Nâng cao chất lượng Báo cáo kiểm toán: Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam

(BKTO) - Nghiên cứu về thông lệ quốc tếtrong xây dựng Báo cáo kiểm toán (BCKT), chuyên gia quốc tế Jose Oyola nhận định: Báo cáo tổng hợp kết quảkiểm toán năm (BCTH) của KTNN Việt Nam có nhiều điểm khác biệt so vớiBCTH của các cơ quan kiểm toán tối cao khác. Để đáp ứng tốt hơn kỳ vọng của Quốchội và nhân dân, BCTH nói riêng và BCKT nói chung của Việt Nam cần phải được tiếptục đổi mới, không ngừng cải thiện chất lượng.



TS. Jose Oyola - Chuyên gia tư vấn. Ảnh: LÊ HÒA
BCTH của KTNN Việt Nam và những nét khác biệt so với quốc tế

Luật pháp của mỗi quốc gia đều có những quy định riêng về BCKT. Đây là lý do cơ bản giúp chúng ta hiểu được vì sao BCTH của KTNN Việt Nam lại có nhiều điểm khác biệt so với các cơ quan kiểm toán tối cao khác.

BCTH của KTNN Việt Nam cung cấp nhiều thông tin chi tiết, cụ thể về kết quả của các cuộc kiểm toán; từ đó đưa ra các khuyến nghị. Trong khi đó, ở Australia, BCTH chỉ tóm tắt kết quả các cuộc kiểm toán. Tại Hoa Kỳ, BCTH không tổng hợp kết quả tất cả các cuộc kiểm toán bởi những cuộc kiểm toán nhỏ lẻ đều đã được thông tin thường xuyên đến Quốc hội; thậm chí, với chủ trương chỉ cần cung cấp thông tin hữu ích cho các đại biểu Quốc hội, không nhất thiết phải đưa ra kiến nghị khi chưa có bằng chứng thuyết phục. Một số BCKT không có cả phần kiến nghị.

Trong BCTH của KTNN Việt Nam, nội dung chính được phản ánh chủ yếu là thực trạng sử dụng ngân sách các cấp (chiếm khoảng 80% nội dung Báo cáo); còn ở Malaysia, quá trình kiểm toán việc sử dụng ngân sách được thực hiện và lập thành một báo cáo riêng, hoàn toàn độc lập với BCTH. Bên cạnh đó, BCTH của KTNN Việt Nam còn cung cấp thông tin về tất cả các cuộc kiểm toán chuyên đề được tiến hành trong năm qua. Còn BCTH của KTNN Thụy Điển chỉ nêu những thành tựu, kết quả của một số cuộc kiểm toán chuyên đề tiêu biểu. Hay ở Hoa Kỳ, Văn phòng Tổng Kiểm toán sẽ phát hành BCKT tài chính năm và Báo cáo về hoạt động của cơ quan kiểm toán theo quy định của pháp luật. Điểm khác biệt nữa là BCTH của KTNN Việt Nam trình bày đầy đủ các kết quả kiểm toán tài chính, kiểm toán tuân thủ, kiểm toán hoạt động; trong khi ở Thụy Điển, Tổng KTNN sẽ lựa chọn những vấn đề được cho là quan trọng để đưa vào BCTH.

Cải thiện chất lượng nhờ nâng cao kỹ năng viết BCKT

Tiếp tục đổi mới, không ngừng cải thiện chất lượng BCKT là mục tiêu mà KTNN Việt Nam cũng như nhiều cơ quan kiểm toán tối cao trên thế giới hướng đến. Lưu ý rằng, mỗi cuộc kiểm toán đòi hỏi những kỹ năng khác nhau; do đó, BCKT cũng phải được thể hiện phù hợp với đặc trưng, tính chất của từng loại hình, từng cuộc kiểm toán. Đơn cử, một cuộc kiểm toán hoạt động đặt ra những yêu cầu và kỹ năng cao hơn so với cuộc kiểm toán tài chính hay kiểm toán tuân thủ. Điều này quyết định chất lượng của BCKT hoạt động. Theo đó, BCKT hoạt động phải đánh giá được tầm quan trọng của chương trình kiểm toán, đưa ra được các bằng chứng đáng tin cậy, những kiến nghị có tính thuyết phục cao, giúp cho đơn vị được kiểm toán cải thiện hoạt động.

Kinh nghiệm quốc tế cho thấy, một BCKT đạt chất lượng phải phản ánh 6 nội dung quan trọng, gồm: nêu rõ lý do, tầm quan trọng của cuộc kiểm toán; trình bày tóm tắt bối cảnh để giúp đại biểu Quốc hội, kể cả những người không phải là chuyên gia trong lĩnh vực được kiểm toán có thể hiểu được vấn đề; nêu bật mục tiêu, phạm vi và phương pháp luận; trình bày các phát hiện chính; đưa ra các kiến nghị, bằng chứng kiểm toán và phải nêu phản hồi của các đơn vị được kiểm toán.

