Thứ trưởng Bộ Y tế Phạm Lê Tuấn.Ảnh: N.Hồng
- Thời gian qua, Bộ Y tế đã chỉ đạo quyết liệt việc thực hiện Luật Khám bệnh, chữa bệnh (KCB), trong đó ưu tiên bố trí ngân sách nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng dịch vụ KCB cơ bản của nhân dân; từng bước chuyển hình thức đầu tư từ NSNN trực tiếp cho các cơ sở KCB của Nhà nước sang hình thức hỗ trợ cho người dân thông qua bảo hiểm y tế (BHYT). Nghị quyết 68/2013/QH13 của Quốc hội đã đặt ra yêu cầu: "Đến năm 2020 phải hoàn thành việc chuyển chi thường xuyên từ NSNN trực tiếp cho cơ sở KCB sang hỗ trợ người dân mua thẻ BHYT gắn với lộ trình tính đúng, tính đủ giá DVYT".
Việc hỗ trợ các bệnh viện được thực hiện thông qua điều chỉnh giá DVYT theo lộ trình. Cụ thể, từ Thông tư liên tịch số 04/2012/TTLT-BYT-BTC ngày 29/02/2012 của liên Bộ Y tế, Tài chính quy định mức tối đa của 447 dịch vụ KCB trên cơ sở 3 yếu tố chi phí trực tiếp, đến năm 2014, đã ban hành Thông tư số 10/2014/TTLT-BYT-BTC- BNV-BLĐTBXH ngày 26/02/2014 của Liên Bộ Y tế, Tài chính và Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện Quyết định số 73/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc quy định một số chế độ phụ cấp đặc thù đối với công chức, viên chức, người lao động trong các cơ sở y tế công lập và chế độ phụ cấp chống dịch, trong đó mức chi phí chi trả chế độ phụ cấp trực, phẫu thuật, thủ thuật được cộng thêm vào giá ngày giường, giá phẫu thuật, thủ thuật theo quy định. Năm 2015 liên Bộ Y tế, Tài chính ban hành Thông tư liên tịch số 37/2015/TTLT-BYT-BTC ngày 29/10/2015 quy định thống nhất giá dịch vụ KCB BHYT giữa các bệnh viện cùng hạng trên toàn quốc, giá tính đủ chi phí trực tiếp, phụ cấp và tiền lương để thực hiện dịch vụ.
Việc ban hành mức giá cụ thể theo Thông tư 37 đã làm giảm bớt thủ tục hành chính, các đơn vị, địa phương không phải xây dựng, ban hành định mức, tính lại giá để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Quyền lợi của người bệnh có thẻ BHYT tăng lên do không phải trả thêm các chi phí trước đây không tính vào giá; giá của các bệnh viện tuyến dưới, nhất là tuyến huyện, tuyến xã được tăng lên; nguồn thu tăng, khuyến khích tuyến dưới phát triển các kỹ thuật y tế nâng cao chất lượng dịch vụ y tế, phục vụ người có thẻ BHYT được tốt hơn.
KTNN nhấn mạnh, sự chậm trễ trong việc ban hành Thông tư hướng dẫn Nghị định 85/2012/NĐ-CP (Nghị định 85) là nguyên nhân dẫn đến bất cập trong quản lý giá DVYT. Xin Thứ trưởng cho biết, cho đến thời điểm này, việc ban hành Thông tư hướng dẫn được thực hiện như thế nào?
