Kiến nghị đánh giá toàn diện đề xuất áp thuế tiêu thụ đặc biệt 10% với nước giải khát có đường

(BKTO) - Nhiều ý kiến đề nghị cần đánh giá toàn diện và đa chiều, làm rõ cơ sở khoa học, thực tiễn việc đề xuất thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) đối với mặt hàng nước giải khát có đường.

Cần có thêm cơ sở khoa học, thực tiễn 

Hiện Bộ Tài chính đang chủ trì xây dựng Dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt - TTĐB (sửa đổi) với việc điều chỉnh một số nội dung quan trọng, trong đó, một trong những nội dung mới tại Dự thảo là đề xuất: “Bổ sung nước giải khát có đường theo Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN: 12828:2019) có hàm lượng đường trên 5g/100ml vào đối tượng chịu thuế TTĐB”.

hoi-thao.jpg
Các đại biểu thảo luận tại Hội thảo. Ảnh: Nguyễn Duyên 

Những sửa đổi này chắc chắn sẽ có tác động lớn đến doanh nghiệp trong chuỗi sản xuất, kinh doanh về mặt hàng, dịch vụ thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật và người tiêu dùng.

Tại Hội thảo công bố Báo cáo “Đánh giá tác động kinh tế của Dự thảo thuế TTĐB đối với nước giải khát có đường” do Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) thực hiện nghiên cứu và tổ chức ngày 17/10, TS. Nguyễn Minh Thảo - Trưởng ban Ban Nghiên cứu môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh, CIEM- phân tích, Dự thảo Luật thuế TTĐB (sửa đổi) đề xuất áp thuế TTĐB với mức thuế suất 10% đối với nước giải khát có đường nhằm mục tiêu ngăn ngừa và giảm thiểu tình trạng thừa cân béo phì.

Tuy nhiên, đề xuất này chưa có đánh giá tác động toàn diện, thiếu luận cứ rõ ràng; chưa cung cấp các luận cứ và minh chứng khoa học rõ ràng và được kiểm chứng về mức độ tác động của việc sử dụng nước giải khát có đường tới tình trạng bệnh thừa cân béo phì ở Việt Nam.

Nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy, thừa cân béo phì là căn bệnh phức tạp do nhiều yếu tố gây ra bao gồm nạp dư thừa năng lượng, thiếu hoạt động thể chất, yếu tố nội tiết, di truyền… Trong khi thị trường còn có nhiều sản phẩm thực phẩm và đồ uống có chứa đường, nhưng không thuộc khái niệm quy định tại TCVN này.

tran-nhi-ha.jpg
Bà Trần Thị Nhị Hà - Phó Trưởng Ban dân nguyện, Ủy ban Thường vụ Quốc hội: Đề xuất áp thuế TTĐB đối với nước giải khát có đường cần phải có các bằng chứng khoa học rõ ràng. Ảnh: Nguyễn Duyên

Tại Hội thảo, bà Trần Thị Nhị Hà - Phó Trưởng Ban dân nguyện, Ủy ban Thường vụ Quốc hội - cho rằng, đề xuất áp thuế TTĐB đối với nước giải khát có đường cần phải có các bằng chứng khoa học rõ ràng. Rất nhiều yếu tố gây thừa cân béo phì: chế độ dinh dưỡng, ít vận động, các bệnh khác…, trong đó, nước giải khát có đường chỉ là một nguyên nhân. Việc áp thuế TTĐB đối với nước giải khát có đường không giảm được nguy cơ thừa cân béo phì. Kinh nghiệm từ nhiều nước trên thế giới đã cho thấy rất rõ điều này. 

“Đề xuất áp thuế TTĐB đối với nước giải khát có đường cần có bằng chứng thuyết phục, đánh giá toàn diện, đảm bảo công bằng, trong báo cáo thiếu hẳn đánh giá về y tế”- bà Hà nêu rõ.

