Nâng cao hiệu quả vận tải đường bộ và đường thủy nội địa

(BKTO) - Ngày 28/3, Bộ Giao thông vận tải (GTVT) phối hợp với Ngân hàng Thế giới (WB) và Cơ quan Phát triển quốc tế Australia tổ chức Hội thảo công bố Báo cáo Nâng cao hiệu quả ngành vận tải đường bộ Việt Nam và Chiến lược Phát triển bền vững ngành vận tải đường thủy nội địa Việt Nam.



                
   

Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể tiếp nhận các báo cáo nghiên cứu, khuyến nghị giải pháp của Ngân hàng thế giới

   
Theo báo cáo của nhóm chuyên gia thuộc WB, đường bộ là phương thức vận tải "xương sống" trong hoạt động vận tải hàng hóa ở Việt Nam, chiếm khoảng 77% tổng lượng hàng hóa vận chuyển của cả nước. Chi phí vận tải chiếm khoảng 60% tổng chi phí logistics tại Việt Nam.

Tuy nhiên, vận tải hàng hóa đường bộ cũng góp phần gây ra gần 4% lượng phát thải của cả nước, trong khi lượng phát thải của toàn ngành vào khoảng 10%. Quá trình kết nối cung- cầu vận tải chưa hiệu quả. Tình trạng xe chạy "rỗng" chiều về còn cao, chiếm khoảng 50- 70%; ùn tắc giao thông từ hoạt động vận tải còn diễn biến phức tạp...

Nhằm nâng cao hiệu quả ngành vận tải đường bộ, báo cáo đề xuất xây dựng các trung tâm giao nhận đô thị tại Hà Nội và TP. HCM để giao nhận và vận chuyển hàng hóa; lồng ghép quy hoạch sử dụng đất và vận chuyển đa phương thức để phân chia luồng vận tải hành khách và hàng hóa. Để tăng tính cạnh tranh, giảm chi phí logistics, cần nghiên cứu sáp nhập các công ty kinh doanh vận tải quy mô nhỏ thành DN lớn hơn; sử dụng xe có trọng tải phù hợp cho từng tuyến vận tải cụ thể; giảm các chi phí không chính thức...

Nhận xét về ngành vận tải đường thủy nội địa Việt Nam, theo nghiên cứu của WB, hạn chế về điều kiện kết cấu hạ tầng, đặc biệt là các hành lang vận tải thủy nội đại đã cản trở ngành đường thủy nội địa của Việt Nam phát triển. Cụ thể, chỉ có 29% các tuyến đường thủy quốc gia (khoảng 2.033km) có khả năng vận hành sà lan trọng tải ít nhất 300 DWT do độ sâu sông kênh khan cạn, kích thước luồng tàu nhỏ và tĩnh không cầu thấp. Đặc biệt, nhiều cảng có cơ sở vật chất lạc hậu với mức độ cơ giới hóa thấp, trong khi đó việc kết nối với các phương thức vận tải khác yếu.

Để phát triển đường thủy nội địa, đại diện WB khuyến cáo, ngành GTVT cần tăng cường thể chế theo hướng ưu tiên cho việc nâng cao hiệu suất và hiệu quả của các quy định, chính sách hiện hành; thực hiện các hợp đồng quản lý và bảo trì đường thủy dựa trên chất lượng thực hiện và dài hạn hơn để khuyến khích các nhà thầu có năng lực; thực hiện phân tích rủi ro để ưu tiên các tuyến đường thủy trong toàn mạng lưới cần được đầu tư lớn nhất về năng lực ứng phó với biến đổi khí hậu. Về tài chính, Bộ GTVT cần tăng cường nguồn vốn trong nước cho các dự án vận tải đường thủy nội địa; xác định dự án phát triển hạ tầng giao thông nào có tiềm năng thực hiện theo mô hình đối tác công - tư (PPP).

