Năm 2016 cả nước bước vào thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng và triển khai Kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội giai đoạn 2016-2020. Đây cũng là năm đầu tiên Luật KTNN (sửa đổi) có hiệu lực thi hành, đặt ra những yêu cầu, nhiệm vụ mới đối với KTNN trong việc nâng cao trách nhiệm, năng lực và hiệu quả hoạt động. Bám sát định hướng của Quốc hội, KTNN đã tích cực, chủ động triển khai Kế hoạch công tác năm 2016 và đã đạt những kết quả tích cực trong việc đổi mới phương pháp, cách thức tổ chức kiểm toán; nâng cao chất lượng công tác xây dựng kế hoạch kiểm toán, kiểm soát chất lượng kiểm toán; đẩy mạnh kiểm toán tổng hợp, kiểm toán chuyên đề, tăng cường việc xác nhận quyết toán ngân sách các địa phương, NSNN. Hiệu lực, hiệu quả trong chỉ đạo, điều hành cũng được nâng lên bằng nhiều giải pháp đột phá, quyết liệt; ý thức, tinh thần trách nhiệm của cán bộ, công chức được nâng cao; kỷ luật, kỷ cương được giữ gìn, chấp hành nghiêm túc.
Tổng Kiểm toán Hồ Đức Phớc. Ảnh: NHÓMPV
Kiên định mục tiêu đổi mới và những kết quả đáng ghi nhận
Trong năm qua, KTNN đã triển khai hiệu quả Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và văn bản quản lý, trong đó trọng tâm là xây dựng các văn bản hướng dẫn thi hành Luật KTNN năm 2015. Đồng thời, KTNN tổ chức tuyên truyền, phổ biến sâu rộng Luật KTNN năm 2015 đến toàn thể cán bộ, công chức trong ngành... Tổng Kiểm toán Nhà nước cũng đã ban hành 9 văn bản quy phạm pháp luật, 13 văn bản quản lý quan trọng, như Quy chế về tổ chức và hoạt động của Đoàn KTNN; Quy trình kiểm toán chung; Hệ thống mẫu biểu, hồ sơ kiểm toán; Quy định giải quyết khiếu nại của đơn vị được kiểm toán; Quy định về công khai kết quả kiểm toán, kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán; Quy chế làm việc của KTNN (sửa đổi)... Đặc biệt, sau 03 năm tập trung xây dựng, Hệ thống 39 chuẩn mực KTNN theo hướng tuân thủ chuẩn mực kiểm toán quốc tế đã chính thức được ban hành, áp dụng từ năm 2017.
Đặc biệt, cuối năm vừa qua, KTNN đã hoàn thành và trình UBTVQH xem xét, cho ý kiến 3 đề án về tổ chức cán bộ (Đề án tổ chức và biên chế của KTNN đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, Đề án chế độ tiền lương, phụ cấp, trang phục và chế độ ưu tiên đối với cán bộ công chức của KTNN, Đề án Vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức, viên chức) và Đề án chuẩn bị và tổ chức Đại hội Tổ chức các cơ quan kiểm toán tối cao châu Á (ASOSAI). Trên cơ sở đó, UBTVQH đã ban hành Nghị quyết 325/2016/UBTVQH14 về Quy định chế độ đối với cán bộ, công chức của KTNN, cho ý kiến chỉ đạo việc tiếp tục hoàn thiện, trình thông qua các đề án còn lại trong thời gian tới. Đồng thời, năm qua KTNN đã tích cực tham gia xây dựng và thẩm tra nhiều dự án luật, pháp lệnh và văn bản quan trọng có liên quan.
Kiên định với mục tiêu đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động kiểm toán, năm 2016, KTNN đã triển khai đồng bộ và toàn diện các giải pháp, đạt được những kết quả cụ thể, thiết thực trên cả 3 góc độ: Năng lực, hiệu lực, hiệu quả từ khâu xây dựng, thực hiện kế hoạch kiểm toán đến tổ chức đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kiến nghị kiểm toán.
