Nỗi lo “hành chính hóa” từ các tổ chức chính trị, xã hội

(BKTO)- “Mặc dù được Nhà nước quan tâm đầutư, song các tổ chức chính trị - xã hội, hội đặc thù (CT-XH) được cho là hoạt độngkém hiệu quả, tồn tại nhiều bất cập. Cần thiết phải đổi mới mô hình hoạt động củacác tổ chức này, trong đó xóa bỏ cơ chế xin - cho, tư tưởng “hành chính hóa” bộmáy”- đó là ý kiến của GS.TS Nguyễn Minh Thuyết - nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy banVăn hoá - Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội khi trao đổivới phóng viên Báo Kiểm toán.




GS Nguyễn Minh Thuyết.Ảnh: PHỐ HIẾN
Nghiên cứu do Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) thực hiện về các tổ chức CT-XH nêu rõ chi phí đầu tư cho các tổ chức này là rất lớn. Ông có bình luận gì về điều này?

- Mới đây, tôi cũng đã được tiếp cận báo cáo nghiên cứu do VEPR thực hiện. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là một kênh tham khảo về tình hình hoạt động của các tổ chức CT-XH mà chúng ta cần lưu tâm. Ở Việt Nam hiện có Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (MTTQ), 5 tổ chức CT/XH (Công đoàn, Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ, Hội Nông dân và Hội Cựu chiến binh) và 28 hội đặc thù; trong đó, đa số các tổ chức này đều có 4 cấp (Trung ương, tỉnh/thành phố, huyện/quận và xã/phường), số lượng tổ chức, nhân sự và chi tiêu rất lớn.

Tổng số tiền ngân sách hỗ trợ cho Trung ương Hội của các tổ chức CT-XH giai đoạn 2006-2014 tăng từ 781,3 tỷ đồng (năm 2006), lên gần 1,9 nghìn tỷ đồng (dự toán năm 2014), chiếm khoảng 1,1% dự toán tổng chi ngân sách Trung ương cho các Bộ, cơ quan Trung ương trong năm 2014. Cộng các nguồn như NSNN (14 nghìn tỷ đồng), hội phí (hơn 10,7 nghìn tỷ đồng), phí ủy thác từ Ngân hàng Chính sách xã hội (khoảng 2 nghìn tỷ đồng), các chi phí ẩn từ tài sản cố định (hơn 33,8 nghìn tỷ đồng) và nguồn nhân lực (hơn 2,9 nghìn tỷ đồng)… thì tổng chi phí kinh tế đầu tư cho các tổ chức CT-XH trong năm 2014 vào khoảng 71 nghìn tỷ đồng, theo tính toán của VEPR.

Năm 2012, tổng chi ngân sách địa phương cho các tổ chức CT-XH là hơn 4 nghìn tỷ đồng (chưa bao gồm chi phí hỗ trợ ngân sách cho Công đoàn của các địa phương), tăng gần gấp 3 lần so với năm 2006 (gần 1,4 nghìn tỷ đồng). Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh là hai địa phương có mức chi ngân sách dành cho các tổ chức CT-XH lớn nhất. Như vậy, chi phí đầu tư cho các tổ chức CT-XH là rất lớn và đang tạo gánh nặng cho ngân sách hằng năm.

Ông đánh giá ra sao về hoạt động của các tổ chức CT-XH trong thời gian vừa qua?

- Từ thực tế nắm bắt thời gian qua và qua nghiên cứu của VEPR cho thấy hệ thống này bộc lộ nhiều vấn đề đáng chú ý: Nhiều tổ chức CT-XH đang rơi vào quá trình “hành chính hóa” khá mạnh như bộ máy biên chế cồng kềnh, tổ chức thiếu linh hoạt, chồng chéo trong hoạt động. Trong thời kỳ 2007-2012, số lượng các cơ sở thuộc các tổ chức CT-XH có mức tăng cao nhất trong khu vực hành chính sự nghiệp với 10,8% về số lượng và 13,4% về lao động. Tổng số người hoạt động trong các tổ chức CT-XH vào khoảng 337.981 người. Cơ chế hoạt động của hệ thống chưa được quy định cụ thể, rõ ràng. Đặc biệt, các tổ chức CT-XH có các đơn vị, DN hoạt động kinh tế, việc quản lý các đơn vị này còn gặp nhiều khó khăn, nhất là vấn đề tài chính. Cũng xin nói thêm, cơ chế cho phép các tổ chức CT-XH được hưởng ngân sách như ở nước ta hiện còn rất ít quốc gia áp dụng.

Vậy theo ông, để đổi mới, tăng cường hiệu quả hoạt động của các tổ chức CT-XH trong thời gian tới, các cơ quan chức năng cần phải làm gì?

- Trong bối cảnh ngân sách thâm hụt lớn, nợ công tăng, việc cắt giảm chi tiêu, cơ cấu, tổ chức lại hoạt động của các tổ chức CT-XH trong lúc này là vô cùng cần thiết. Trước hết, cần minh bạch hóa chức năng, quyền hạn của các tổ chức này với cơ quan quản lý Nhà nước để tránh chồng chéo, trùng lắp.

