Nâng cao chất lượng và hiệu quả quản lý tài chính công

(BKTO) - Tại Hội nghị quốc tế về “Quản lý tài chính công tại Việt Nam” do Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA) phối hợp với Liên đoàn Kế toán châu Á - Thái Bình Dương (CAPA) tổ chức mới đây, nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, Việt Nam đã đạt được những kết quả nhất định trong cải cách tài chính công. Tuy nhiên, quá trình cải cách vẫn còn tiềm ẩn những yếu tố chưa ổn định; chất lượng, hiệu quả và tính bền vững chưa cao.



Nợ thuế vẫn tăng,áp lực chi ngân sách lớn

Theo Phó Viện trưởng Viện Chiến lược và Chính sách tài chính (Bộ Tài chính) Trương Bá Tuấn, những năm gần đây, công tác quản lý tài chính công ở Việt Nam không ngừng được hoàn thiện và nâng cao. Tuy nhiên, nền tài chính công tại Việt Nam cũng đang gặp một số thách thức, đặc biệt, quy mô thu của ngân sách Trung ương (NSTƯ) trong tổng thu NSNN đang có xu hướng giảm dần, từ 65,7% năm 2004 xuống còn 54,2% năm 2016. Đầu tư của NSTƯ chiếm khoảng 22,97% tổng đầu tư từ NSNN, điều này ảnh hưởng đến việc thực hiện vai trò chủ đạo của NSTƯ. Ngoài ra, bội chi NSNN cao và kéo dài, bình quân giai đoạn 2006-2010 là 5,03% GDP, giai đoạn 2011-2015 là 5,69% GDP và năm 2016 là 5,52% GDP; nợ công tăng nhanh từ mức 50% GDP năm 2010 lên khoảng 63,7% GDP năm 2016 và năm 2017 giảm xuống 61,4% GDP (ngưỡng đề ra là 65% GDP).

Từ góc độ cơ quan kiểm toán, Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước Đoàn Xuân Tiên cho rằng, kết quả kiểm toán của KTNN những năm gần đây cho thấy, tình hình quản lý tài chính công vẫn còn nhiều hạn chế. Trong đó, đối với công tác quản lý thu NSNN, tỷ lệ huy động từ thuế, phí theo dự toán hằng năm thấp hơn mục tiêu đề ra (khoảng 21% GDP) cho giai đoạn 2016-2020 (dự toán năm 2018 là 19,7% GDP), giảm so với năm 2017 (20,1% GDP).

Cùng với đó, cơ quan thuế thực hiện quản lý thu chưa chặt chẽ, dẫn đến thất thu ngân sách. Kết quả kiểm toán năm 2017, qua thực hiện phương pháp đối chiếu thuế tại các DN ngoài quốc doanh, KTNN xác định nộp NSNN tăng thêm 1.351 tỷ đồng và kiến nghị cơ quan thuế kiểm tra, làm rõ để truy thu 446 tỷ đồng tại 2.344 DN được đối chiếu thuế. Cũng theo kết quả kiểm toán năm 2017, nợ thuế vẫn có xu hướng tăng so với năm 2015, trong đó, nợ thuế khó thu tăng cao (54/63 các địa phương có mức dư nợ thuế khó thu).

Đối với quản lý chi NSNN, Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước cho biết, hiện nay, tình trạng tăng biên chế xảy ở nhiều cấp, nhiều ngành, gây áp lực cho chi NSNN. Một số Bộ, ngành, địa phương giao biên chế công chức vượt chỉ tiêu so với mức mà Bộ Nội vụ giao; sử dụng lao động trong các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập vượt quy định 63.279 người (vượt mức được giao 44.667 người, vượt định mức 18.612 người); tổng quỹ lương bố trí cho biên chế công chức, viên chức, lao động do vượt chỉ tiêu đã làm tăng chi NSNN 859 tỷ đồng.

Cần cải cách mạnh mẽhoạt động tài chính công

Từ thực tế trên, Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước Đoàn Xuân Tiên cho rằng, trong thời gian tới cần tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách về quản lý tài chính công. Từng bước nâng cao chất lượng quản lý tài chính công tại từng cấp và từng đơn vị, trong đó, chú trọng việc áp dụng công nghệ thông tin (CNTT) vào quản lý tài chính công, đặc biệt là ứng dụng CNTT vào quản lý thu ngân sách. Cùng với đó, đối với cơ quan KTNN, cần tiếp tục hoàn thiện các quy định pháp luật về hoạt động kiểm toán, trong đó, rà soát, đánh giá quá trình thực thi để chỉ rõ những quy định bất cập, không còn phù hợp với thực tế nhằm sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật KTNN; tăng cường hiệu lực thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán thông qua việc kiểm tra thực hiện kết luận, kiến nghị của KTNN.

