Petrovietnam đẩy mạnh nghiên cứu, thực hiện chuyển dịch năng lượng

(BKTO) - Chiều 11/8, tại Hà Nội, Tổng Giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) Lê Mạnh Hùng đã chủ trì cuộc họp cập nhật về công tác chuyển dịch năng lượng của Tập đoàn.



                
   

Quang cảnh cuộc họp. Ảnh: PVN

   

Báo cáo của Ban Điện và Năng lượng tái tạo Tập đoàn cho thấy, chuyển dịch năng lượng đang diễn ra mạnh mẽ và là xu hướng tất yếu trên thế giới nhằm tránh các hậu quả của biến đổi khí hậu. Mỗi quốc gia sẽ cân đối 3 yếu tố: an ninh năng lượng, môi trường, phát triển/tăng trưởng kinh tế để lựa chọn chiến lược và lộ trình riêng.

Trên thế giới, trong các loại hình đầu tư liên quan đến năng lượng sạch, đầu tư vào nguồn năng lượng tái tạo, sử dụng hiệu quả năng lượng, phương tiện giao thông điện đang dẫn đầu trong thu hút đầu tư.

Chiến lược chuyển dịch năng lượng của các tập đoàn dầu khí trên thế giới cũng đã thay đổi theo hướng thu hẹp hoạt động đầu tư dầu khí và tăng đầu tư vào công nghệ sạch. Tuy nhiên, tỷ lệ vốn đầu tư mới chỉ đạt 5% tổng đầu tư của các tập đoàn dầu khí thế giới trong năm 2022.

Trong đó, đầu tư lớn nhất vào ngành công nghiệp điện gió ngoài khơi, tỷ trọng đầu tư vào lĩnh vực thu hồi và lưu trữ carbon cũng dần tăng nhanh.

Tính đến tháng 6/2022, đã có khoảng 40 quốc gia đưa ra các chiến lược, lộ trình về hydrogen, trong đó có các nước đứng đầu về phát thải nhà kính như: Trung Quốc, Mỹ, Ấn Độ, Nga, Nhật.

Hiện nay, 98% hydrogen trên thế giới được sản xuất từ khí đốt và than, ứng dụng trong lọc dầu và hóa chất. Việc mở rộng ứng dụng hydro trong giao thông và công nghiệp nặng sẽ giúp mở đường cho chuỗi sản xuất hydrogen.

Để khử cacbon trong danh mục kinh doanh, các công ty dầu khí đã và đang đẩy mạnh đầu tư phát triển các dự án green hydrogen, bao gồm cả chuỗi từ sản xuất đến mạng lưới tiếp nhiên liệu và lưu trữ hydro.

Năm 2021, đã có 20 quốc gia công bố kế hoạch thực hiện khoảng 130 dự án thu giữ carbon quy mô thương mại. Các kế hoạch này nhằm thu hồi carbon từ các hoạt động sản xuất (một nửa trong số đó là từ sản xuất hydrogen và nhiên liệu sinh học).

Để ngành năng lượng có thể góp phần đáp ứng cam kết của Việt Nam tại COP26, Việt Nam đang quyết liệt các giải pháp thúc đẩy mạnh mẽ quá trình chuyển đổi năng lượng, hướng đến xây dựng một nền năng lượng xanh, sạch và bền vững.

Tại cuộc họp, đại diện Ban Điện và Năng lượng tái tạo đã đưa ra những phân tích, dự báo, thách thức của Tập đoàn trong quá trình chuyển dịch năng lượng. Trong đó, lĩnh vực điện, khí chịu nhiều tác động do việc tăng trưởng các nguồn năng lượng tái tạo, vấn đề khí thải, việc tham gia thị trường điện của các nhà máy nhiệt điện khí khi năng lượng tái tạo được ưu tiên huy động, các dự án điện khí LNG đang đầu tư xây dựng phải xây dựng phương án khi chuyển đổi sang nhiên liệu hydrogen.