Muốn thu hút người đọc, BCKT phải tạo ra sự hấp dẫn ngay từ câu mở đầu. BCKT phải được trình bày một cách cô đọng, súc tích, dễ hiểu. Thay vì đưa ra quá nhiều số liệu, chú thích, dẫn giải bằng lời, chúng ta có thể đổi mới cách viết bằng việc sử dụng các biểu đồ để lượng hóa thông tin trong BCKT. Trình bày thông tin ở hình thức đồ họa sẽ làm cho BCKT sinh động hơn, giúp người đọc nhận rõ những xu hướng, đặc điểm nổi bật của vấn đề được kiểm toán. Tuy nhiên, cần lưu ý, đối với trường hợp BCKT được trình bày một cách khái quát, người viết phải nắm được những thông tin nào là quan trọng và cần thiết với các đại biểu Quốc hội để nêu trong báo cáo, còn các thông tin khác có thể đưa vào phụ lục. Trong trường hợp này, phần phụ lục cần được chi tiết hơn.

Như vậy, có thể thấy, kỹ năng viết của kiểm toán viên đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện chất lượng BCKT. Viết là nghệ thuật nên cần phải luyện tập. Bởi vậy, đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao kiến thức, trình độ, năng lực cho các kiểm toán viên là điều mà Việt Nam cần phải chú trọng hơn nữa. Để cải thiện kỹ năng này cho các kiểm toán viên, KTNN Việt Nam cần nghiên cứu, xem xét đưa môn viết BCKT vào trong chương trình đào tạo của KTNN, tạo điều kiện cho người học rèn luyện các kỹ năng cần thiết.
NGỌC MAI (lược ghi)
Cùng chuyên mục
  • Kiểm toán chuyên đề công tác quản lý nợ công năm 2014: Quản lý nợ nước ngoài còn bất cập
    8 năm trước Hoạt động của Ngành
    (BKTO) - Sau khi kiểm toán các khoản nợ nước ngoài, gồm vay ODA và vay ưu đãi,phát hành trái phiếu quốc tế, các khoản vay nước ngoài về cho vay lại, trong khuônkhổ cuộc kiểm toán Chuyên đề công tác quản lý nợ công năm 2014, KTNN đã chỉ ranhiều tồn tại, bất cập trong công tác quản lý các khoản nợ này.
  • Kiểm toán Chuyên đề công tác quản lý nợ công năm 2014: Nhiều tồn tại làm giảm hiệu quả  quản lý, sử dụng nợ được Chính phủ bảo lãnh
    8 năm trước Hoạt động của Ngành
    (BKTO) - Báo cáo kiểm toán Chuyên đề công tác quản lý nợ công năm 2014 cho biết, đến 31/12/2014, nợ được Chính phủ bảo lãnh tương đương 422.640 tỷ đồng, chiếm 18,49% nợ công, trong đó 87 dự án vay nước ngoài và trái phiếu DATC (Công ty mua bán nợ) với tổng dư nợ tương đương 210.802 tỷ đồng, tăng 37,21% so với năm 2013; 12 dự án vay trong nước với tổng dư nợ tương đương 41.052 tỷ đồng, tăng 4,32% so với năm 2013; bảo lãnh phát hành trái phiếu Ngân hàng Phát triển Việt Nam và Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) là 170.785 tỷ đồng, tăng 1,3% so với năm 2013.
  • Đánh giá rủi ro kiểm toán dựa theo Chuẩn mực kiểm toán quốc tế: Những kinh nghiệm quốc tế quan trọng và ý nghĩa
    8 năm trước Hoạt động của Ngành
    (BKTO) - Trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ kiểm toán, các cơ quan KTNN Việt Nam, Lào, Campuchia đều nhận định việc xem xét, đánh giá đối tượng kiểm toán, phân tích tình hình để xác định rủi ro trước khi xây dựng Kế hoạch kiểm toán là những khâu rất quan trọng trong quá trình nâng cao chất lượng hoạt động kiểm toán. Trong đó, phương pháp đánh giá rủi ro kiểm toán dựa theo Chuẩn mực kiểm toán quốc tế đang trở thành mối quan tâm hàng đầu của cả 3 cơ quan KTNN.
  • Khẩn trương hoàn thành các cuộc kiểm toán năm 2016
    8 năm trước Hoạt động của Ngành
    (BKTO) - Đây là chỉ đạo của Tổng Kiểm toán Nhà nước HồĐức Phớc với các đơn vị kiểm toán tại Hội nghị giao ban trực tuyến tháng 11/2016của KTNN. Tham dự Hội nghị có các Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước và đại diện lãnhđạo các đơn vị trực thuộc KTNN
  • Nâng cao chất lượng kiểm toán dựa trên rủi ro
    8 năm trước Hoạt động của Ngành
    (BKTO) - Ngày 09/11, tại Hà Nội, GS.TS. Đoàn Xuân Tiên - Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước Việt Nam, TS. Padapphet Sayakhot - Phó Chủ tịch Kiểm toán Nhà nước Lào và TS. Suon Sitthy - Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước Campuchia đã đồng chủ trì Hội thảo ba bên của các cơ quan KTNN Việt Nam, Lào, Campuchia với chủ đề “Chia sẻ kinh nghiệm về phương pháp kiểm toán dựa trên rủi ro trong kiểm toán Báo cáo tài chính”. Tham dự Hội thảo có đại diện lãnh đạo một số đơn vị trực thuộc các cơ quan KTNN Việt Nam, Lào, Campuchia; đại diện một số tổ chức hiệp hội nghề nghiệp kế toán, kiểm toán quốc tế tại Việt Nam, công ty kiểm toán độc lập…
Nâng cao chất lượng Báo cáo kiểm toán: Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam