Những biệt tài của chó cảnh sátDù xác nạn nhân ở trên bề mặt hay chôn dưới đất, dưới nước, những chú chó được huấn luyện vẫn có thể lần ra.




Chó là một phân loài của sói xám, từ hàng nghìn năm trước nó đã được con người thuần hóa, nuôi dưỡng để cùng làm việc, săn mồi và làm bạn.
Nếu như con người có khoảng 5 triệu tế bào nhạy cảm trong mũi để giúp nhận biết và phân biệt mùi hương thì ở loài chó, số lượng đó lên đến 200 triệu. Đặc điểm sinh học này giúp chó có khả năng phát hiện và ghi nhớ mùi đặc biệt.
Dogsforlawenforcement đưa tin, từ thời La Mã, con người đã sử dụng chó cho mục đích bảo vệ an toàn và săn bắt. Trong thời kỳ chiến tranh, người La Mã và Tây Ban Nha còn đưa chó ra chiến trận. Lực lượng quân đội Anh, Mỹ, Đức cũng huấn luyện chó như trở thành chiến binh: chó canh gác, chó săn, chó tuần tra, chó đưa tin, chó dò mìn.
Năm 1888, cảnh sát Anh đã sử dụng chó đánh hơi để tìm kiếm tung tích tên tội phạm Jack Đồ tể (Jack the Ripper). Năm 1899, tại Ghent (Bỉ), cảnh sát bắt đầu huấn luyện chó phục vụ lực lượng cảnh sát. Năm 1910, chó cảnh sát đã có mặt tại hơn 600 thành phố lớn nhỏ của nước Đức. Năm 1938, hai chú chó Labrador Retrievers được huấn luyện đặc biệt đã cùng lục lượng cảnh sát đi tuần tra khắp khu vực nam thủ đô London, Anh.
Đến năm 1970, Mỹ bắt đầu sử dụng chó trong việc hỗ trợ thực thi pháp luật. Cho đến nay, chúng trở thành một phần không thể thiếu của lực lượng cảnh sát. Giống chó được đào tạo phổ biến nhất hiện nay là Shepherd (Đức). Bên cạnh đó, Labrador Retriever, Belgian Malinois, và Dutch Shepherd... cũng được lựa chọn vì những ưu điểm vượt trội đặc thù.
Cùng chuyên mục
Những biệt tài của chó cảnh sátDù xác nạn nhân ở trên bề mặt hay chôn dưới đất, dưới nước, những chú chó được huấn luyện vẫn có thể lần ra.