Phát huy hào khí của Cách mạng Tháng Tám, Quốc khánh 2-9 để đưa nước ta phát triển nhanh và bền vững

(BKTO) - Ngày 2-9-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập tại Quảng trường Ba Đình lịch sử, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa-nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam châu Á. Đó là kết quả sự lãnh đạo tài tình của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, khi đó Đảng ta mới thành lập 15 năm, có chưa đến 5.000 đảng viên; là thắng lợi của nghệ thuật nắm bắt thời cơ, phát huy sức mạnh tổng hợp của các tầng lớp nhân dân, đập tan xiềng xích nô lệ hàng trăm năm của thực dân, đế quốc, giành chính quyền về cho nhân dân.



Qua 73 năm, những bài học kinh nghiệm quý báu của Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9 luôn tạo nên hào khí và sức mạnh nội lực cho toàn Đảng, toàn dân ta bước tiếp những chặng đường mới, viết tiếp những trang sử oanh liệt mới trong thời đại Hồ Chí Minh. Lịch sử của dân tộc ta suốt 73 năm qua đã tạo nên những kỳ tích vang dội. Đó là thắng lợi của 9 năm chống thực dân Pháp và can thiệp của đế quốc Mỹ kết thúc bằng Chiến dịch Điện Biên Phủ chấn động địa cầu; thắng lợi của hơn 20 năm chống đế quốc Mỹ, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, đưa cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội (CNXH); thắng lợi của sự nghiệp đổi mới đất nước 32 năm qua vượt qua mọi khó khăn, thử thách, đưa nước ta phát triển từ đống tro tàn đổ nát của chiến tranh, vượt qua bao vây cấm vận, ra khỏi khủng hoảng kinh tế-xã hội (KT-XH), đứng vững và tiếp tục đi lên trong cơn “động đất chính trị” trên thế giới khi mà chế độ xã hội chủ nghĩa (XHCN) ở Liên Xô và các nước Đông Âu sụp đổ, làm cho hệ thống XHCN trên thế giới lâm vào thoái trào. Đồng thời, vượt qua cuộc khủng hoảng tài chính, kinh tế ở khu vực (năm 1997-1998) và cuộc khủng hoảng tài chính, suy giảm kinh tế thế giới diễn ra phức tạp 10 năm trước (2008-2009)… tiếp tục đưa đất nước đổi mới đạt được những thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử: Chương trình xóa đói giảm nghèo đã được Liên hợp quốc đánh giá là về đích trước, an sinh xã hội được quan tâm, nước ta đã ra khỏi nhóm nước kém phát triển và trở thành nước có thu nhập trung bình, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ngày một nâng cao. Kinh tế Việt Nam từng bước hội nhập sâu vào nền kinh tế khu vực và thế giới.
Một góc Thủ đô Hà Nội -Ảnh: TTXVN