Giám đốc Quốc gia Ngân hàng thế giới tại Việt Nam - ông Ousmane Dione - cho rằng, để Việt Nam có thể đảm bảo hệ thống vận tải và logistics hiệu quả, đáng tin cậy để có thể thúc đẩy mô hình tăng trưởng kinh tế hiện tại cũng như trong tương lai, cần xem xét đến 3 yếu tố, đó là: cơ sở hạ tầng xương sống được phát triển đầy đủ; dịch vụ vận tải và logistics hiệu quả, đáng tin cậy; mạng lưới đa phương thức kết nối xuyên suốt với chi phí vận tải thấp hơn và đảm bảo tính bền vững.

Phát biểu tại Hội thảo, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể cho rằng, Chính phủ Việt Nam hiện rất quan tâm, thường xuyên chỉ đạo triển khai các giải pháp phát triển GTVT bền vững để giảm chi phí logistics, giảm ô nhiễm môi trường; đồng thời, cảm ơn sự giúp đỡ của WB, Chính phủ Úc và đánh giá cao nghiên cứu, các khuyến nghị về chính sách phát triển vận tải đường bộ, đường thủy của WB. Bộ trưởng Thể yêu cầu, sau hội thảo này, các đơn vị trực thuộc Bộ GTVT nghiêm túc nghiên cứu các tài liệu, khuyến nghị của WB; tổ chức các cuộc họp bàn để có các đề xuất cơ chế, chính sách cụ thể trên cơ sở khuyến nghị giải pháp của WB, trong đó ưu tiên phát triển vận tải thủy để từng bước cân bằng các phương thức vận tải.

LÊ HÒA
Cùng chuyên mục
  • Sắp xếp, cổ phần hóa, thoái vốn tại DNNN lĩnh vực văn hóa: Đẩy nhanh tiến độ, đảm bảo  an toàn vốn nhà nước
    5 năm trước Đầu tư
    (BKTO) - Các DNNN do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL) quản lý có kết quả kinh doanh thấp, thường xuyên thua lỗ. Trong khi đó, việc thực hiện chủ trương sắp xếp, cổ phần hóa (CPH) các DN này đang rất chậm và kém hiệu quả.
  • Thị trường bán lẻ Việt Nam: Tận dụng nền tảng kỹ thuật số để tiếp tục phát triển
    5 năm trước Đầu tư
    (BKTO) - Với tầng lớp trung lưu phát triển nhanh nhất ở Đông Nam Á, Việt Nam đã đạt được tốc độ tăng trưởng phi thường trong lĩnh vực bán lẻ. Xu hướng này sẽ còn tiếp tục trong tương lai khi Việt Nam có tới 40% dân số dưới độ tuổi 24 và hành vi tiêu dùng đang thay đổi mạnh mẽ. Theo ước tính đến năm 2025, quy mô thị trường thương mại điện tử (TMĐT) Việt Nam chỉ đứng sau Indonesia ở khu vực Đông Nam Á, điều này đồng nghĩa với việc các kênh bán lẻ kỹ thuật số tại Việt Nam sẽ trở thành điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
  • Năng suất lao động thấp, Việt Nam đứng trước nguy cơ tụt hậu
    5 năm trước Đầu tư
    (BKTO) - Đây là nhận định được nhiều đại biểu đưa ra tại Hội thảo “Tăng năng suất lao động để nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia của Việt Nam” do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (Trường Đại học Kinh tế, Đại học quốc gia Hà Nội) tổ chức chiều ngày 21/3, tại Hà Nội.
  • Thị trường trái phiếu bằng đồng nội tệ Việt Nam năm 2018 tăng 9,3%
    5 năm trước Đầu tư
    (BKTO)- Báo cáo Giám sát trái phiếu châu Á ấn bản mới nhất của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) vừa được công bố nhận định: Tâm lý nhà đầu tư đối với các thị trường trái phiếu bằng đồng nội tệ ở Đông Á mới nổi đã được cải thiện, nhưng vẫn còn tồn tại những quan ngại về sự ổn định tài chính trong khu vực.
  • Giá điện tăng 8,36% ngay từ ngày 20/3
    5 năm trước Đầu tư
    (BKTO) - Bộ Công Thương vừa chính thức công bố quyết định điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân từ ngày hôm nay (20/3/2019) với mức giá mới là 1.864,44 đồng/kWh (chưa bao gồm thuế GTGT).
Nâng cao hiệu quả vận tải đường bộ và đường thủy nội địa