Bên cạnh đó, ông Trương Bá Tuấn khuyến nghị, cần có giải pháp để đảm bảo vai trò chủ đạo của NSTƯ, xử lý hiệu quả việc giảm dần tỷ trọng của NSTƯ trong tổng thu NSNN những năm gần đây; quản lý chặt chẽ nợ công và nghĩa vụ trả nợ, trong đó cần đảm bảo các khoản vay mới được thực hiện trên cơ sở nhất quán với khả năng trả nợ; nâng cao năng lực quản lý rủi ro đối với danh mục nợ như: rủi ro tỷ giá, lãi suất và kỳ hạn.

Chia sẻ tại Hội nghị, Giám đốc điều hành CAPA Brian Blood đã nêu lên 8 yếu tố cần thiết để có một hệ thống quản lý tài chính công toàn diện và hiệu quả, gồm: môi trường cải cách; quản trị - khuôn khổ pháp lý và thể chế; quản trị - hệ thống giá trị; năng lực và khả năng; khuôn khổ tài chính và chính sách; quản lý hiệu quả hoạt động; báo cáo; giám sát và đảm bảo.

Ông Brian Blood nhấn mạnh, các nền kinh tế thành công thường có một điểm chung là có mối quan hệ chặt chẽ giữa các hội nghề nghiệp kế toán, kiểm toán và Chính phủ. Một mặt, nghề nghiệp kế toán, kiểm toán cam kết bảo vệ lợi ích công chúng và khuyến khích trách nhiệm giải trình và tính minh bạch của Chính phủ. Mặt khác, nó đóng một số vai trò quan trọng trong quản lý tài chính công như: cố vấn cho Chính phủ, thiết kế, triển khai, báo cáo, soát xét và đảm bảo. Trong thực tế, sự tham gia thực hiện 8 yếu tố trên của các tổ chức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán chuyên nghiệp là rất cần thiết dẫn đến thành công trong quản lý tài chính công.

LÊ HÒA
Theo Báo Kiểm toán số 34 ra ngày 23-8-2018
Cùng chuyên mục
  • Thủ tướng chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ về nhiều nội dung quan trọng
    6 năm trước Đối nội
    (BKTO) - Trong hai ngày 24 - 25/8, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ bàn về 10 nội dung quan trọng. Ngay tại cuộc họp, Thủ tướng đã ký Nghị quyết tháo gỡ khó khăn về đầu tư xây dựng.
  • Thường trực Chính phủ họp về công tác tổ chức Hội nghị WEF ASEAN
    6 năm trước Đối nội
    (BKTO) - Vừa qua, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Thường trực Chính phủ đã họp về công tác tổ chức Hội nghị Diễn đàn Kinh tế Thế giới về ASEAN (WEF ASEAN), được xem là một trong những sự kiện đối ngoại quan trọng nhất trong năm 2018 của Việt Nam.
  • Thủ tướng nêu một số "đầu bài" cho Tổ Tư vấn kinh tế
    6 năm trước Đối nội
    (BKTO) - Thủ tướng đề nghị Tổ tư vấn kinh tế chủ động phân tích, thấy được những khó khăn bên trong và bên ngoài, từ đó, góp ý về các cơ chế chính sách để đưa đất nước vượt qua khó khăn, thách thức, phát triển nhanh, bền vững; có tư vấn về chiến lược phát triển, nhất là các động lực mới, các nhân tố mới, các "dư địa" cần tập trung để phát triển.
  • KTNN tiếp tục triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 7, khóa XII
    6 năm trước Đối nội
    (BKTO) - Thực hiện chỉ đạo của Đảng ủy KTNN, ngày 23/8, tại trụ sở KTNN (Hà Nội), các KTNN chuyên ngành: Ia, II, III, V đã phối hợp tổ chức Hội nghị quán triệt và triển khai Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XII đến toàn thể cán bộ, đảng viên, công chức và người lao động của đơn vị.
  • Siết chặt việc cho vay lại vốn vay ưu đãi
    6 năm trước Đối nội
    (BKTO) - Luật Quản lý nợ công năm 2017 có hiệu lực từ ngày 01/7/2018 siết chặt hơn điều kiện cho vay lại vốn vay ưu đãi. Các khoản vay mới của đơn vị chỉ được thực hiện sau khi đã đánh giá khả năng trả nợ trong trung hạn. Trách nhiệm của địa phương là phải kiểm soát rủi ro ngay từ khâu lập kế hoạch đầu tư công, về hạn mức nợ cũng như hiệu quả của dự án…
Nâng cao chất lượng và hiệu quả quản lý tài chính công