Kinh nghiệm quốc tế về kiểm soát chất lượng kiểm toán và bài học cho Việt Nam

(BKTO) - Kiểm soát chất lượng kiểm toán (KSCLKT) là hoạt động có tính bắt buộc đi đôi với hoạt động kiểm toán và cần được quan tâm nhằm đảm bảo chất lượng kiểm toán, đáp ứng yêu cầu của các đơn vị sử dụng thông tin. Hoạt động này được các cơ quan kiểm toán tối cao (SAI) trên thế giới chú trọng.



                
   

Ảnh tư liệu

   

Kiểm soát chất lượng toàn bộ quá trình thực hiện cuộc kiểm toán

Một trong những SAI luôn chú trọng KSCLKT là KTNN Trung Quốc. Công tác này được KTNN Trung Quốc tập trung trong cả quá trình thực hiện cuộc kiểm toán, gồm: giai đoạn chuẩn bị kiểm toán, giai đoạn thực hiện kiểm toán và giai đoạn lập báo cáo kiểm toán (BCKT).

Cụ thể, ở giai đoạn chuẩn bị kiểm toán, sau khi khảo sát, lập kế hoạch kiểm toán (KHKT), Vụ kiểm toán có trách nhiệm xét duyệt và kiểm soát chất lượng KHKT trước khi trình lãnh đạo. Nội dung kiểm soát ở khâu này nhằm đánh giá tính khả thi của mục tiêu kiểm toán; mức độ quan trọng và tính hợp lý của đánh giá rủi ro kiểm toán; phạm vi, nội dung và trọng điểm kiểm toán; tính khả thi của các bước và phương pháp kiểm toán; thời gian, phân công công việc kiểm toán...

SAI Trung Quốc quy định rõ trách nhiệm của từng cấp đối với việc kiểm soát KHKT như sau: Lãnh đạo KTNN chịu trách nhiệm kiểm soát về tính phù hợp của mục tiêu kiểm toán. Lãnh đạo Vụ kiểm toán xem xét tính phù hợp của phạm vi và trọng điểm kiểm toán. Trưởng nhóm kiểm toán chịu trách nhiệm về tính phù hợp của nội dung và phương pháp kiểm toán. Thành viên nhóm kiểm toán đánh giá tính xác thực và tính hoàn chỉnh của những ghi chép trong quá trình khảo sát, thu thập thông tin.

Giai đoạn thực hiện kiểm toán, việc KSCLKT tập trung vào các nội dung: Thực hiện KHKT, bằng chứng kiểm toán, nhật ký kiểm toán viên (KTV) và bản thảo gốc về kết quả kiểm toán. Trong đó, trưởng đoàn kiểm toán phải chỉ đạo KTV thu thập bằng chứng kiểm toán và chịu trách nhiệm kiểm soát chất lượng bằng chứng kiểm toán.

Ngoài ra, trưởng đoàn kiểm toán cũng phải kiểm soát nhật ký KTV và bản thảo gốc về kết quả kiểm toán, bao gồm: việc thực hiện các nội dung, mục tiêu, phương pháp kiểm toán; tính rõ ràng của sự việc; tính đầy đủ của bằng chứng kiểm toán; tính chính xác trong việc vận dụng các văn bản quy phạm pháp luật; tính hợp lý của kết luận, kiến nghị kiểm toán.

Để đảm bảo chất lượng kiểm toán và kiểm soát hết tất cả các khâu, kết thúc cuộc kiểm toán, nhóm kiểm toán phải nộp toàn bộ bản thảo gốc của BCKT, bản ý kiến của đơn vị được kiểm toán, văn bản phản ánh kết quả kiểm tra lại, bằng chứng kiểm toán và các tài liệu có liên quan khác... về Vụ kiểm toán.

Tương tự như SAI Trung Quốc, Makassar - Văn phòng đại diện của KTNN Indonesia tại thủ đô Bali (Makassar RO) cũng rất chú trọng công tác KSCLKT, đặc biệt là công tác kiểm soát tại đoàn kiểm toán. Ngoài ra, Makassar RO cũng quy định rất rõ vai trò, nhiệm vụ kiểm soát đối với từng cấp kiểm soát cụ thể có liên quan đến cuộc kiểm toán bao gồm: người đứng đầu Makassar RO, kiểm soát viên (độc lập với đoàn kiểm toán), trưởng đoàn kiểm toán và TP3 (Bộ phận có vai trò lập chương trình kiểm toán tổng thể cho cuộc kiểm toán).

