Kiến nghị giải ngân hết gói 30.000 tỷ đồng

(BKTO) - Việc gói 30.000 tỷ đồng sắp hết thời hạn trong khi chưa giảingân hết tiền và nhu cầu vay ưu đãi mua nhà từ gói hỗ trợ này còn rất cao khiếnnhiều DN bất động sản và người dân như đang “ngồi trên đống lửa”.




Người dân mong muốn ngân hàng tiếp tục giải ngân gói cho vay ưu đãi 300000 tỷ đồng. Ảnh: TL

Sau 1/6 sẽ không còn lãi suất ưu đãi

Gói hỗ trợ cho vay mua nhà 30.000 tỷ đồng bắt đầu triển khai từ tháng 6/2013 và chính thức dừng vào 1/6/2016 – sau 36 tháng được triển khai nhằm hỗ trợ thị trường bất động sản và giúp người thu nhập thấp có cơ hội tiếp cận nhà giá rẻ với điểm nổi trội nhất là lãi suất ưu đãi. Chính sách này ngay tức thì đã được dư luận ủng hộ, cho dù trong giai đoạn đầu, để tiếp cận được với đồng vốn rẻ này là cả một hành trình đầy cam go, trong đó không ít người phải bỏ cuộc vì thủ tục nhiêu khê, rườm rà từ các đơn vị thực hiện. Thế nhưng, sau gần 3 năm triển khai, trong bối cảnh các cơ quan quản lý phát đi thông điệp gói 30.000 tỷ đã “tiêu” được gần 90%, thì người vay mua nhà lại đang đứng trước một khó khăn sẽ không còn được hưởng lãi suất ưu đãi 5% đối với các khoản vay giải ngân sau 1/6, cho dù hợp đồng đã được ký từ trước.

Lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cũng khẳng định, điều này đã được quy định rõ kể từ khi gói 30.000 tỷ đồng được triển khai. Đến thời hạn 1/6, NHNN sẽ chỉ căn cứ vào số giải ngân chứ không căn cứ vào số đăng ký. Tức là khi gói vay hết hạn, dù người dân đã đăng ký vay, nhưng không kịp giải ngân thì vẫn không được vay gói 30.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, theo NHNN thì đã có quy định cụ thể, song không ít khách hàng vay vốn ngỡ ngàng với thông tin này. Hiện tại, một số dự án, chủ đầu tư đang có động thái gọi khách hàng và tư vấn ký phụ lục đẩy nhanh tiến độ thanh toán lên trước thời hạn kết thúc giải ngân gói 30.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, theo quy định, chủ đầu tư chỉ được phép huy động không quá 70% giá trị hợp đồng khi chưa bàn giao nhà, công trình xây dựng cho khách hàng; trường hợp bên bán, bên cho thuê mua là DN có vốn đầu tư nước ngoài thì tổng số không quá 50% giá trị hợp đồng. Như vậy, nếu không bàn giao được nhà trước ngày 1/6 thì 30% khoản vay còn lại không thể hưởng lãi suất ưu đãi.

Kiến nghị giải ngân hết

Cũng trong tháng 3/2016, NHNN cũng bất ngờ đưa ra lấy ý kiến dự thảo sửa đổi Thông tư 36 quy định về các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, trong đó, các quy định về giới hạn tối đa đều giảm mạnh. Các ngân hàng khi đó chỉ được phép dùng tối đa 40% vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn. Nếu dự thảo Thông tư này được thông qua, dư địa cho vay bất động sản của các ngân hàng sẽ bị thu hẹp rất mạnh, mức lãi suất mới không biết sẽ còn cao đến đâu?.

Nhiều chuyên gia cảnh báo, gói 30.000 tỷ đồng được mở ra để hỗ trợ cho những người có thu nhập thấp và trung bình, giờ nếu như họ không còn được hưởng ưu đãi lãi suất 5% như trước mà tính theo mức lãi suất thương mại, liệu họ có kham nổi hay không? Nếu những người đi vay mua bất động sản không có khả năng chi trả, phải phá vỡ hợp đồng. Những hợp đồng cho vay này sẽ thành nợ xấu không thu hồi được, ngân hàng ôm nợ xấu, cả nền kinh tế sẽ bị ảnh hưởng theo. Đồng quan điểm, chuyên gia tài chính ngân hàng Nguyễn Trí Hiếu nhận định: NHNN nên có điều chỉnh lập tức để tất cả hợp đồng tín dụng được hưởng trọn vẹn ưu đãi. Nếu không, nhiều khách hàng sẽ gặp phải bẫy lãi suất bởi kế hoạch tài chính thay đổi khi lãi vọt lên cao.