Hiện nay, Petrovietnam đã triển khai việc ký Biên bản ghi nhớ (MOU) với ADB về hợp tác trong chuyển dịch năng lượng. Trong đó, ADB hỗ trợ Petrovietnam xây dựng chiến lược và lộ trình chuyển dịch năng lượng xanh, đánh giá cơ hội, xây dựng lộ trình và chuẩn bị một dự án thí điểm để trở thành công ty hàng đầu phát triển hydro lam và xanh ở Việt Nam, tư vấn giao dịch hoặc cho vay để phát triển dự án điện gió ngoài khơi…

Theo Tổng Giám đốc Petrovietnam Lê Mạnh Hùng, Tập đoàn bắt đầu triển khai xây dựng kế hoạch, lộ trình liên quan đến chuyển dịch năng lượng từ năm 2019. Đây là nhiệm vụ mà Petrovietnam phải tiên phong thực hiện, bởi vậy, toàn Tập đoàn phải quán triệt, nhận thức rõ về tầm quan trọng của chuyển dịch năng lượng và việc triển khai thực hiện sẽ mang tính liên tục, lâu dài.

Việc thực hiện chuyển dịch năng lượng của Petrovietnam trong thời gian tới được chia thành 12 nhóm nhiệm vụ liên quan đến năng lượng tái tạo; giảm phát thải khí nhà kính; sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng; hydrogen; lưu trữ năng lượng, xanh hóa các nhà máy điện than, hỗ trợ kỹ thuật và tài chính các dự án liên quan chuyển dịch năng lượng; công tác nghiên cứu R&D…/.
PHÚC KHANG

Cùng chuyên mục
  • Thách thức giảm nghèo
    2 năm trước Kinh tế
    (BKTO) - Đại dịch Covid-19 đã khiến nhiều hộ nghèo không thoát được nghèo, thậm chí tái nghèo. Giảm nghèo bền vững đang đứng trước rất nhiều thách thức.
  • Thúc đẩy tín dụng nông nghiệp, nông thôn vùng Đồng bằng sông Cửu Long
    2 năm trước Kinh tế
    (BKTO) - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đề nghị các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) tiếp tục triển khai hiệu quả các chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.
  • Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: Ngành Giáo dục nỗ lực vượt khó, đảm bảo chất lượng giáo dục, đào tạo
    2 năm trước Kinh tế
    (BKTO) - Phát biểu tại Hội nghị tổng kết năm học 2021-2022, triển khai nhiệm vụ năm học 2022-2023 diễn ra ngày 12/8, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết, năm học 2021-2022 là năm học mà ngành Giáo dục đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức trong bối cảnh dịch Covid-19 bùng phát, ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động giáo dục. Trong bối cảnh đó, toàn Ngành đã nỗ lực vượt khó để hoàn thành tốt kế hoạch năm học và đảm bảo yêu cầu, chất lượng đề ra.
  • Xây dựng và bảo hộ nhãn hiệu để thương hiệu nông sản Việt vươn xa
    2 năm trước Kinh tế
    (BKTO) - Hiện nay, số lượng sản phẩm nông sản của Việt Nam đã xây dựng được thương hiệu và được đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý còn hạn chế. Do đó, cần nâng cao nhận thức của doanh nghiệp (DN), địa phương đối với vấn đề xây dựng và bảo hộ nhãn hiệu, để các sản phẩm nông sản của Việt Nam định vị được thương hiệu trên thị trường quốc tế.
  • Ngày 12/8, ghi nhận 2.192 ca mắc Covid-19 mới, 1 ca tử vong
    2 năm trước Kinh tế
    (BKTO) - Bản tin Phòng, chống dịch Covid-19 ngày 12/8 của Bộ Y tế cho biết, có 2.192 ca mắc Covid-19 mới và có 1 trường hợp tại Quảng Ninh tử vong.
Petrovietnam đẩy mạnh nghiên cứu, thực hiện chuyển dịch năng lượng