Nâng cao hiệu quả công tác thi đua của các tỉnh Tây Nam Bộ

(BKTO) - Sáng 01/4, tại TP. Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân, Phó Chủ tịch thứ nhất Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương đã tham dự Hội nghị Tổng kết thực hiện giao ước thi đua năm 2021 và ký kết giao ước thi đua năm 2022 của Cụm Thi đua các tỉnh Tây Nam Bộ.



Phát biểu tại Hội nghị, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân ghi nhận, biểu dương những kết quả đã đạt được trong thực hiện nhiệm vụ chính trị và công tác thi đua, khen thưởng của 12 tỉnh trong Cụm Thi đua các tỉnh Tây Nam Bộ trong năm 2021 và những tháng đầu năm 2022.
                
   

Phó Chủ tịch nước Võ ThịÁnh Xuân phát biểu tại Hội nghị.Ảnh: VPCTN

   

Nổi bật là phong trào thi đua của 12 tỉnh đã đạt được nhiềukết quả quan trọng, góp phần vào thực hiện hiệu quảcông tác phòng, chống dịch Covid-19, bảo vệ sức khỏe nhân dân; bảo đảm an sinh xã hội, phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội; nhiều tỉnh trong Cụm Thi đua các tỉnh Tây Nam Bộ đã vươn lên thoát khỏi tăng trưởng âm, theo đó, năm 2021, có 9/12 tỉnh đã đạt tăng trưởng dương…

Nhấn mạnh đất nước đang bước sang giai đoạn phục hồi và phát triển kinh tế - xã hộitrong bối cảnh bình thường mới, Phó Chủ tịch nước cho rằng công tác thi đua, khen thưởng của các tỉnh trong Cụm Thi đua các tỉnh Tây Nam Bộ cần kế thừa và phát huy những kết quả đã đạt được, có cách phát triển hài hòa, phát huy thế mạnh của mỗi địa phương, tiếp tục đổi mới để phong trào thi đua đi vào đời sống một cách thiết thực, hiệu quả, tạo động lực góp phần phát triển kinh tế - xã hội.

Với định hướng đó, Phó Chủ tịch nước lưu ý, các cấp ủy, tổ chức đảng, người đứng đầu cơ quan, đơn vị cần tăng cường chỉ đạo, hướng công tác thi đua vào thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm, khâu đột phá để đảm bảo phong trào thi đua được triển khai thiết thực. Mỗi cán bộ, đảng viên cần tiếp tục phát huy tốt vai trò tiên phong gương mẫu, thực sự là hạt nhân trong các phong trào thi đua.

Bên cạnh đó, hình thức thi đua cần phong phú, hấp dẫn; chủ đề, tên gọi, tiêu chí thi đua cần cụ thể, dễ nhớ, dễ lan tỏa. Đồng thời, quá trình triển khai phong trào thi đua phải định hướng xây dựng những điển hình tiên tiến, kịp thời phát hiện các điển hình tiên tiến hình thành trong phong trào thi đua để nêu gương, học tập, truyền thông lan tỏa; công tác hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, tổng kết phải được tiến hành nghiêm túc, kịp thời...

Phó Chủ tịch nước cũng lưu ý, Cụm Thi đua các tỉnh Tây Nam Bộ cần nghiên cứu để có hình thức thi đua liên kết vùng, nhất là thi đua phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội của vùng.

Ngoài ra, cùng với phong trào thi đua thường xuyên, cần phát động các phong trào thi đua theo đợt, theo chuyên đề; chú trọng áp dụng công nghệ thông tin kết hợp tổ chức truyền thông trong tổ chức phong trào thi đua, coi đây là phương thức quan trọng để giúp phong trào phát triển…/.

DIỆU THIỆN
Cùng chuyên mục
Nâng cao hiệu quả công tác thi đua của các tỉnh Tây Nam Bộ