Hiệp hội Bất động sản TP.Hồ Chí Minh (HoREA) mới đây cũng đã có văn bản kiến nghị cho phép tất cả các khoản vay gói 30.000 tỷ đồng được hưởng lãi suất ưu đãi 5%/năm trong suốt 15 năm, và cho giải ngân hết gói 30.000 tỷ đồng. HoREA cho rằng đối với đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nhà nước, cán bộ lực lượng vũ trang và người thu nhập thấp đô thị luôn luôn là đối tượng cần thiết có sự hỗ trợ của Nhà nước để tiếp cận nhà ở. Vì thế, NHNN nên cho giải ngân hết gói tín dụng ưu đãi 30.000 tỷ đồng mà không ấn định thời hạn để hỗ trợ cho nhóm đối tượng này. Nếu NHNN vẫn quyết định chấm dứt giải ngân gói này từ 01/6/2016 thì cần có cơ chế xử lý chuyển tiếp đối với những người đến thời điểm cuối tháng 5/2016 đã ký hợp đồng tín dụng vay gói 30.000 tỷ đồng nhưng chưa được giải ngân, hoặc chỉ mới được giải ngân một phần để tránh khó khăn cho người thu nhập thấp đã ký hợp đồng mua nhà mà phải chuyển sang vay theo lãi suất thương mại hoặc tự xoay xở vay ngoài ngân hàng.

LONG HOÀNG
Cùng chuyên mục
  • Tạo điều kiện thuận lợi hơn cho thị trường mua bán nợ
    8 năm trước Ngân hàng - Tín dụng
    (BKTO) - Nợ xấu của nhiềungân hàng dù đã giảm đáng kể nhưng việc xử lý dứt điểm các khoản nợ vẫn cònnhiều bất cập. Bởi vậy, Dự thảo Nghị định về điều kiện kinh doanhhoạt động mua bán nợ do Ngân hàng Nhànước làm đầu mối xây dựng đã trao thêm quyền cho Công ty Quản lý nợ và khai tháctài sản của các ngân hàng (AMC). Điều này được các chuyên gia kỳ vọng sẽ tạođiều kiện thuận lợi cho thị trường mua bán nợ phát triển, góp phần xử lý tốtcác khoản nợ xấu.
  • Chú trọng nâng cao kiến thức trong kiểm toán ngân sách địa phương
    8 năm trước Ngân hàng - Tín dụng
    (BKTO) - Đề cương kiểm toán ngân sáchđịa phương đã và đang được hoàn thiện để trình Tổng Kiểm toán Nhà nước xem xét,ban hành và áp dụng trong năm 2016. Theo Đề cương này, kiểm toán tại cơ quan Thuếlà một trong những nội dung được KTNN chú trọng. Bởi vậy, yêu cầu đặt ra đốivới các kiểm toán viên nhà nước là phải nắm vững hệ thống văn bản, chính sách mớivề thuế đã được ban hành, thực hiện trong năm 2015.
  • Khắt khe hơn với ngân hàng khi mua bán, sáp nhập
    8 năm trước Ngân hàng - Tín dụng
    (BKTO) - Vài năm gần đây, thị trường tài chínhđã chứng kiến nhiều thương vụ mua bán, sápnhập (M&A) giữa các ngân hàng với công ty tài chính. Theo các chuyêngia, sân chơinày sẽ tiếp tục được mở rộng hơn nhằm giúp các ngân hàng đẩy mạnh dịch vụ bán lẻ. Tuy nhiên, để có thể thànhlập hoặc sở hữu công ty tài chính, các ngân hàng nhỏ phải tuân thủ những yêucầu khắt khe hơn từ phía Ngânhàng Nhà nước (NHNN).
  • Dấu ấn công tác điều hành tài chính - ngân sách 2015 và vai trò của KTNN
    8 năm trước Ngân hàng - Tín dụng
    (BKTO) - Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng trảlời phỏng vấn của Báo Kiểm toán
  • Thị trường vốn Việt Nam năm 2016:  Triển vọng và thách thức
    8 năm trước Ngân hàng - Tín dụng
    (BKTO) - Những chỉ số về thị trường chứng khoán (TTCK) năm 2015 màUỷ ban Chứng khoán Nhà nước (Bộ Tài chính) công bố mới đây đã phần nào phản ánhbức tranh thị trường vốn của Việt Nam năm qua với nhiều tín hiệu tích cực. Tuynhiên, theo các chuyên gia, thị trường tài chính - tiền tệ thế giới năm 2016 sẽcó nhiều biến động khôn lường, gây ảnh hưởng tới việc thu hút các dòng vốn đầutư vào Việt Nam, đòi hỏi Chính phủ phải có những biện pháp can thiệp kịp thời.
Kiến nghị giải ngân hết gói 30.000 tỷ đồng