Ngành giáo dục thực hiện các biện pháp khẩn cấp để phòng, chống dịch Covid-19

(BKTO) - Trước diễn biến ngày càng phức tạp của dịch bệnh Covid-19, chiều ngày 9/5, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Nguyễn Kim Sơn đã có chỉ đạo khẩn yêu cầu các đơn vị, nhà trường tăng cường thực hiện biện pháp khẩn cấp để phòng, chống dịch Covid-19; đồng thời điều chỉnh kế hoạch dạy học, tổ chức kiểm tra, đánh giá phù hợp tình hình thực tiễn của địa phương để bảo đảm an toàn tuyệt đối cho học sinh, sinh viên, giáo viên.



Theo đó, Bộ trưởng yêu cầu giám đốc các Sở GD&ĐT, thủ trưởng các cơ sở giáo dục quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm các văn bản chỉ đạo của Ban Bí thư, Thủ tướng, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19, hướng dẫn của Bộ Y tế và các văn bản hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, cũng như của chính quyền địa phương.

Các đơn vị không hoang mang nhưng cũng không lơ là, chủ quan, mất cảnh giác trong công tác phòng, chống dịch bệnh.

Các Sở GD&ĐT, thủ trưởng các cơ sở giáo dục nâng cao ý thức trách nhiệm cá nhân, phối hợp chặt chẽ với cơ quan chức năng ở địa phương để nắm chắc tình hình, chủ động xây dựng kế hoạch, kịch bản, giải pháp sẵn sàng ứng phó tình huống dịch bệnh có thể xảy ra trong trường.
                
   

Đến nay, đã có gần 30 tỉnh, thành phố cho học sinh nghỉ học để phòng, chống dịch bệnh. Các biện pháp khử khuẩn tại trường học cũng được triển khai để đảm bảo phòng dịch - Ảnh: ST

   

Các trường kích hoạt hệ thống phòng dịch, trang thiết bị phòng dịch; tăng cường kiểm tra, đôn đốc thực hiện biện pháp phòng, chống dịch trên địa bàn, phạm vi quản lý; xử lý nghiêm tổ chức, cá nhân vi phạm quy định phòng, chống dịch.

Việc tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ quản lý, nhân viên, nhà giáo, người học và cha mẹ học sinh về các biện pháp phòng, chống dịch cần được tăng cường hơn nữa.

Đồng thời, cần thực hiện nghiêm quy định 5K của Bộ Y tế, theo dõi sức khỏe, đo thân nhiệt, khử khuẩn, vệ sinh trường, lớp học, nhà vệ sinh.

Các Sở GD&ĐT, lãnh đạo các cơ sở giáo dục điều chỉnh kế hoạch giáo dục nhà trường, kế hoạch dạy học, tổ chức kiểm tra, đánh giá phù hợp tình hình thực tiễn của địa phương để bảo đảm an toàn tuyệt đối cho học sinh, sinh viên, giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục.

Đến thời điểm này, đã có gần 30 tỉnh, thành phố cho học sinh tạm dừng đến trường và chuyển sang hình thức dạy, học trực tuyến để phòng, chống dịch.

Dịch Covid-19 bùng phát trở lại và có diễn biến phức tạp khiến nhiều trường học phải đóng cửa để phòng, chống dịch khiến nhiều phụ huynh, học sinh không khỏi lo lắng khi năm học chuẩn bị kết thúc, nhiều cấp học có học sinh thi chuyển cấp, tốt nghiệp cần phải ôn tập kiến thức.

Trước băn khoăn trước này, trả lời báo chí trước đó, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng, Bộ GD&ĐT Mai Văn Trinh cho biết, trong bối cảnh hiện nay, yêu cầu chống dịch được đặt lên hàng đầu, song song với đó, các cơ sở giáo dục linh hoạt trong tổ chức dạy học, ôn tập với các hình thức phù hợp. Học sinh cần ổn định về tâm lý, tập trung ôn tập theo đúng hướng dẫn của nhà trường, đồng hành cùng xã hội trong phòng, chống dịch bệnh với tinh thần không lơ là, chủ quan để cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ năm học 2020-2021.

NGUYỄN LỘC
Cùng chuyên mục
  • Để có thêm những vườn trái ngọt từ xã hội hóa giáo dục nghề nghiệp
    3 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Liên tiếp những năm gần đây, các đoàn dự thi kỹ năng nghề khu vực và thế giới của Việt Nam đã gặt hái được nhiều thành công với những thành tích chưa từng có trước đó, tiêu biểu là Huy chương Bạc tại kỳ thi kỹ năng nghề thế giới năm 2019. Đây là minh chứng sinh động cho hiệu quả của quá trình hợp tác trong đào tạo giáo dục nghề nghiệp (GDNN) giữa nhà trường và DN. Để nhân lên những thành quả đó, quá trình hợp tác ấy cần phải được mở rộng, chặt chẽ hơn nữa xuyên suốt trong từng khâu, từng cấp độ, hay nói ví von như lời một chuyên gia trong lĩnh vực GDNN: Quá trình từ một cây non đến khi trưởng thành và đơm hoa kết trái đều cần có bàn tay chăm sóc. Bàn tay đó, tất yếu không thể thiếu bóng dáng của cơ quan quản lý nhà nước, nhà trường, DN và sự nỗ lực tự thân của người học.
  • Tạm dừng sinh hoạt tôn giáo tập trung đông người tại địa phương có dịch
    3 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 đang lây nhiễm trong cộng đồng tại các tỉnh, thành phố trong cả nước, Ban Thường trực Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam vừa có văn bản yêu cầu tăng ni, phật tử các chùa, cơ sở tự viện trong cả nước tiếp tục thực hiện nghiêm các quy định về phòng, chống dịch trong tình hình mới như: Tạm dừng hoạt động tín ngưỡng tại địa phương có dịch, không tổ chức các hoạt động, sinh hoạt tôn giáo tập trung đông người...
  • Đến cuối năm 2021, có trên 25 triệu người tham gia cài đặt và sử dụng ứng dụng VssID
    3 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam vừa phát động phong trào thi đua với mục tiêu phấn đấu đến cuối năm 2021 đạt trên 25 triệu người tham gia BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) cài đặt và sử dụng ứng dụng VssID - BHXH số trên nền tảng thiết bị di động (ứng dụng VssID).
  • Bắc Ninh cần quyết liệt, dốc toàn lực, cùng ngành Y tế dập dịch
    3 năm trước Xã hội
    (BKTO)- Ngày 8/5, tại Hội nghị triển khai các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19 tại tỉnh Bắc Ninh, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên và các chuyên gia của Bộ Y tế chỉ rõ những điểm "nóng", những “mặt trận” mà địa phương này cần lưu ý đặc biệt để phòng, chống, ngăn chặn và dập dịch hiệu quả.
  • Rà soát, xét nghiệm tất cả những người đến điều trị, thăm khám tại Bệnh viện K từ ngày 22/4
    3 năm trước Xã hội
    (BKTO)- Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) vừa có Công văn hỏa tốc gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố về việc rà soát, cách ly người về từ khu vực có dịch.
Ngành giáo dục thực hiện các biện pháp khẩn cấp để phòng, chống dịch Covid-19