Theo đó, cho đến nay, KTNN cơ bản đã hoàn thành tốt Kế hoạch kiểm toán năm 2016; các cuộc kiểm toán đều thực hiện đúng mục tiêu, tiến độ đề ra. Tổng hợp sơ bộ kết quả từ các Báo cáo kiểm toán đã phát hành và trình xét duyệt cho thấy kết quả kiểm toán có sự tiến bộ vượt bậc so với các năm trước. Cụ thể, KTNN đã kiến nghị xử lý tài chính 35.931 tỷ đồng (kiến nghị tăng thu 12.269 tỷ đồng, giảm chi 15.276 tỷ đồng, xử lý khác 8.385 tỷ đồng). Bên cạnh đó, KTNN đã kiến nghị hủy bỏ, sửa đổi, bổ sung 110 văn bản chính sách, pháp luật; kiến nghị xử lý trách nhiệm theo quy định của pháp luật đối với hàng trăm tập thể và cá nhân. Đồng thời, nhiều tồn tại, hạn chế, bất cập trong công tác quản lý, điều hành, sử dụng tài chính, tài sản công của các Bộ, ngành, địa phương và đơn vị được kiểm toán, một số lỗ hổng chính sách đã được phát hiện và kiến nghị chấn chỉnh kịp thời.
Việc cung cấp kết quả kiểm toán cũng đã được thực hiện theo đúng quy định của Luật KTNN. Lần đầu tiên, Tổng Kiểm toán Nhà nước đã trình bày trước Quốc hội Báo cáo kiểm toán Quyết toán NSNN (của năm 2014) với nhiều phát hiện kiểm toán quan trọng được Quốc hội và cử tri đánh giá cao. Các báo cáo tổng hợp kết quả kiểm toán năm 2015, kết quả thực hiện kiến nghị kiểm toán năm 2014 sau khi báo cáo Quốc hội cũng đã được KTNN tổ chức họp báo công khai và đăng tải trên Website cũng như các ấn phẩm báo chí của KTNN. Để góp phần đẩy mạnh công tác phòng, chống tham nhũng, KTNN đã chuyển 03 vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật sang cơ quan điều tra; cung cấp 13 bộ hồ sơ, tài liệu cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phục vụ công tác kiểm tra, giám sát và thực hiện tố tụng.
Trong năm qua, Tổng Kiểm toán Nhà nước đã chỉ đạo các đơn vị trực thuộc thực hiện nhiều giải pháp quyết liệt để nâng cao hiệu lực thực hiện kiến nghị kiểm toán, tạo chuyển biến tích cực, như: Tăng cường phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan có liên quan kiểm tra, đốn đốc; ban hành nhiều văn bản và trực tiếp làm việc với cơ quan chủ quản, đơn vị được kiểm toán yêu cầu thực hiện nghiêm các kiến nghị kiểm toán; đẩy mạnh công tác truyền thông, công khai việc thực hiện kiến nghị kiểm toán... Tổng số kiến nghị xử lý tài chính các đơn vị được kiểm toán đã thực hiện cập nhật đến ngày 31/12/2016 là 14.367 tỷ đồng, bằng 74,1% số kiến nghị đủ bằng chứng (19.383 tỷ đồng), tăng so với năm 2015 (64,3%) và đạt mức cao nhất trong 23 năm hoạt động của KTNN.
Trong năm qua, KTNN đã triển khai hiệu quả Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và văn bản quản lý, trong đó trọng tâm là xây dựng các văn bản hướng dẫn thi hành Luật KTNN năm 2015. Đồng thời, KTNN tổ chức tuyên truyền, phổ biến sâu rộng Luật KTNN năm 2015 đến toàn thể cán bộ, công chức trong ngành... Tổng Kiểm toán Nhà nước cũng đã ban hành 9 văn bản quy phạm pháp luật, 13 văn bản quản lý quan trọng, như Quy chế về tổ chức và hoạt động của Đoàn KTNN; Quy trình kiểm toán chung; Hệ thống mẫu biểu, hồ sơ kiểm toán; Quy định giải quyết khiếu nại của đơn vị được kiểm toán; Quy định về công khai kết quả kiểm toán, kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán; Quy chế làm việc của KTNN (sửa đổi)... Đặc biệt, sau 03 năm tập trung xây dựng, Hệ thống 39 chuẩn mực KTNN theo hướng tuân thủ chuẩn mực kiểm toán quốc tế đã chính thức được ban hành, áp dụng từ năm 2017.