Năm nay, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta kỷ niệm 73 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9 trong bối cảnh tình hình thế giới, khu vực và trong nước có nhiều thuận lợi, như: Trên thế giới, hòa bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn. Ở trong nước, kinh tế tiếp tục tăng trưởng cao (năm 2017 GDP tăng 6,81%; 6 tháng đầu năm 2018 GDP tăng 7,34%), chính trị-xã hội ổn định, công tác xây dựng Đảng được đẩy mạnh, nhất là công cuộc phòng, chống tham nhũng, lãng phí được triển khai quyết liệt và có hiệu quả, niềm tin trong các tầng lớp nhân dân với Đảng được tăng lên; quốc phòng, an ninh, đối ngoại, vị thế của nước ta trên trường quốc tế được tăng cường và nâng cao. Bên cạnh đó, chúng ta cũng phải đối mặt với nhiều thời cơ, thách thức, như: Tình hình thế giới diễn biến nhanh chóng, phức tạp, khó lường; kinh tế thế giới phục hồi nhanh hơn nhưng cuộc chiến tranh thương mại giữa một số nước, nhất là giữa Mỹ và Trung Quốc đang căng thẳng; chủ nghĩa dân túy, chủ nghĩa bảo hộ thương mại đang chi phối và ảnh hưởng đến tăng trưởng của kinh tế toàn cầu; cục diện thế giới theo xu hướng đa cực diễn ra nhanh hơn, tranh chấp lãnh thổ, chủ quyền biển đảo trên Biển Đông diễn ra gay gắt. Từ sau Đại hội XII, đất nước ta đã giành được nhiều thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực, nhưng năng suất, chất lượng, quy mô, sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp; tình trạng tham nhũng, tiêu cực còn diễn biến phức tạp, khoảng cách giàu-nghèo, phân hóa xã hội gia tăng, đạo đức xã hội có mặt xuống cấp đáng lo ngại; biến đổi khí hậu, thiên tai diễn ra nhanh và phức tạp; 4 nguy cơ mà Đảng nêu ra từ Hội nghị giữa nhiệm kỳ khóa VII vẫn còn nhiều diễn biến phức tạp, lại xuất hiện các vấn đề bức xúc về: An toàn giao thông, ô nhiễm môi trường, an toàn thực phẩm và an ninh mạng; các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị chống đối trên nhiều lĩnh vực, nhất là sử dụng công nghệ cao, mạng xã hội, internet chống phá Đảng, Nhà nước hòng phủ nhận nền tảng tư tưởng và đường lối đổi mới của Đảng, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ.

Trong bối cảnh đó, phát huy tinh thần và hào khí của Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta kiên định lý tưởng độc lập dân tộc gắn liền với CNXH mà Đảng và Bác Hồ đã lựa chọn. Thực hiện thắng lợi phương châm của Đảng đề ra: Phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm, xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt và xây dựng nền văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là mục tiêu, động lực phát triển bền vững đất nước, để tạo những tiền đề sớm đưa nước ta trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.

Trong thời gian tới, tiếp tục thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, xác định công nghiệp hóa, hiện đại hóa là nhiệm vụ trung tâm, quan trọng nhất. Gắn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước với kinh tế tri thức, kinh tế số của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Thực hiện có hiệu quả các Nghị quyết Trung ương 5, khóa XII về “Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”, “Tiếp tục cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước”, “Phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”.Trêncơ sở đó,xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ và chủ động hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng. Chú trọng nguồn lực con người-coi con người là yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững; tập trung thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, gắn kết chặt chẽ phát triển nguồn nhân lực với phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ trên cơ sở gắn với Cách mạng công nghiệp lần thứ tư để đổi mới, nâng cao chất lượng và hiệu quả nền kinh tế, đưa đất nước phát triển nhanh và bền vững.

Tiếp tục đẩy mạnh công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng theo Nghị quyết Trung ương 4, khóa XII gắn với việc thực hiện Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị về “đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, trong đó hết sức chú trọng cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực mà Đảng đã xác định đây là giặc “nội xâm”. Có thể nói, chưa bao giờ cuộc đấu tranh trên lĩnh vực này được Đảng, Nhà nước mà trực tiếp là Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng làm Trưởng ban, tiến hành quyết liệt và đạt được những kết quả quan trọng như thời gian qua. Tổng Bí thư nêu rõ cuộc đấu tranh này “không có vùng cấm”, “không có ngoại lệ” và “bất cứ ai cũng không có quyền lực tuyệt đối ngoài pháp luật”.

