Nâng cao nhận thức về cải cách tài khóa xanh

(BKTO) - Nhằm tăng cường sự hiểu biết về tài khóa xanh và các công cụ liên quan, ngày 25/10 tại Hà Nội, Viện nghiên cứu truyền thông phát triển (RED) phối hợp với Cơ quan Hợp tác Đức (GIZ) tổ chức Chương trình Tập huấn cho các nhà báo về cải cách tài khóa xanh.



Đây là một trong những hoạt động thuộc khuôn khổ Dự án hỗ trợ thực hiện Chương trình Nghị sự 2030 tại Việt Nam của GIZ phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Thông qua chương trình, các nhà báo, cơ quan truyền thông có cơ hội hiểu hơn về cải cách tài khóa xanh và phát triển bền vững, từ đó triển khai được nhiều tác phẩm tốt hơn về vấn đề này đến độc giả.
                
   

Tải ảnhChương trình Tập huấn cho các nhà báo về cải cách tài khóa xanh - Ảnh: N. Ly

   
Hiện nay, đã có nhiều quốc gia trên thế giới sử dụng công cụ tài khóa xanh, liên quan đến chính sách thuế xanh và các loại thuế về môi trường để đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững. Đơn cử như: Phần Lan là nước đầu tiên áp dụng thuế đánh vào phát thải CO2 đối với nhiên liệu từ năm 1990; Na Uy áp dụng thuế các-bon trong lĩnh vực dầu khoáng sản từ năm 1991; Đan Mạch áp dụng thuế các-bon vào nhiên liệu năm 1992; Na Uy, Phần Lan quy định các mức thuế suất khác nhau nhằm khuyến khích việc tái sử dụng và tái chế lại nguyên liệu đóng gói… Tại Việt Nam, chính sách tài khóa xanh được thể hiện trong Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2011- 2020 và tầm nhìn đến năm 2050.

Phát biểu tại Chương trình, TS. Lê Thị Thùy Vân- Trưởng Ban Quản lý khoa học và Hợp tác quốc tế, Viện Chiến lược và Chính sách Tài chính, Bộ Tài chính cho rằng, tăng trưởng của Việt Nam phụ thuộc nhiều vào tài nguyên thiên nhiên, trong khi việc phân bổ và sử dụng tài nguyên lại không hiệu quả, phát sinh nhiều chất thải. Năng lượng có nguồn gốc hóa thạch (điển hình là than) vẫn được sử dụng chủ yếu gây ô nhiễm môi trường. Trong khí đó, chính sách về thuế bảo vệ môi trường vẫn còn hạn chế cả về phạm vi và mức thu, chưa tạo được sự thay đổi mạnh mẽ trong việc nhận thức, hành vi của DN, người dân trong quá trình sản xuất, tiêu dùng các sản phẩm gây nguy hại đối với môi trường.

Đưa ra khuyến nghị cho vấn đề này thông qua kinh nghiệm tại các nước trên thế giới, ông Andreas Bockermann- chuyên gia tư vấn thực hiện Chương trình nghị sự 2030 tại Việt Nam cho rằng, thuế sinh thái đánh vào các hoạt động kinh tế có tác động tiêu cực đến môi trường, sử dụng tài nguyên thiên nhiên là công cụ hữu hiệu được áp dụng tại các nước. Tuy nhiên, mục tiêu áp dụng thuế cần được xác định một cách hợp lý như: giảm phát thải khí nhà kính, cải thiện tài nguyên nước, giảm chất thải, tái chế tốt hơn. Đồng thời, trong quá trình triển khai, công tác thông tin truyền thông cần thể hiện được nhiều mặt của vấn đề khi triển khai thuế.

Sau thời gian trình bầy tham luận, các chuyên gia cùng với hơn 30 nhà báo đến từ các cơ quan truyền thông, báo chí đã tham gia thảo luận, thực hiện các bài tập thực hành liên quan đến các chủ đề: vượt qua rào cản về cải cách tài khóa xanh; vai trò của các công cụ tài khóa xanh trong việc thúc đẩy tăng trưởng xanh; mục tiêu phát triển bền vững của Việt Nam.

NGUYỄN LY
Cùng chuyên mục
  • Vốn nhân lực là động lực then chốt thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững và toàn diện,
    6 năm trước Doanh nghiệp
    (BKTO) - Đó là nội dung được nhấn mạnh trong nghiên cứu về chỉ số Vốn nhân lực (HCI) vừa được Ngân hàng Thế giới (WB) công bố tại Hội nghị thường niên của WB và Quỹ Tiền tệ quốc tế. Theo WB, nếu các quốc gia hành động ngay, trẻ em được sinh ra hôm nay sẽ khỏe mạnh, giàu có và năng suất hơn.
  • Kỳ vọng sự cộng hưởng hiệu quả của đầu tư nước ngoài
    6 năm trước Doanh nghiệp
    (BKTO) - Song song với việc ghi nhận và đánh giá cao vai trò của nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đầu tư vào Việt Nam những năm qua, các đại biểu tham dự Hội nghị tổng kết 30 năm thu hút FDI với chủ đề “Tầm nhìn và cơ hội mới trong kỷ nguyên mới” đã thẳng thắn chỉ ra những vấn đề mà khu vực FDI cần khắc phục, cũng như khu vực kinh tế trong nước cần thay đổi để sự cộng hưởng khi liên kết, kết hợp mang lại hiệu quả cao nhất cho nền kinh tế.
  • Chính thức khánh thành 2 công trình giao thông lớn
    6 năm trước Doanh nghiệp
    (BKTO) - Sáng 10/10, Bộ Giao thông vận tải, phối hợp với UBND TP. Hà Nội và các tỉnh: Hòa Bình, Phú Thọ đã tổ chức lễ thông xe tuyến đường Hòa Lạc- Hòa Bình, thuộc Dự án đầu tư xây dựng đường Hòa Lạc - Hòa Bình và cải tạo, nâng cấp quốc lộ 6 đoạn Xuân Mai-Hòa Bình và Dự án đầu tư xây dựng cầu Việt Trì - Ba Vì (cầu Văn Lang) theo hình thức BOT.
  • EuroCham thúc đẩy việc phê chuẩn Hiệp định Thương mại tự do EU- Việt Nam (EVFTA)
    6 năm trước Doanh nghiệp
    (BKTO) - Ngày 8/10, tại Brussels, Vương quốc Bỉ, Phòng Thương mại châu Âu (EuroCham) đã công bố Báo cáo "Hiệp định Thương mại tự do EU- Việt Nam: Góc nhìn từ Việt Nam”. Hoạt động này nằm trong chương trình công tác của phái đoàn EuroCham tại Bỉ nhằm thúc đẩy việc phê chuẩn Hiệp định Thương mại tự do EU- Việt Nam (EVFTA).
  • Cách mạng công nghiệp 4.0 mở ra cơ hội  đột phá cho ASEAN
    6 năm trước Doanh nghiệp
    (BKTO) - Sáng 12/9, Phiên Khai mạc toàn thể Hội nghị Diễn đàn Kinh tế thế giới về ASEAN (WEF ASEAN) 2018 đã long trọng diễn ra tại Hà Nội, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và gần 100 nhà lãnh đạo quốc tế đã tham dự cùng 1.000 đại biểu đến từ 43 quốc gia, đại diện cho các DN, khu vực tư nhân, các tổ chức khoa học, nghệ thuật...
Nâng cao nhận thức về cải cách tài khóa xanh