Đồng quan điểm, ông Nguyễn Duy Hưng- Chủ tịch Ủy ban quan hệ Doanh nghiệp và Pháp Chế, Tập đoàn Tân Hiệp Phát - băn khoăn: Trước đây, sữa - một mặt hàng dinh dưỡng quan trọng - từng được đưa vào mặt hàng chịu thuế, hiện đã được bỏ ra khỏi danh mục này. Còn nước giải khát có đường hiện được coi là nguyên nhân gây thừa cân bệnh béo phì, nhưng thực tế béo phì còn do nhiều nguyên nhân khác. Vậy, một số nhóm sản phẩm chứa nhiều đường như bánh kẹo, bánh trung thu thì có bị đánh thuế hay không?

Xem xét, đánh giá tác động toàn diện đến nền kinh tế

Nghiên cứu của CIEM cho thấy, việc áp thuế TTĐB đối với nước giải khát có đường sẽ tạo tác động tiêu cực đến nền kinh tế về trung và dài hạn. Trong ngắn hạn, nguồn thu ngân sách từ thuế gián thu có thể tăng nhưng ở các chu kỳ tiếp theo, khi doanh nghiệp ngành nước giải khát và các ngành khác trong quan hệ liên ngành thu hẹp quy mô sản xuất thì giá trị tăng thêm, giá trị sản xuất và lợi nhuận sẽ giảm. Kéo theo đó là ảnh hưởng tới nguồn thu ngân sách nhà nước từ thuế, đồng thời ảnh hưởng tiếp đến cơ hội việc làm và thu nhập của người lao động. Hệ quả là làm suy giảm GDP của nền kinh tế.

Cụ thể, quy mô sản xuất của doanh nghiệp nước giải khát bị co hẹp sau khi tăng thuế; giá trị tăng thêm và giá trị sản xuất của nhóm ngành NGK đều giảm. Trong đó, giá trị tăng thêm giảm 0,772%, tương đương giảm 5.650 tỷ đồng.

Đồng thời, việc áp thuế TTĐB này không chỉ tác động tới ngành nước giải khát mà còn tác động tới 24 ngành khác trong quan hệ liên ngành. Tổng giá trị tăng thêm của nền kinh tế giảm 0,601%; tương đương 55.077 tỷ đồng. Điều này kéo theo sự sụt giảm về GDP ở mức 0,448%, tương đương giảm 42.570 tỷ đồng.

Vì thế, nguồn thu từ thuế thu nhập doanh nghiệp (thuế trực thu) sụt giảm 2.152 tỷ đồng; thu nhập của người lao động trong toàn nền kinh tế giảm 0,6%, tương đương giảm 34.534 tỷ đồng. Với phương án áp thuế này, kết quả phân tích của CIEM cho thấy, năm đầu tiên áp thuế (năm 2026) ước tính nguồn thu từ thuế gián thu tăng 0,853%. Nhưng đến chu kỳ tiếp theo (chu kỳ sau 1 năm), nguồn thu từ thuế gián thu bắt đầu suy giảm với mức -0,495%/năm, tương ứng giảm khoảng 4.978 tỷ đồng/năm và các chu kỳ sau, nguồn thu ngân sách tiếp tục giảm.

Có thể thấy, xét về tác động kinh tế, việc áp thuế TTĐB 10% đối với nước giải khát có đường dẫn tới tác động tiêu cực tới nền kinh tế. Hơn nữa, thực trạng chung của doanh nghiệp ngành đồ uống, ngành nước giải khát là ngành dễ bị tổn thương trước các cú sốc, bao gồm cả những thay đổi về chính sách. Vì thế, quá trình soạn thảo các văn bản, chính sách tác động tới doanh nghiệp ngành nước giải khát càng đòi hỏi phải thận trọng, cân nhắc kỹ lưỡng.