Công tác tuyên giáo tiếp tục “đi trước”, “đi cùng” để góp phần vào sự phát triển đất nước, nhất là hoàn thành tốt nhiệm vụ xây dựng Đảng vững mạnh về chính trị, tư tưởng. Để thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, ngành tuyên giáo trong thời gian tớisẽ không ngừng đổi mới, bám sát thực tiễn đất nước và nâng cao chất lượng công tác tuyên giáo trên từng lĩnh vực, như: Tuyên truyền, lý luận, văn hóa-văn nghệ, báo chí-xuất bản, khoa học-công nghệ, giáo dục-đào tạo, y tế-thể thao… nhất là phải nắm chắc tình hình tư tưởng, dư luận xã hội, tập trung vào những dự báo để chủ động tham mưu Bộ Chính trị, Ban Bí thư, cấp ủy các cấp, giải quyết các vấn đề do lý luận và thực tiễn đặt ra, trước những diễn biến nhanh, khó lường của thế giới và khu vực, nhất là trong thời kỳ của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư để đất nước phát triển nhanh và bền vững. Chủ động đấu tranh có hiệu quả với các âm mưu, hoạt động “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch trên lĩnh vực tư tưởng-văn hóa. Kiên quyết tấn công làm thất bại các quan điểm sai trái, thù địch, bảo vệ Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh-nền tảng tư tưởng của Đảng, ngăn chặn và đẩy lùi các biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ.

Kỷ niệm 73 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9 là dịp chúng ta ôn lại những bài học kinh nghiệm quý báu và phát huy hào khí của sự kiện đó để đưa đất nước tiếp tục phát triển nhanh và bền vững, thực hiện thắng lợi mục tiêu: Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, vững bước đi lên CNXH.
TSBÙI THẾ ĐỨC,Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
Theoqdnd.vn
Cùng chuyên mục
  • Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Dự báo năm 2018 đạt và vượt toàn bộ 12 chỉ tiêu Quốc hội giao
    6 năm trước Đối nội
    (BKTO) - Ngày 30/8, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chính phủ đã họp phiên thường kỳ tháng 8/2018.
  • Chủ tịch nước hội đàm với Tổng thống Ai Cập
    6 năm trước Đối nội
    (BKTO) - Sáng 27/8 theo giờ địa phương, tại Phủ Tổng thống ở thủ đô Cairo, Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Tổng thống Ai Cập Abdel Fattah Al Sisi đã tiến hành hội đàm.
  • Dự thảo Luật Đầu tư công (sửa đổi): 5 vấn đề cần được làm rõ
    6 năm trước Đối nội
    (BKTO) - Luật Đầu tư công năm 2014 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2015 cùng với các Nghị định và Thông tư hướng dẫn đã tạo ra hệ thống pháp luật đồng bộ để quản lý các hoạt động đầu tư công; từng bước khắc phục tình trạng đầu tư dàn trải, phân tán, đảm bảo tính công khai, minh bạch trong quản lý đầu tư công… Tuy nhiên, sau hơn 3 năm có hiệu lực, Luật đã phát sinh không ít hạn chế, bất cập. Chính vì vậy, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) đã được giao chủ trì xây dựng Dự án Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư công. Kết quả kiểm toán cho thấy, Dự thảo Luật Đầu tư công (sửa đổi) vẫn còn một số bất cập cần phải được làm rõ.
  • Nâng cao chất lượng và hiệu quả quản lý tài chính công
    6 năm trước Đối nội
    (BKTO) - Tại Hội nghị quốc tế về “Quản lý tài chính công tại Việt Nam” do Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA) phối hợp với Liên đoàn Kế toán châu Á - Thái Bình Dương (CAPA) tổ chức mới đây, nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, Việt Nam đã đạt được những kết quả nhất định trong cải cách tài chính công. Tuy nhiên, quá trình cải cách vẫn còn tiềm ẩn những yếu tố chưa ổn định; chất lượng, hiệu quả và tính bền vững chưa cao.
  • Thủ tướng chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ về nhiều nội dung quan trọng
    6 năm trước Đối nội
    (BKTO) - Trong hai ngày 24 - 25/8, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ bàn về 10 nội dung quan trọng. Ngay tại cuộc họp, Thủ tướng đã ký Nghị quyết tháo gỡ khó khăn về đầu tư xây dựng.
Phát huy hào khí của Cách mạng Tháng Tám, Quốc khánh 2-9 để đưa nước ta phát triển nhanh và bền vững