Kinh tế - xã hội Thủ đô có nhiều tín hiệu phục hồi tích cực

(BKTO) - Đây là đánh giá của Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Chu Ngọc Anh tại Hội nghị giao ban công tác tháng 3/2022. Đồng thời, lãnh đạo Thành phố cũng nhấn mạnh, cần có quyết tâm cao nhất, chung sức, đồng lòng, thích ứng linh hoạt để phục hồi và phát triển kinh tế ngay từ quý I và cả năm 2022.



                
   

Nguồn: hanoi.gov.vn

   

Báo cáo tại Hội nghị, Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Vũ Duy Tuấn cho biết, tổng thu NSNN trên địa bàn Thành phố 2 tháng đầu năm 2022 ước đạt 69,1 nghìn tỷ đồng, đạt 22,6% dự toán, tăng 18,4% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, thu nội địa đạt hơn 64,1 nghìn tỷ đồng, tăng 17% so với cùng kỳ.

Hầu hết chỉ số sản xuất và tiêu dùng tháng 02 giảm so với tháng 01 do kỳ nghỉ Tết Nguyên đán kéo dài. Tuy nhiên, so với cùng kỳ, các chỉ số đều tăng mạnh cho thấy dấu hiệu phục hồi tích cực của nền kinh tế.

Trong đó, chỉ số sản xuất công nghiệp 2 tháng đầu năm 2022 ước tăng 4,6% so với cùng kỳ năm 2021; đa số các ngành sản xuất chế biến, chế tạo tăng so với cùng kỳ năm trước, một số ngành đạt mức tăng cao, như chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ tăng 20,7%; sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy tăng 49,7%; sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học tăng 11,9%...

Xuất, nhập khẩu hàng hóa phục hồi mạnh so với cùng kỳ. Kim ngạch xuất khẩu lũy kế 2 tháng đầu năm 2022 đạt 2,67 tỷ USD, tăng 30,9% so với cùng kỳ năm trước. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 2 tháng qua đạt 109,1 nghìn tỷ đồng, tăng 9,9% so cùng kỳ, trong đó doanh thu bán lẻ hàng hóa đạt 73,3 nghìn tỷ đồng, tăng 10,9% so cùng kỳ.

Ngành du lịch mặc dù tiếp tục chịu ảnh hưởng của dịch bệnh nhưng đã có dấu hiệu phục hồi tích cực. Khách quốc tế đến Hà Nội 2 đầu năm 2022 tăng 25,2%, khách trong nước đến Hà Nội tăng 37,3%.

Về kế hoạch vốn đầu tư công năm 2022, đến ngày 10/3, toàn Thành phố giải ngân được hơn 2.638 tỷ đồng, đạt 5,1% kế hoạch vốn thành phố giao. Trong đó, nguồn ngân sách cấp Thành phố giải ngân được gần 903 tỷ đồng (tương đương 5% kế hoạch), nguồn ngân sách cấp huyện (bao gồm cả ngân sách thành phố hỗ trợ) giải ngân được hơn 1.705 tỷ đồng (tương đương 6,34% kế hoạch).

Về nhiệm vụ trọng tâm tháng 3/2022, UBND Thành phố tập trung triển khai thực hiện Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 30/01/2022 về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội và triển khai Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ.

Đồng thời, tiếp tục triển khai các nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội năm 2022, các đề án, nhiệm vụ trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ như đề nghị xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi); điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Chương trình phát triển nhà ở giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2040; Quy hoạch Thủ đô thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2050.

UBND Thành phố cũng báo cáo Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố, trình HĐND Thành phố ban hành Nghị quyết về kế hoạch hỗ trợ đầu tư cho cấp huyện để hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội đại biểu lần thứ XVII Đảng bộ Thành phố Hà Nội đối với 3 lĩnh vực: Giáo dục, y tế, di tích.