- Nghị định 85 quy định nhiều nội dung hoạt động và giá trong lĩnh vực y tế. Bộ Y tế đã phối hợp với Bộ Tài chính ban hành các Thông tư hướng dẫn gồm: Thông tư số 09/2014/TTLT-BYT-BTC ngày 26/2/2014 của liên Bộ Y tế, Tài chính quy định nội dung, nhiệm vụ chi của y tế dự phòng làm căn cứ để các Bộ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khi xây dựng, phân bổ ngân sách bảo đảm tối thiểu 30% chi sự nghiệp y tế cho y tế dự phòng theo Nghị quyết 18/2008/QH12 của Quốc hội. Tiếp đó là Thông tư liên tịch số 10/2014/TTLT-BYT-BTC-BNV-BLĐTBXH ngày 26/2/2014 và 2 Thông tư quy định về giá dịch vụ KCB cũng đã được ban hành gồm Thông tư 04/2012/TTLT-BYT-BTC ngày 29/02/2012 và Thông tư 37/2015/TTLT-BYT-BTC ngày 29/10/2015. Ngoài ra, Bộ Y tế cũng đang khẩn trương hoàn chỉnh Thông tư quy định đặt hàng, giao nhiệm vụ cung cấp dịch vụ công, Thông tư hướng dẫn thực hiện cơ chế giao nhiệm vụ cung cấp dịch vụ KCB và nuôi dưỡng người bệnh phong, tâm thần tại các cơ sở KCB chuyên khoa phong, tâm thần của Nhà nước.
Còn một số Thông tư do liên quan đến việc phải sửa Nghị định 85 cho phù hợp với Nghị định 16/2015/NĐ-CP sẽ ban hành trong thời gian tới, như: Thông tư hướng dẫn phân loại và điều chỉnh phân loại đơn vị; Thông tư quy định giá dịch vụ KCB tính đủ các yếu tố chi phí thực hiện dịch vụ…
KTNN cũng kiến nghị Bộ Tài chính phối hợp với Bộ Y tế rà soát, đánh giá hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp, trực thuộc Bộ Y tế để xác định mức độ tự chủ về tài chính và phân loại đơn vị sự nghiệp y tế theo 4 nhóm, theo quy định tại Nghị định số 58/2012/NĐ-CP. Kiến nghị này đã được thực hiện ra sao thưa Thứ trưởng?
- Cùng với việc điều chỉnh giá DVYT theo lộ trình, theo đề xuất của KTNN, Bộ cũng đã rà soát, phân loại lại đơn vị sự nghiệp để chuyển một số đơn vị có khả năng nguồn thu tự đảm bảo hoạt động thường xuyên (chuyển 05 bệnh viện: Bạch Mai, Chợ Rẫy, Việt Đức, Mắt, Tai Mũi Họng) từ đơn vị tự bảo đảm một phần chi thường xuyên sang tự bảo đảm chi thường xuyên, để các đơn vị phát huy tốt quyền tự chủ và năng lực của các đơn vị, do đó NSNN sẽ không phải cấp chi thường xuyên cho các đơn vị này.
Hàng năm, Bộ cũng đã dành 30% NSNN để mua thẻ và hỗ trợ người dân mua thẻ BHYT. Đặc biệt, Bộ Y tế đã trình Chính phủ ban hành Nghị quyết số 93/2014/NQ-CP về một số cơ chế, chính sách phát triển y tế, theo đó các đơn vị được thực hiện 4 mô hình đầu tư, liên doanh liên kết nhằm huy động vốn để đầu tư các cơ sở y tế với chất lượng cao, kỹ thuật tiên tiến, kết hợp công - tư trong giảm quá tải cho một số bệnh viện lớn. Thí điểm mô hình đổi mới cơ chế quản lý để nâng cao hiệu quả hoạt động của bệnh viện công. Các đơn vị vay vốn tín dụng để đầu tư được thực hiện giá dịch vụ tính đủ chi phí.
Trong thời gian tới, ngành Y tế phải tiếp tục thực hiện lộ trình điều chỉnh giá DVYT, trước mắt là điều chỉnh giá cho người bệnh không có thẻ BHYT để góp phần đẩy mạnh lộ trình BHYT toàn dân. Thứ hai là đẩy mạnh việc giao quyền tự chủ cho các đơn vị, chuyển một số đơn vị có thu lớn sang cơ chế tự chủ tự đảm bảo chi phí hoạt động để phát huy tốt quyền tự chủ trong việc phát triển dịch vụ kỹ thuật cho người dân. Chỉ có điều chỉnh giá DVYT thì mới có ngân sách dành chi cho y tế dự phòng và y tế cơ sở.
Xin trân trọng cảm ơn Thứ trưởng!
ĐĂNG KHOA