Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì cuộc họp Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (tháng 4.2022) - Ảnh TTXVN
Nhưng sự thật không phải như vậy. Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta đã luôn quan tâm, kiên quyết, kiên trì tiến hành cuộc đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí với những kết quả thiết thực, góp phần xây dựng Đảng vững mạnh, đất nước phồn vinh, nhân dân ấm no, hạnh phúc.
Hồ Chủ tịch đã sớm chỉ ra nhiệm vụ chống tham nhũng, lãng phí. Người xác định: “Tham ô, lãng phí và bệnh quan liêu là kẻ thù của nhân dân, của bộ đội và của Chính phủ”. Người chỉ rõ sự nguy hiểm của loại giặc này là: “Kẻ thù khá nguy hiểm vì nó không mang gươm, mang súng mà nó nằm trong các tổ chức của ta, để làm hỏng mọi việc của ta”. Hồ Chủ tịch xác định giải pháp rất quan trọng là phải: “Làm cho quần chúng khinh ghét tệ tham ô, lãng phí, quan liêu; biến hàng trăm, hàng triệu con mắt, lỗ tai cảnh giác của quần chúng thành những ngọn đèn pha soi sáng khắp mọi nơi, không để cho tệ tham ô, lãng phí, quan liêu còn chỗ ẩn nấp”. Người yêu cầu: “Pháp luật phải thẳng tay trừng trị những kẻ bất liêm, bất kỳ kẻ ấy ở địa vị nào, làm nghề nghiệp gì”.
Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, xây dựng, chỉnh đốn Đảng, Đảng ta luôn chú trọng đến phòng, chống tiêu cực, tham nhũng, lãng phí. Đảng xác định rõ ý chí quyết tâm, tiến hành nhiều giải pháp đồng bộ, hiệu quả, như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh: “Chống tham nhũng là “chống giặc nội xâm”, là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên, vừa cấp bách, vừa khó khăn, phức tạp, lâu dài; phải tiến hành kiên quyết, kiên trì, liên tục, “không ngừng”, “không nghỉ” ở tất cả các cấp, các ngành, các lĩnh vực” và yêu cầu: “Thực hiện đồng bộ các biện pháp chính trị, tư tưởng, tổ chức, hành chính, kinh tế, hình sự; với những bước đi vững chắc, tích cực, chủ động và có trọng tâm, trọng điểm; phải xây dựng cho được một cơ chế phòng ngừa chặt chẽ để “không thể tham nhũng”, một cơ chế răn đe, trừng trị nghiêm khắc để “không dám tham nhũng” và một cơ chế bảo đảm để “không cần tham nhũng”.
Kiểm toán nhà nước đóng góp tích cực vào công tác phòng, chống tham nhũng - Ảnh tư liệu
Cùng với chủ trương, quyết tâm và hành động đúng, Đảng, Nhà nước rất chú trọng huy động sự đóng góp tích cực của các ngành, cơ quan chức năng trong đó có Kiểm toàn nhà nước. Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng xác định: “Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án, phát hiện sớm, xử lý nghiêm minh các vụ việc, vụ án tham nhũng, lãng phí”. Thời gian qua, dư luận đánh giá cao vai trò đóng góp của hoạt động kiểm toán và chính Kiểm toán nhà nước cũng đang tiến hành nhiều biện pháp tích cực để trưởng thành và phát triển hơn, đóng góp ngày càng hiệu quả hơn cho sự nghiệp chung của cách mạng Việt Nam, trong đó phục vụ tốt công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực của Đảng, Nhà nước và nhân dân. Chỉ nói riêng trong vai trò là công cụ phục vụ cho minh bạch về tài chính ngân sách thông qua công khai kết quả kiểm toán, Kiểm toán nhà nước đã góp phần tích cực vào việc phát hiện, cảnh báo, ngăn ngừa, khắc phục, sửa chữa những dấu hiệu vi phạm về tài chính, kinh tế với hiệu quả phòng ngừa rất thiết thực, hiệu quả.
Những nỗ lực của Đảng, hệ thống chính trị và toàn dân đã đem lại kết quả tích cực về nhiều mặt trong cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí ở Việt Nam. Đúng như Nghị quyết của Đảng đã khẳng định: “Chính sách, pháp luật về phòng, chống tham nhũng dần được hoàn thiện, trong đó lần đầu tiên đã mở rộng việc phòng, chống tham nhũng sang cả khu vực tư nhân. Công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí có bước tiến mạnh, đạt được nhiều kết quả tích cực, rõ rệt, tạo hiệu ứng mạnh mẽ trong toàn xã hội, được nhân dân đồng tình, đánh giá cao, các tổ chức quốc tế ghi nhận”. Những quyết định kỷ luật, những bản án nghiêm khắc được tiến hành kịp thời, đồng bộ, chặt chẽ, đúng người, đúng tội và công khai, không có ngoại lệ, không có vùng cấm, với tinh thần nghiêm minh, nhân văn, tăng cường thu hồi tài sản, khắc phục hậu quả tham nhũng, lãng phí.
Những kết quả trong phòng, chống tham nhũng, lãng phí luôn đem lại những ý nghĩa sâu sắc, về mọi mặt cho Đảng, Nhà nước và nhân dân ta. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã từng phát biểu: “Theo kết quả điều tra dư luận xã hội do Ban Tuyên giáo Trung ương tiến hành mới đây, tuyệt đại đa số ý kiến người dân (93%) bày tỏ tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng; khiến cho mọi sự xuyên tạc, chống phá của các thế lực thù địch đều trở nên trơ trẽn, nực cười”.
Tuy nhiên, công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ở nước ta vẫn còn hạn chế, khuyết điểm, tiếp tục gây tác hại xấu đến sự nghiệp cách mạng, đã được Đảng thẳng thắn chỉ rõ trong Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng: “Tham nhũng vẫn là một trong những nguy cơ đe dọa sự tồn vong của Đảng và chế độ ta”.
Vì vậy, yêu cầu quan trọng đặt ra là cần tiếp tục kiên quyết, kiên trì, đẩy mạnh cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực với sự tham gia tích cực của toàn Đảng, cả hệ thống chính trị, cả cộng đồng và toàn dân. Để phòng, chống tham nhũng, lãng phí đạt hiệu quả cao nhất, Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đã nhấn mạnh: “Kiên quyết, kiên trì đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tham nhũng, lãng phí, với quyết tâm chính trị cao hơn, hành động mạnh mẽ, triệt để hơn, hiệu quả hơn”, chúng ta cần thực hiện tích cực, đồng bộ nhiều giải pháp: “Kết hợp chặt chẽ giữa tích cực phòng ngừa với chủ động phát hiện, xử lý nghiêm minh, kịp thời những hành vi tham nhũng, lãng phí, bao che, dung túng, tiếp tay cho tham nhũng, can thiệp, cản trở việc chống tham nhũng, lãng phí, không có vùng cấm, không có ngoại lệ. Phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và của toàn dân; thực hiện đồng bộ các biện pháp chính trị, tư tưởng, tổ chức, hành chính, kinh tế, hình sự”.
Đồng thời, chúng ta phải đoàn kết thống nhất, chung sức, đồng lòng tiếp tục nỗ lực phấn đấu phát triển kinh tế - xã hội để xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN./.
Chống tham nhũng là “chống giặcnộixâm”, là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên, vừa cấp bách, vừa khó khăn, phức tạp, lâu dài; phải tiến hành kiên quyết, kiên trì, liên tục, “không ngừng”, “không nghỉ” ở tất cả các cấp, các ngành, các lĩnh vực. -Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng |
CÔNG MINH