Thành phố tập trung triển khai các giải pháp kiểm soát lạm phát; tháo gỡ khó khăn cho DN, đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện các công trình trọng điểm trên địa bàn Thành phố, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công. Triển khai việc giảm thuế giá trị gia tăng; huy động các nguồn lực cho phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội; nâng cao chất lượng tín dụng, giảm lãi suất cho vay, tăng khả năng tiếp cận tín dụng cho DN, người dân.

Bên cạnh đó, Thành phố tiếp tục thực hiện quyết liệt các nhiệm vụ, giải pháp phòng, chống dịch Covid-19 theo các nghị quyết, kết luận, văn bản chỉ đạo của Trung ương, Quốc hội, Chính phủ, Thành ủy, UBND Thành phố, bám sát các nội dung chỉ đạo tại Nghị quyết số 128/NQ-CP của Chính phủ về quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19”./.
THÙY LÊ
Cùng chuyên mục
  • Hà Nội: Tổ chức ba môn thi vào lớp 10 công lập không chuyên
    2 năm trước Chính trị
    (BKTO) - Ngày 11/3, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Chử Xuân Dũng đã ban hành Văn bản số 715/UBND-KGVX gửi Sở Giáo dục và Đào tạo về phương án tuyển sinh lớp 10 trung học phổ thông công lập không chuyên năm học 2022-2023.
  • Không lợi dụng dịch bệnh để tăng giá dịch vụ xét nghiệm
    2 năm trước Chính trị
    (BKTO) - Bộ Y tế vừa có Công văn số 1157/BYT-KHTC về việc thực hiện giá dịch vụ xét nghiệm SARS-CoV-2 gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố thuộc Trung ương; các cơ sở y tế thuộc Bộ Y tế; y tế các Bộ, ngành; các cơ sở y tế tư nhân.
  • Sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, xã giai đoạn 2016-2021 giúp tiết kiệm hàng nghìn tỷ đồng
    2 năm trước Chính trị
    (BKTO) - Trong 5 năm (2016-2021) thực hiện Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 và Nghị quyết số 653/2019/UBTVQH14 về sắp xếp các đơn vị hành chính, cả nước đã cắt giảm hàng trăm đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp huyện, xã, qua đó từng bước giúp tinh gọn bộ máy, tiết kiệm hàng nghìn tỷ đồng. Đây cũng là nội dung đang được Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về “việc thực hiện các nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc Hội về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trong giai đoạn 2019-2021” xem xét, đánh giá nhằm rút ra những bài học kinh nghiệm để triển khai hiệu quả hơn trong giai đoạn tới.
  • Ngày 12/3, ghi nhận 168.719 ca nhiễm Covid-19 mới, Hà Nội bổ sung 195.000 ca
    2 năm trước Chính trị
    (BKTO) – Theo Bản tin của Bộ Y tế, tính từ 16h ngày 11/3 đến 16h ngày 12/3, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19 ghi nhận 168.719 ca nhiễm mới, trong đó 15 ca nhập cảnh và 168.704 ca ghi nhận trong nước (giảm 386 ca so với ngày trước đó) tại 63 tỉnh, thành phố (có 116.648 ca trong cộng đồng).
  • Nâng thời giờ làm thêm: Bảo đảm hài hòa lợi ích của doanh nghiệp và người lao động
    2 năm trước Chính trị
    (BKTO) - Theo dự kiến, dự thảo Nghị quyết về thời giờ làm thêm trong 01 tháng và trong 01 năm của người lao động sẽ được Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) thông qua trong đợt 2 của Phiên họp thứ 9. Thảo luận bước đầu về dự thảo Nghị quyết tại phiên họp mới đây, các thành viên UBTVQH và đại diện các cơ quan liên quan đều thống nhất về sự cần thiết ban hành Nghị quyết, song lưu ý việc nâng thời giờ làm thêm phải đảm bảo thỏa thuận bình đẳng, tự nguyện, công khai, hài hòa lợi ích của DN cũng như của người lao động (NLĐ).
Kinh tế - xã hội Thủ đô có nhiều tín hiệu phục hồi tích cực