“Vì thế, cần lựa chọn thời điểm phù hợp hơn để đề xuất bổ sung mặt hàng nước giải khát có đường vào diện chịu thuế TTĐB thay vì đề xuất vào thời điểm này”- TS. Nguyễn Minh Thảo nêu.

ong-viet.jpg
Ông Nguyễn Văn Việt - Chủ tịch Hiệp hội Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam (VBA) kiến nghị cơ quan soạn thảo cân nhắc chưa bổ sung nước giải khát theo Tiêu chuẩn Việt Nam có hàm lượng đường trên 5g/100ml, vào đối tượng chịu thuế TTĐB tại lần sửa đổi này.  Ảnh: Nguyễn Duyên

Ông Nguyễn Văn Việt - Chủ tịch Hiệp hội Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam (VBA) - cho biết, trong bối cảnh các doanh nghiệp còn khó khăn hiện nay, để Dự thảo Luật được ban hành hài hòa lợi ích giữa nhà nước, người tiêu dùng và doanh nghiệp, cũng như góp phần đảm bảo phát triển kinh tế - xã hội và mục tiêu sức khỏe của người tiêu dùng Việt Nam,  VBA kiến nghị cơ quan soạn thảo cân nhắc chưa bổ sung nước giải khát theo Tiêu chuẩn Việt Nam có hàm lượng đường trên 5g/100ml, vào đối tượng chịu thuế TTĐB tại lần sửa đổi này./.

Cùng chuyên mục
  • Áp thuế VAT 5% với phân bón: Người nông dân có thể giảm 453 tỷ đồng chi phí phân bón nội địa
    một tháng trước Kinh tế
    (BKTO) - Đó là phân tích của TS. Trần Thị Hồng Thủy - Chuyên gia của Dự án Tăng cường năng lực cạnh tranh khu vực tư nhân Việt Nam (USAID IPSC) - đưa ra tại Tọa đàm "Tham vấn ảnh hưởng của việc áp thuế suất thuế giá trị gia tăng 5% đến ngành phân bón" diễn ra chiều 17/10, tại Đại học Ngoại thương Hà Nội.
  • 
Ninh Bình: Doanh nghiệp hưởng lợi từ chuyển đổi số
    một tháng trước Doanh nghiệp
    Thời gian qua, việc đẩy mạnh chuyển đổi số, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, cải thiện chỉ số PCI luôn được tỉnh Ninh Bình xác định là nhiệm vụ trọng tâm. Việc chuyển đổi số giúp cho doanh nghiệp Ninh Bình có sự phát triển bứt phá, nhất là với các đơn vị mạnh dạn thực hiện đổi mới sáng tạo, tăng cường sử dụng công nghệ cao, công nghệ sạch trong sản xuất, kinh doanh.
  • PVFCCo đạt Thương hiệu mạnh - Tăng trưởng xanh
    một tháng trước Doanh nghiệp
    (BKTO) - Thương hiệu Phân bón Phú Mỹ của Tổng công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (PVFCCo) vừa đón nhận giải thưởng “Thương hiệu mạnh - Tăng trưởng xanh” do Tạp chí Kinh tế Việt Nam - VnEconomy - Vietnam Economic Times tổ chức.
  • Agribank tăng quy mô tín dụng ưu đãi lĩnh vực lâm, thủy sản lên 13.000 tỷ đồng
    một tháng trước Ngân hàng - Tín dụng
    (BKTO) - Thực hiện chủ trương của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước, Agribank tiếp tục triển khai chương trình tín dụng ưu đãi dành cho lĩnh vực lâm sản, thủy sản với quy mô lên đến 13.000 tỷ đồng.
  • Đầu tư công ngành nông nghiệp: Vẫn gặp khó trong giải phóng mặt bằng
    một tháng trước Đầu tư
    (BKTO) - Xác định các dự án đầu tư công đóng vai trò rất quan trọng, giúp tạo điều kiện thuận lợi để phát triển nông nghiệp, tăng cường ứng phó với thiên tai, ngành nông nghiệp đã nỗ lực, bứt phá trở thành một trong những ngành có kết quả giải ngân vốn cao nhất cả nước. Song bên cạnh những kết quả đạt được, ngành nông nghiệp vẫn phải đối diện với thách thức chung đến từ công tác giải phóng mặt bằng (GPMB)…
Kiến nghị đánh giá toàn diện đề xuất áp thuế tiêu thụ đặc biệt 10% với nước giải khát có đường