Trong đó, TP3 có nhiệm vụ thiết lập một chương trình kiểm toán tổng thể, chương trình kiểm toán này sẽ xem xét tất cả các khía cạnh kiểm toán như: chương trình kiểm toán, thủ tục kiểm toán, KSCLKT và BCKT nhằm phục vụ cho việc thu thập bằng chứng kiểm toán. Thông qua các cuộc thảo luận, TP3 đưa ra những khả năng sai phạm có thể xảy ra tại đơn vị được kiểm toán và thiết lập một chương trình kiểm toán tổng thể, gửi cho tất cả những kiểm soát viên, các KTV cấp cao và đoàn kiểm toán để áp dụng.

Trong quá trình thực hiện kiểm toán, trưởng đoàn kiểm toán có trách nhiệm giám sát KTV để đảm bảo tuân thủ đúng nội dung, quy trình, thủ tục, mục tiêu của chương trình kiểm toán và đạt hiệu quả trong công việc. Hằng tuần, trưởng đoàn kiểm toán có trách nhiệm gửi báo cáo quá trình thực hiện kiểm toán cho kiểm soát viên và người đứng đầu Makassar RO.

Kiểm soát viên có trách nhiệm yêu cầu đoàn kiểm toán gửi báo cáo quá trình thực hiện kiểm toán. Trường hợp đoàn kiểm toán gặp phải vấn đề và báo cáo với kiểm soát viên (bao gồm cả những vấn đề mang tính kỹ thuật và phi kỹ thuật), nếu trưởng đoàn không tự giải quyết được vấn đề thì người giám sát phải trực tiếp xuống đơn vị để giải quyết.

Để đưa ra kết luận cuối cùng, TP3 và đoàn kiểm toán sẽ tổ chức cuộc họp, thành phần tham gia bao gồm: người đứng đầu Makassar RO, kiểm soát viên, trưởng đoàn và các thành viên trong đoàn. Sau đó, dự thảo BCKT và biên bản cuộc họp giữa TP3 và đoàn kiểm toán sẽ được trình lên người đứng đầu Makassar RO phê duyệt và đưa ra bản BCKT cuối cùng.

Bài học kinh nghiệm đối với Kiểm toán Nhà nước Việt Nam

Để nâng cao chất lượng kiểm toán, trước hết, từ lãnh đạo KTNN đến các kiểm toán trưởng và KTV cần nâng cao nhận thức về vai trò của KSCLKT. Trong đó, kiểm toán trưởng cần chú trọng công tác chỉ đạo và nâng cao chất lượng kiểm toán ở từng giai đoạn, mỗi bước công việc. Công việc của KTV phải được cấp cao hơn thường xuyên kiểm tra, soát xét lại.

Đồng thời, trong quá trình thực hiện kiểm toán, KTV phải có trách nhiệm tự kiểm soát lại công việc mình đã làm để bảo đảm thực hiện đầy đủ các thủ tục, các nội dung kiểm toán, các bằng chứng kiểm toán là đầy đủ, đáng tin cậy nhằm nâng cao chất lượng kết quả, kết luận và kiến nghị kiểm toán.

KTNN cần phải có quy định cụ thể, xác định rõ nội dung, trách nhiệm kiểm soát của từng cấp độ kiểm soát (từ kiểm soát của bản thân KTV đến kiểm soát ở cấp cao nhất là lãnh đạo KTNN) trong từng giai đoạn của quá trình kiểm toán, đề cao và tăng cường trách nhiệm kiểm soát của từng cấp độ, đặc biệt là của kiểm toán trưởng trong từng bước của quá trình kiểm toán.

Các chuẩn mực, quy định về KSCLKT cần được ban hành đầy đủ để làm căn cứ cho công tác KSCLKT tại các cuộc kiểm toán.

