Nhiều rào càn kìm hãm sự phát triển của thị trường bất động sản miền Trung

(BKTO) - Hiện nay, thị trường bất động sản (BĐS) tại miền Trung nói riêng và trong cả nước nói chung đang bước vào giai đoạn sẵn sàng bùng nổ trong trạng thái bình thường mới. Tuy nhiên, vẫn tồn tại không ít rào cản đang kìm hãm sự phát triển của thị trường và các doanh nghiệp BĐS, nhất là về cơ chế, chính sách.



Đây là nội dung được trao đổi, thảo luận tại Diễn đàn “Bất động sản miền Trung 2022: Xu hướng phát triển và lựa chọn đầu tư” do Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp, thuộc Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức vào chiều 12/01.
                
   

Quang cảnh Diễnđàn diễn ra theo hình thức trực tuyến.Ảnh: D.THIỆN

   

Thị trường bất động sản miền Trung còn nhiều tiềm năng phát triển

Đánh giá về tiềm năng của thị trườngBĐS miền Trung, ông Nguyễn Văn Đính - Phó Chủ tịch Hiệp hội BĐS Việt Namcho biết, trong những năm gần đây, miền Trung đã trở thành một vùng kinh tế năng động, có tốc độ phát triển mạnh, thu hút được nhiều nhà đầu tư lớn trong và ngoài nước về vùng này “làm tổ”, giúp miền Trung thoát khỏi “vùng trũng” phát triển của cả nước. Theo đó, sự phát triển của kinh tế đã thúc đẩy sự phát triển của thị trường BĐS, nhất là phân khúc BĐS du lịch nghỉ dưỡng, BĐS công nghiệp…

Đặc biệt, năm 2021, trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19, song thị trường miền Trung với 19 tỉnh, thành phố đãcung cấp khoảng50% nguồncung BĐS của cả nước và tỷ lệ hấp thụ cũng đạt trên 50%.

Đồng quan điểm trên, từ góc độ nhà đầu tư, ông Giáp Văn Kiểm - Chủ tịch HĐQT AVland Group đánh giá, thị trườngBĐS miền Trung như “nàng tiên” bắt đầu được đánh thức, nhờ những lợi thế lớnvề tiềm năng phát triểndu lịch vàhệ thống hạ tầng đang ngày càng đồng bộ, phát triển.

Thêm vào đó, giá BĐS miền Trung (từ phân khúc BĐS nghỉ dưỡng đến phân khúc nhà ở) hiện đang thấp hơn nhiều so với khu vực miền Bắc và miền Nam. “Các nhà đầu tư luôn tìm đến khu vực có giá BĐS thấp để đầu tư, bởi giá thấp thì tiềm năng tăng trưởng cao” - ông Kiểm nói.

Mặc dù thị trường BĐS miền Trung còn nhiều tiềm năng để phát triển, tuy nhiên các chuyên gia cũng cho rằng vẫn còn không ít rào cản đang kìm hãm sự phát triển của thị trường và các doanh nghiệp BĐS.

Làm rõ vấn đề này, ông Lưu Thanh Tuấn - Phó Tổng Giám đốc Công ty cổ phần BĐS Saco cho biết, hiện tại, rất nhiều nhà đầu tư nhận xét cơ chế, chính sách ở các tỉnh miền Trung vẫn chưa thực sựthông thoáng, thể hiện ở một số địa phương chưa linh hoạt, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư tới đầu tư, phát triển các dự án BĐS; hay như thời gian xin cấp sổ đỏ hoặc thực hiện các thủ tục pháp lý liên quan đến dự án còn chậm trễ.

Bên cạnh đó, ở một số khu vực đang phát triển BĐS đất nền, đất nền phân lô, môi trường cạnh tranh còn chưa lành mạnh.

Đặc biệt, khung khổ pháp luật hiện hành còn tồn tại nhiều mâu thuẫn, chồng chéo, cũng như những quy định pháp luật chậm được điều chỉnh, sửa đổi cho phù hợp với thực tế phát triển nhanh chóng của thị trường BĐS… Tất cả những rào cản trênlàm cho nhiềunhà đầu tư còn băn khoăn khi “xuống tiền” đầu tư tại thị trường này.

Cần tiếp tục khơi thông các điểm nghẽn về cơ chế, chính sách

Ghi nhận các ý kiến trao đổi tại Diễn đàn, nhất là những vấn đề liên quan đến cơ chế, chính sách, từ góc độ cơ quan quản lý nhà nước, bà Hoàng Thu Hằng - Phó Trưởng phòng Quản lý thị trường BĐS, Bộ Xây dựng cho biết, đơn vị sẽ xem xét, tiếp thu các ý kiến để nghiên cứu, báo cáo các cấp có thẩm quyền trong quá trình xây dựng chính sách trong thời gian tới.
                
   

BàHoàng Thu Hằng - Phó Trưởng phòng Quản lý thị trường BĐS, Bộ Xây dựng phát biểu.Ảnh: D.THIỆN

   

Thông tin thêm về tình hình thị trường BĐS thời gian qua, bà Hằng cho biết, trong 2 năm 2020 và 2021, theo báo cáo của các địa phương, cả nước có khoảng 972 dự án được cấp phép, 422 dự án được hoàn thành. Tính riêng năm 2021, số dự án được cấp phép chỉ đạt 31% (so với năm 2019); số dự án hoàn thành chỉ đạt 46,5% (so với năm 2020), cho thấy nguồn cung bị giảm sút tương đối nhiều, hơn 70%; trong đó, một trong những lý do ảnh hưởng đến nguồn cung BĐS là điểm nghẽn về pháp lý.

Để tháo gỡ điểm nghẽn này, bà Hằng cho biết, Bộ Xây dựng đã phối hợp với một số Bộ, ngành liên quan như Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Kế hoạch và Đầu tư nghiên cứu, sửa đổi một số quy định nhằm tháo gỡ thủ tục pháp lý cho các dự án.

Điển hình, Bộ Xây dựng đã trình Chính phủ ban hành Nghị định số 30/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 99/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Nhà ở, nhằm tháo gỡ khó khăn trong việc chấp thuận chủ trương đầu tư dự án nhà ở; lựa chọn nhà đầu tư...

Hay như mới đây, ngày 06/01/2022, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 02/2022/NĐ-CP, sửa đổi, bổ sung Nghị định số 76/2015/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Kinh doanh BĐS.

“Vừa qua, Bộ Xây dựng đã hoàn thiện Dự thảo sửa đổi Luật Kinh doanh BĐS và Luật Nhà ở, hiện đang chờ Chính phủ phê duyệt để trình Quốc hội đưa vào chương trình sửa luật. Trong Dự thảo này, Bộ Xây dựng đề xuất 4 nhóm chính sách lớn gồm: chính sách liên quan đến kinh doanh BĐS; chính sách vềkinh doanh dịch vụ BĐS; điều tiết thị trường BĐS; quản lý nhà nước đối với thị trường BĐS” - bà Hằng cho biết thêm./.

DIỆU THIỆN
Cùng chuyên mục
Nhiều rào càn kìm hãm sự phát triển của thị trường bất động sản miền Trung