Phát huy hiệu quả khám, chữa bệnh từ xa trong mùa dịch Covid-19

(BKTO) - Bộ Y tế đã và đang triển khai Đề án Khám, chữa bệnh từ xa giai đoạn 2020-2025. Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp thì việc đẩy mạnh triển khai mô hình khám, chữa bệnh (KCB) từ xa sẽ càng đóng vai trò quan trọng, mang lại nhiều lợi ích thiết thực.




Bệnh viện Răng Hàm Mặt T.Ư TP. HCM hội chẩn từ xa cùng các bác sĩ tuyến dưới. Ảnh: Tiến Dũng

Hàng trăm ca bệnh được hội chẩn, điều trị từ xa

Là cơ sở y tế được lựa chọn thí điểm triển khai Đề án KCB từ xa, việc thực hiện KCB từ xa tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội đã thu được nhiều kết quả khả quan. Sau gần một tháng triển khai, đã có 50 cơ sở y tế tuyến tỉnh, huyện tham gia Đề án KCB từ xa của Bệnh viện và đến nay, con số này đã lên đến 89 cơ sở y tế; ngoài ra, còn khá nhiều cơ sở y tế đang có nhu cầu tham gia KCB từ xa với Bệnh viện Đại học Y Hà Nội. Tổng số y, bác sĩ tham gia hội chẩn từ xa đến nay là gần 100 người; đã có gần 200 ca bệnh được hội chẩn, trong số này có hàng chục ca bệnh nặng được các chuyên gia đề nghị chuyển viện lên tuyến trên.

Triển khai Đề án của Bộ Y tế, mới đây, Bệnh viện Răng Hàm Mặt T.Ư TP. HCM cũng đã tổ chức buổi Hội chẩn trực tuyến với Khoa Răng Hàm Mặt của một số đơn vị đã được bệnh viện Răng Hàm Mặt T.Ư TP. HCM thực hiện hỗ trợ chuyên môn, chuyển giao kỹ thuật theo Đề án 1816 trong thời gian qua. Tại buổi hội chẩn, các chuyên gia của Bệnh viện đã hỗ trợ các đơn vị chẩn đoán, lập kế hoạch điều trị các trường hợp chấn thương và viêm nhiễm vùng hàm mặt phức tạp, cũng như các kỹ thuật cao trong chuyên ngành nha khoa. Trước tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, các buổi hội chẩn chuyên môn sẽ được Bệnh viện tổ chức định kỳ, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành răng hàm mặt, nâng cao năng lực KCB của tuyến dưới.

Trước đó, các bác sĩ tại Bệnh viện Tim Hà Nội cũng đã thực hiện kết nối với bác sĩ tại các bệnh viện tỉnh: Thái Bình, Phú Thọ, Gia Lai, Bệnh viện Đa khoa huyện Ba Vì, Sóc Sơn để tư vấn về phẫu thuật tim mạch, can thiệp tim mạch và nội tim mạch. Đặc biệt, các bác sĩ tại Bệnh viện Tim Hà Nội đã thực hiện điều hành ca mổ tim trực tuyến đầu tiên tại Việt Nam cho bệnh nhân tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ thông qua hệ thống Telehealth của Viettel.

Xây dựng mạng lưới y tế không còn giới hạn tuyến

Các chuyên gia y tế khẳng định, KCB từ xa không chỉ giúp tăng cường năng lực chuyên môn cho các bệnh viện tuyến dưới, giảm quá tải cho bệnh viện tuyến trên mà còn đáp ứng nhiệm vụ KCB cho người dân được tốt hơn trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp.
Theo Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long, việc thực hiện Đề án KCB từ xa tạo ra mạng lưới y tế không còn giới hạn giữa các tuyến. Các mạng lưới này được hỗ trợ chuyên môn như nhau. “Chúng ta ứng dụng công nghệ để phát huy một cách cao nhất hiệu quả chất lượng KCB; tận dụng hết chuyên môn, trí tuệ của thầy thuốc tuyến trên, giúp thầy thuốc tuyến dưới thêm vững tay nghề, người bệnh được hưởng lợi y tế chất lượng tại cơ sở” - Quyền Bộ trưởng nhấn mạnh.

Tới đây, bệnh nhân chỉ cần đến bệnh viện tuyến huyện và tuyến tỉnh, thậm chí là ở tại nhà cũng có thể được các bác sĩ của những bệnh viện đầu ngành tuyến T.Ư hội chẩn trực tuyến, được chẩn đoán bệnh từ xa, từ đó đưa ra phác đồ điều trị hiệu quả. Ngay trong những ngày này, nhiều bệnh nhân mắc Covid-19 cũng đang được các bác sĩ, chuyên gia đầu ngành hội chẩn, điều trị từ xa mang lại hiệu quả tích cực.

NGUYỄN THÚY
Cùng chuyên mục
  • Hiệu quả đột phá từ hệ thống thông tin giám định bảo hiểm y tế
    4 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Trong bối cảnh số lượt khám, chữa bệnh (KCB) bảo hiểm y tế (BHYT) ngày càng tăng, nhân lực làm công tác giám định còn mỏng, việc xây dựng và đưa vào vận hành Hệ thống thông tin giám định BHYT đã trở thành công cụ hữu hiệu để ngành Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam thực hiện giám định và quản lý chi phí KCB BHYT hiệu quả.
  • Bảo hiểm xã hội Quảng Ninh: Đột phá trong cải cách thủ tục hành chính
    4 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Xác định cải cách thủ tục hành chính (TTHC) là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, thời gian qua, Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh Quảng Ninh đã tập trung tối đa nguồn lực, tích cực triển khai nhiều giải pháp mạnh mẽ, góp phần tạo thuận lợi cho người dân và DN trên địa bàn tỉnh khi thực hiện các giao dịch về BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN).
  • Phú Thọ: Tăng cường công tác thu nợ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
    4 năm trước Xã hội
    (BKTO)- Trước tình trạng trốn đóng, chậm đóng, nợ đọng bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) có chiều hướng gia tăng, diễn ra ở nhiều cơ quan, đơn vị, DN trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, BHXH tỉnh đã và đang triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, quyết liệt để hạn chế thực trạng này; đặc biệt, tham mưu UBND tỉnh ban hành Công văn về việc tăng cường công tác thu và thu nợ BHXH, BHYT, BHTN trên địa bàn.
  • Người “truyền lửa” đưa các chính sách bảo hiểm đến với người dân
    4 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Từ chỗ chia sẻ, trăn trở với những hoàn cảnh khó khăn của người dân khi ốm đau, nằm viện hay khi tuổi cao vẫn phải lo mưu sinh… chị Trần Thị Minh Thịnh – chuyên viên Bảo hiểm xã hội (BHXH) huyện Ân Thi (tỉnh Hưng Yên) đã nỗ lực tìm mọi cách để đưa chính sách BHXH tự nguyện, bảo hiểm y tế (BHYT) hộ gia đình đến với người dân.
  • Đổi mới phương pháp tuyên truyền vận động tham gia BHXH tự nguyện ở U Minh, Cà Mau
    4 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Tính đến cuối năm 2018, số người tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện trên địa bàn huyện U Minh chỉ đạt 243 người, chiếm 0,24% dân số của huyện. Tỷ lệ này còn rất thấp do công tác tuyên truyền, vận động người dân tại cộng đồng dân cư gặp rất nhiều khó khăn.
Phát huy hiệu quả khám, chữa bệnh từ xa trong mùa dịch Covid-19