Nâng cao chất lượng, hiệu lực kiểm toán ngân sách Bộ, ngành

(BKTO) - Ngày 01/9, tạiHà Nội, KTNN đã tổ chức nghiệm thu đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở năm2016 “Tăng cường kiểm soát chất lượng kiểm toán (KSCLKT) nâng cao chất lượng,hiệu lực kiểm toán ngân sách Bộ, ngành”.




Quang cảnh buổi nghiệm thu

Theo Ban chủ nhiệm đề tài, KSCLKT là một trong những công việc quan trọng đảm bảo chất lượng hoạt động kiểm toán của KTNN. Trong những năm qua, cơ quan KTNN đã mở rộng tiến hành triển khai kiểm toán định kỳ các Bộ, ngành, địa phương, các DNNN. Số lượng, quy mô các cuộc kiểm toán không ngừng tăng lên. Để đảm bảo chất lượng, hiệu lực kiểm toán của KTNN đòi hỏi các Kiểm toán viên, đơn vị kiểm toán phải chấp hành nghiêm túc các quy định của Ngành trong việc thực hiện nhiệm vụ kiểm toán như Quy chế tổ chức và hoạt động của Đoàn KTNN, các chuẩn mực kiểm toán, quy trình kiểm toán của KTNN… Do đó, tăng cường công tác KSCLKT là nội dung không thể thiếu nhằm nâng cao chất lượng, hiệu lực kiểm toán của KTNN nói chung và kiểm toán lĩnh vực ngân sách Bộ, ngành nói riêng.

Đề tài được kết cấu thành 02 chương: Tổng quan về tăng cường KSCLKT nhằm nâng cao chất lượng, hiệu lực kiểm toán ngân sách Bộ, ngành; Thực trạng, định hướng và giải pháp tăng cường KSCLKT nhằm nâng cao chất lượng, hiệu lực kiểm toán ngân sách Bộ, ngành.

Theo Hội đồng nghiệm thu, đề tài là công trình nghiên cứu khoa học nghiêm túc, với dung lượng hợp lý. Đề tài được kết cấu logic, nội dung cơ bản phù hợp với mục tiêu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu. Đề tài đã trình bày được những vấn đề cơ bản của hoạt động KSCLKT ngân sách Bộ, ngành; đánh giá thực trạng công tác KSCLKT ngân sách Bộ, ngành. Những nhận định, đánh giá của ban nghiên cứu đề tài về kết quả đạt được, những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân dẫn đến các hạn chế có tính khách quan, cơ bản phản ánh được bức tranh về hoạt động KSCLKT ngân sách Bộ, ngành.

Đồng thời, Đề tài đã đề xuất được các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu lực kiểm toán ngân sách Bộ, ngành. Những biện pháp này nếu được áp dụng trong thực tiễn sẽ góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động KSCLKT.

Tuy nhiên, giải pháp hoàn thiện quy chế KSCLKT cần cụ thể hơn. Khi phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến công tác KSCLKT, đề tài chưa phân tích đầy đủ hết các yếu tố và chưa đề cập đủ 6 yếu tố của hệ thống KSCLKT như trong Chuẩn mực KTNN 40 đã nêu; việc phân loại các yếu tố chưa đồng nhất. Trong Chương II, đề tài cũng chưa nêu được đặc thù cụ thể và thực trạng khi KSCLKT các cuộc kiểm toán ngân sách Bộ, ngành.

Hội đồng nghiệm thu đề nghị Ban chủ nhiệm đề tài nghiêm túc tiếp thu các ý kiến góp ý của Hội đồng; chỉnh sửa, hoàn thiện Đề tài và nộp về Hội đồng khoa học KTNN đúng thời gian quy định.

Đề tài xếp loại: Khá.

PHÙNG NGUYẾN
Cùng chuyên mục
  • Tích cực đưa Nghị quyết TW5 vào cuộc sống
    7 năm trước Đối nội
    (BKTO) - Đến ngày30/8/2017, hầu hết các tổ chức đảng thuộc Đảng bộ KTNN đã hoàn thành việc quántriệt và triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hànhTrung ương Đảng khóa XII (Nghị quyết TW5) theo đúng kế hoạch đã đề ra.
  • Thống nhất đầu mối quản lý nợ công
    7 năm trước Đối nội
    (BKTO) - Ngay từ khi bắt đầu sửa đổi Luật Quản lý nợ công, quy định về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của các cơ quan trong quản lý nợ công đã thu hút sự quan tâm, bàn thảo của giới chuyên môn cũng như các đại biểu Quốc hội với nhiều quan điểm khác nhau. Cho đến phiên họp thứ 13 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) vừa qua, quy định này trong Dự thảo Luật cũng vẫn chưa tìm được tiếng nói chung giữa các cơ quan liên quan.
  • Xác định giá trị doanh nghiệp trước cổ phần hóa còn nhiều bất cập
    7 năm trước Đối nội
    (BKTO) - Trong bài tham luận gửi tới Hội thảo quốc tế“Xác định giá trị doanh nghiệp trước khi cổ phần hóa và vai trò của KTNN” doKTNN phối hợp với Hiệp hội Kế toán Công chứng Vương quốc Anh (ACCA) tổ chức mớiđây, Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Văn Hiếu nhận định: “Xác định giá trị DNtrong cổ phần hóa là công việc hết sức quan trọng và mất nhiều thời gian, quyếtđịnh đến sự thành công khi chuyển DNNN sang công ty cổ phần”.
  • Đầu tư và khai thác các công trình giao thông BOT:  Hướng đi đúng nhưng triển khai còn bất cập
    7 năm trước Đối nội
    (BKTO) - Ngày 15/8, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) dành cả ngày để tiến hành giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về đầu tư và khai thác các công trình giao thông theo hình thức hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT)”. Trên cơ sở đánh giá những kết quả đạt được cũng như những tồn tại, hạn chế trong đầu tư, khai thác các công trình BOT thời gian qua, UBTVQH cho rằng, việc hoàn thiện, đồng bộ hệ thống pháp luật về BOT; đẩy mạnh công tác giám sát, thanh tra, kiểm toán các dự án BOT… là những giải pháp cần tập trung trong thời gian tới.
  • Trao đổi kinh nghiệm về Kiểm toán hoạt động và Kiểm toán điều tra
    7 năm trước Đối nội
    (BKTO) - Ngày 21/8, tại Hà Nội, KTNN đã khai mạc Khóa đào tạo vềKiểm toán hoạt động (KTHĐ) và Kiểm toán điều tra (KTĐT) do chuyên gia KTNNPakistan giảng dạy.
Nâng cao chất lượng, hiệu lực kiểm toán ngân sách Bộ, ngành