Đặc biệt, cuối năm vừa qua, KTNN đã hoàn thành và trình UBTVQH xem xét, cho ý kiến 3 đề án về tổ chức cán bộ (Đề án tổ chức và biên chế của KTNN đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, Đề án chế độ tiền lương, phụ cấp, trang phục và chế độ ưu tiên đối với cán bộ công chức của KTNN, Đề án Vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức, viên chức) và Đề án chuẩn bị và tổ chức Đại hội Tổ chức các cơ quan kiểm toán tối cao châu Á (ASOSAI). Trên cơ sở đó, UBTVQH đã ban hành Nghị quyết 325/2016/UBTVQH14 về Quy định chế độ đối với cán bộ, công chức của KTNN, cho ý kiến chỉ đạo việc tiếp tục hoàn thiện, trình thông qua các đề án còn lại trong thời gian tới. Đồng thời, năm qua KTNN đã tích cực tham gia xây dựng và thẩm tra nhiều dự án luật, pháp lệnh và văn bản quan trọng có liên quan.
Kiên định với mục tiêu đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động kiểm toán, năm 2016, KTNN đã triển khai đồng bộ và toàn diện các giải pháp, đạt được những kết quả cụ thể, thiết thực trên cả 3 góc độ: Năng lực, hiệu lực, hiệu quả từ khâu xây dựng, thực hiện kế hoạch kiểm toán đến tổ chức đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kiến nghị kiểm toán.
Theo đó, cho đến nay, KTNN cơ bản đã hoàn thành tốt Kế hoạch kiểm toán năm 2016; các cuộc kiểm toán đều thực hiện đúng mục tiêu, tiến độ đề ra. Tổng hợp sơ bộ kết quả từ các Báo cáo kiểm toán đã phát hành và trình xét duyệt cho thấy kết quả kiểm toán có sự tiến bộ vượt bậc so với các năm trước. Cụ thể, KTNN đã kiến nghị xử lý tài chính 35.931 tỷ đồng (kiến nghị tăng thu 12.269 tỷ đồng, giảm chi 15.276 tỷ đồng, xử lý khác 8.385 tỷ đồng). Bên cạnh đó, KTNN đã kiến nghị hủy bỏ, sửa đổi, bổ sung 110 văn bản chính sách, pháp luật; kiến nghị xử lý trách nhiệm theo quy định của pháp luật đối với hàng trăm tập thể và cá nhân. Đồng thời, nhiều tồn tại, hạn chế, bất cập trong công tác quản lý, điều hành, sử dụng tài chính, tài sản công của các Bộ, ngành, địa phương và đơn vị được kiểm toán, một số lỗ hổng chính sách đã được phát hiện và kiến nghị chấn chỉnh kịp thời.
Việc cung cấp kết quả kiểm toán cũng đã được thực hiện theo đúng quy định của Luật KTNN. Lần đầu tiên, Tổng Kiểm toán Nhà nước đã trình bày trước Quốc hội Báo cáo kiểm toán Quyết toán NSNN (của năm 2014) với nhiều phát hiện kiểm toán quan trọng được Quốc hội và cử tri đánh giá cao. Các báo cáo tổng hợp kết quả kiểm toán năm 2015, kết quả thực hiện kiến nghị kiểm toán năm 2014 sau khi báo cáo Quốc hội cũng đã được KTNN tổ chức họp báo công khai và đăng tải trên Website cũng như các ấn phẩm báo chí của KTNN. Để góp phần đẩy mạnh công tác phòng, chống tham nhũng, KTNN đã chuyển 03 vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật sang cơ quan điều tra; cung cấp 13 bộ hồ sơ, tài liệu cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phục vụ công tác kiểm tra, giám sát và thực hiện tố tụng.
Trong năm qua, Tổng Kiểm toán Nhà nước đã chỉ đạo các đơn vị trực thuộc thực hiện nhiều giải pháp quyết liệt để nâng cao hiệu lực thực hiện kiến nghị kiểm toán, tạo chuyển biến tích cực, như: Tăng cường phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan có liên quan kiểm tra, đốn đốc; ban hành nhiều văn bản và trực tiếp làm việc với cơ quan chủ quản, đơn vị được kiểm toán yêu cầu thực hiện nghiêm các kiến nghị kiểm toán; đẩy mạnh công tác truyền thông, công khai việc thực hiện kiến nghị kiểm toán... Tổng số kiến nghị xử lý tài chính các đơn vị được kiểm toán đã thực hiện cập nhật đến ngày 31/12/2016 là 14.367 tỷ đồng, bằng 74,1% số kiến nghị đủ bằng chứng (19.383 tỷ đồng), tăng so với năm 2015 (64,3%) và đạt mức cao nhất trong 23 năm hoạt động của KTNN.