Ngoài ra, KTNN cần xây dựng hệ thống KSCLKT gắn liền với cơ chế hoạt động của các cuộc kiểm toán để giám sát và kiểm tra thường xuyên đối với quá trình kiểm toán, từ lập kế hoạch đến thực hiện kiểm toán và lập BCKT./.
THS. HÀ MINH DŨNG - KTNN chuyên ngành Ib vàTHS. NGUYỄN THANH HUỆ - Vụ Chế độ và Kiểm soát chất lượng kiểm toán
Cùng chuyên mục
  • Kiểm toán độc lập - Kênh hỗ trợ hữu hiệu cho Kiểm toán Nhà nước
    3 năm trước Hoạt động của Ngành
    (BKTO) - KTNN Việt Nam và Deloitte Việt Nam chính thức ký kết hợp tác từ năm 2013 và luôn giữ mối quan hệ chặt chẽ, hiệu quả trong nhiều năm qua. Bà Trần Thị Thúy Ngọc - Phó Tổng Giám đốc thường trực Deloitte Việt Nam - khẳng định điều này với Báo Kiểm toán, đồng thời chia sẻ thêm về định hướng hợp tác phát triển của 2 bên trong thời gian tới.
  • Infographic - 6 tháng đầu năm, Kiểm toán Nhà nước kiến nghị xử lý tài chính 23.449 tỷ đồng
    3 năm trước Hoạt động của Ngành
    (BKTO) - Trong bối cảnh toàn Ngành vừa thực hiện nhiệm vụ công tác, vừa cùng toàn dân chống dịch, song với các giải pháp tổ chức, chỉ đạo, điều hành hoạt động kiểm toán quyết liệt và đồng bộ, cùng sự nỗ lực, quyết tâm cao của tập thể lãnh đạo, cán bộ, công chức, kiểm toán viên, đến ngày 30/6/2021, toàn Ngành đã xét duyệt 143 kế hoạch kiểm toán, kết thúc 76 cuộc kiểm toán, kiến nghị xử lý tài chính 23.449 tỷ đồng. Kết quả kiểm toán đã góp phần quan trọng giữ gìn kỷ luật, kỷ cương, nâng cao hiệu lực quản lý và sử dụng tài chính công, tài sản công.
  • Chủ động chuẩn bị chu đáo cho Đại hội ASOSAI 15
    3 năm trước Hoạt động của Ngành
    (BKTO) - Đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong lĩnh vực hợp tác quốc tế của KTNN được Tổng Kiểm toán Nhà nước Trần Sỹ Thanh đặt ra tại Hội nghị trực tuyến sơ kết công tác 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2021 của KTNN, diễn ra chiều 12/7, tại Hà Nội.
  • Kiểm toán Nhà nước đạt được kết quả toàn diện trên các mặt công tác trong 6 tháng đầu năm
    3 năm trước Hoạt động của Ngành
    (BKTO) - Chiều 12/7, Tổng Kiểm toán Nhà nước Trần Sỹ Thanh chủ trì Hội nghị trực tuyến sơ kết công tác 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2021 của KTNN. Dự thảo Báo cáo trình bày tại Hội nghị, các ý kiến phát biểu đã nêu bật những kết quả công tác của KTNN, cũng như quyết tâm, nỗ lực của toàn thể cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong thực hiện nhiệm vụ, góp phần vào kết quả công tác chung của Ngành.
  • Kiểm toán viên và những hành trình không mỏi
    3 năm trước Hoạt động của Ngành
    (BKTO)- Tháng 7 này, KTNN chuẩn bị bước qua hành trình 27 năm xây dựng và phát triển (11/7/1994 -11/7/2021) với bao thử thách. Đặc biệt, trong bối cảnh tác động của đại dịch Covid-19 đã làm gián đoạn nhiều hoạt động của nền kinh tế - xã hội đất nước, trong đó có hoạt động kiểm toán của KTNN; song với quyết tâm chính trị, ý thức trách nhiệm cao trước Đảng, Nhà nước, Quốc hội và Nhân dân, KTNN đã từng bước thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ được giao.
Kinh nghiệm quốc tế về kiểm soát chất lượng kiểm toán và bài học cho Việt Nam