa án phán quyết đối với trường hợp các cơ quan quản lý nhà nước, các chủ thể không thực hiện hoặc thực hiện không đúng pháp luật gây thiệt hại đến lợi ích công cộng, lợi ích nhà nước”.

Trong đó, liên quan đến cơ chế thực hiện khởi kiện vụ án hành chính để đưa ra Tòa án, Phó Tổng Kiểm toán nhà nước Trần Minh Khương cho rằng, cơ chế thực hiện thông qua phối hợp công tác với các cơ quan có chức năng thanh tra, kiểm toán, kiểm tra sẽ đảm bảo tính hợp lý, khả thi.

Theo đó, trong quá trình thanh tra, kiểm toán, kiểm tra nếu phát hiện cơ quan, người có thẩm quyền không thực hiện hoặc thực hiện không đúng pháp luật khi ban hành quyết định hành chính hoặc thực hiện hành vi hành chính gây thiệt hại đến lợi ích nhà nước và đã kiến nghị khắc phục nhưng cơ quan đó chưa thực hiện thì theo đề nghị của các cơ quan thanh tra, kiểm toán, kiểm tra, VKSND xem xét quyết định khởi kiện vụ án hành chính để bảo vệ lợi ích nhà nước, lợi ích công cộng..

Ngược lại, trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ kiểm sát, nếu VKSND phát hiện thấy cơ quan, người có thẩm quyền có dấu hiệu vi phạm, thực hiện không đúng pháp luật thì VKSND cần chuyển thông tin, tài liệu có liên quan cho cơ quan thanh tra, kiểm toán để thanh tra, kiểm toán làm rõ, xử lý theo quy định pháp luật và thông báo kết quả xử lý cho VKSND.

Sau khi tiếp nhận vụ việc, “trường hợp đã rõ dấu hiệu vi phạm thì VKSND kiến nghị cơ quan có thẩm quyền khắc phục vi phạm hoặc xem xét khởi kiện nếu cơ quan có thẩm quyền không thực hiện khắc phục” - Phó Tổng Kiểm toán nhà nước Trần Minh Khương góp ý.

Cùng chuyên mục
  • Kiểm toán nhà nước đồng hành, hỗ trợ, góp phần vào sự phát triển của tỉnh Vĩnh Long
    9 ngày trước Kiểm toán
    (BKTO) - Đạt và vượt 21/21 chỉ tiêu kinh tế - xã hội được giao, đảm bảo chăm lo tốt cho đời sống của người dân trên địa bàn…, đó là những kết quả nổi bật trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Vĩnh Long năm vừa qua. Theo Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Lữ Quang Ngời, những kết quả này có được còn nhờ sự đóng góp không nhỏ của Kiểm toán nhà nước (KTNN) khi đồng hành, tư vấn, kiến nghị chính sách giúp địa phương thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội.
  • Kiểm toán an ninh mạng: Biến thách thức thành cơ hội
    9 ngày trước Kiểm toán
    (BKTO) - Với các mối đe dọa mạng ngày càng gia tăng về quy mô và mức độ tinh vi, vai trò của các cuộc kiểm toán an ninh mạng đã phát triển từ nhu cầu tuân thủ thành một chiến lược, tạo cơ hội cho tổ chức tăng trưởng, đổi mới và tăng cường khả năng phục hồi.
  • Ba Lan: Cần tập trung nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp
    9 ngày trước Kiểm toán quốc tế
    (BKTO) - Sau cuộc kiểm toán đánh giá về chất lượng giáo dục nghề nghiệp, Kiểm toán nhà nước (KTNN) Ba Lan cho rằng, Bộ Giáo dục và các đơn vị liên quan chưa chú trọng công tác đánh giá chất lượng giáo dục nghề nghiệp, chưa có những hành động khắc phục cần thiết để kịp thời cải thiện chất lượng giáo dục.
  • Chi bộ Thanh tra Kiểm toán nhà nước: Thống nhất, đoàn kết, nỗ lực hoàn thành tốt nhiệm vụ
    9 ngày trước Kiểm toán
    (BKTO) - Trong nhiệm kỳ 2022-2025, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Ban cán sự đảng, Đảng ủy, lãnh đạo Kiểm toán nhà nước (KTNN), tập thể Chi bộ Thanh tra KTNN luôn thống nhất, đoàn kết, nỗ lực khắc phục khó khăn để hoàn thành tốt các nhiệm vụ chính trị được giao.
  • Kiểm toán báo cáo quyết toán ngân sách địa phương: Khắc chế những khó khăn, thách thức
    9 ngày trước Hoạt động của Ngành
    (BKTO) - Năm 2024, Kiểm toán nhà nước (KTNN) khu vực IV đã thực hiện kiểm toán báo cáo quyết toán ngân sách (BCQTNS) của 4/4 địa phương được phân công. Báo cáo kiểm toán đã được gửi tới các địa phương kịp thời phục vụ phiên họp hội đồng nhân dân (HĐND) xem xét, phê chuẩn ngân sách địa phương. Kết quả kiểm toán cũng là căn cứ pháp lý quan trọng, tin cậy, cung cấp nhiều thông tin giá trị để HĐND các tỉnh, thành phố quyết định, phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương đặc biệt là tại TP. Hồ Chí Minh trước khi HĐND khai mạc kỳ họp cuối năm.
Kiểm toán nhà nước hiến kế cho cơ chế khởi kiện khi cơ quan nhà nước làm sai, gây thiệt hại