Thứ hai, quy định chặt chẽ hơn về quản lý tài chính của các tổ chức CT-XH; đồng thời phải có cơ chế giám sát hoạt động tài chính của các tổ chức này.

Thứ ba, để tránh sự rườm rà, phức tạp ở hệ thống tổ chức cấp cơ sở, cần thiết phải gộp các tổ chức cấp xã, đặt dưới sự quản lý của MTTQ. Điều này giúp giảm chi phí đồng thời nâng cao hiệu quả hoạt động thực chất ở cấp cơ sở cũng như xóa bỏ tư tưởng “hành chính hóa” với bộ máy ngày càng cồng kềnh.

Cuối cùng làgiảm dần, tiến tới bỏ chế độ bao cấp, cơ chế xin - cho, tạo động lực đổi mới cho các tổ chức nâng cao hiệu quả hoạt động.Đối với chính sách cấp ngân sách hoạt động cho các hội đặc thù theo biên chế, chỉ cấp ngân sách khi thực hiện nhiệm vụ do Nhà nước giao, thay vì cấp một lần dùng cho cả năm như hiện nay.

Xin trân trọng cảm ơn giáo sư!

NGUYỄN LỘC
Cùng chuyên mục
  • Kiểm tra, giám định BHYT: Xuất toán nhiều chi phí bất hợp lý
    7 năm trước Xã hội
    (BKTO)-Mặc dù chưa có con số thống kê chính thức song theo báo cáo của Bảo hiểmxã hội (BHXH) Việt Nam về tình hình thực hiện chính sách Bảo hiểm y tế (BHYT) 6tháng đầu năm 2016 cho biết, qua công tác giám định BHYT của BHXH các địaphương và qua kiểm tra trực tiếp của BHXH Việt Nam tại một số tỉnh, thành phố thờigian qua đã phát hiện nhiều sai sót trong khám chữa bệnh (KCB) BHYT. Số tiền màBHXH Việt Nam thu hồi, xuất toán từ những sai sót này ước tính lên đến hàngtrăm tỷ đồng.
  • Việc quản lý, sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước của Bộ Y tế năm 2013 Kỳ 4: Nỗ lực đổi mới cơ chế tài chính y tế
    7 năm trước Xã hội
    (BKTO)- Trước những bất cập, hạn chế mà KTNN đã nêu trong báo cáo kiểm toán, thựchiện kiến nghị kiểm toán, Bộ Y tế đã có nhiều đổi mới trong công tác quản lý,điều hành cơ chế tài chính y tế, đặc biệt là việc ban hành các chính sách nhằmđẩy nhanh lộ trình tính đúng, tính đủ giá dịch vụ y tế (DVYT). Thứ trưởng Bộ Ytế Phạm Lê Tuấn đã trả lời phỏng vấn của phóng viên Báo Kiểm toán để làm rõ hơnvấn đề này.
  • Nhiều nguy cơ tiềm ẩn trên hệ thống đường bộ cao tốc
    7 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Các chuyên gia cho rằng,trong tương lai, để nâng cao hiệu quả các tuyến đường bộ cao tốc, cần nghiên cứuban hành hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật quy định về quản lý nhànước trong lĩnh vực bảo đảm trật tự an toàn giao thông (ATGT) trên đường cao tốc,phân công, phân cấp rõ ràng trách nhiệm của các Bộ, ban, ngành và các cấp trongxây dựng, quản lý, bảo trì, bảo dưỡng và thực hiện chức năng quản lý nhà nước vềđường cao tốc.
  • Đẩy mạnh xã hội hóa công tác phòng cháy, chữa cháy
    7 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Hàng loạt vụ cháy nổ xảy ratrong thời gian qua đã gây thiệt hại nghiêm trọng cả về người và tài sản. Mộtphần nguyên nhân đến từ việc các vụ cháy nổ không được ứng phó kịp thời; lực lượng phòng cháy,chữa cháy (PCCC) còn thiếu và yếu; đầu tư trang thiết bị, phương tiện và hạ tầngbảo đảm cho công tác PCCC và cứu nạn, cứu hộ còn nhiều bất cập. Đẩy mạnh xã hộihóa công tác PCCC đang là giải pháp được kỳ vọng để nâng cao hiệu quả công tácPCCC trong thời gian tới.
  • Lo ngại ô nhiễm môi trường từ doanh nghiệp FDI
    7 năm trước Xã hội
    (BKTO)-Có đến 60% các DN đầu tư nước ngoài (FDI) xả thảivượt quy chuẩn; trong đó có 23% DN xả vượt quy chuẩn cho phép từ 5-12 lần. Đâylà những con số đáng báo động khi nhiều tỉnh, thành trải thảm thu hút đầu tư nướcngoài bằng mọi giá nhưng yếu tố môi trường lại không hề được tính tới.
Nỗi lo “hành chính hóa” từ các tổ chức chính trị, xã hội