Kiểm toán viên nhà nước làm việc tại hiện trường. Ảnh: NHÓM PV
Có được những kết quả trên đây là do phương án tổ chức kiểm toán đã được xây dựng một cách khoa học và hiệu quả trong toàn ngành. Mặt khác, lãnh đạo KTNN luôn sát sao trong chỉ đạo, điều hành thực hiện đồng bộ, quyết liệt các giải pháp trong quá trình tổ chức kiểm toán; kịp thời xử lý, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc phát sinh; nắm bắt các phát hiện kiểm toán quan trọng để nhân rộng, phổ biến và chỉ đạo xử lý thống nhất trong toàn ngành góp phần tích cực nâng cao chất lượng, hiệu quả và hiệu lực hoạt động kiểm toán. Bên cạnh đó, công tác phối hợp trong hoạt động kiểm toán cũng tiếp tục được đẩy mạnh, mang lại hiệu quả thiết thực.
Để nâng cao giá trị và lợi ích của hoạt động kiểm toán, hỗ trợ các đơn vị liên quan hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, năm 2016 KTNN đã bổ sung 25 cuộc kiểm toán theo yêu cầu của Chính phủ và đề nghị của các Bộ, ngành, địa phương, trong đó có 06 cuộc kiểm toán kết quả tư vấn định giá giá trị doanh nghiệp trước khi cổ phần hóa.
Trên nhiều mặt công tác khác của KTNN như tổ chức, đào tạo và bồi dưỡng cán bộ; tăng cường hợp tác quốc tế; công tác nghiên cứu và thông tin khoa học; ứng dụng công nghệ thông tin; công tác thanh tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo; thực hiện phong trào thi đua khen thưởng... cũng đạt được nhiều kết quả khả quan. Cùng với đó, 08 mục đích của Kế hoạch chiến lược phát triển KTNN giai đoạn 2013-2017 cũng đã được triển khai đồng bộ, hiệu quả theo kế hoạch công tác năm của toàn ngành và của từng đơn vị trực thuộc.
Quyết tâm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm 2017
Bước sang năm 2017, nhằm thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ được giao, KTNN xác định phương hướng nhiệm vụ là: “Phấn đấu cơ bản hoàn thành 08 mục đích của Kế hoạch chiến lược phát triển KTNN giai đoạn 2013-2017, trong đó: Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện các văn bản thi hành Luật KTNN năm 2015; nâng cao năng lực, chất lượng, hiệu lực và hiệu quả hoạt động kiểm toán trên cơ sở tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng thông qua hoạt động kiểm toán; xây dựng đội ngũ công chức, viên chức trong sạch, chuyên nghiệp, trách nhiệm, minh bạch và hiệu quả, có đủ phẩm chất, năng lực và trình độ chuyên môn; tăng cường cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao”.
Để hoàn thành tốt nhiệm vụ công tác năm 2017, phát huy những ưu điểm, khắc phục hạn chế của năm 2016, toàn ngành sẽ tập trung thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ và các giải pháp chủ yếu sau:
Thứ nhất, tổ chức thực hiện 234 cuộc kiểm toán thuộc KHKT năm 2017 trên tinh thần tiếp tục đổi mới để nâng cao chất lượng kiểm toán một cách toàn diện, trong đó tập trung đánh giá công tác quản lý, điều hành thu, chi ngân sách, xác nhận báo cáo quyết toán ngân sách địa phương, NSNN năm 2016; công tác quản lý nợ công, quản lý và sử dụng đất đô thị, khu kinh tế, đất tái định cư và đất nông, lâm trường, tài nguyên, khoáng sản; tình hình cổ phần hóa, thoái vốn, xác định giá trị doanh nghiệp trước khi cổ phần hóa của các DNNN; các dự án giao thông đầu tư theo hình thức hợp đồng BOT, sử dụng vốn ODA. Tổ chức theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện kiến nghị kiểm toán năm 2016 và các năm trước đảm bảo hoàn thành đúng thời gian dự kiến.
Thứ hai, tổ chức xây dựng 17 văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản quản lý năm 2017, trọng tâm là việc xây dựng Nghị quyết của UBTVQH hướng dẫn thi hành Luật KTNN năm 2015, Nghị định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực KTNN và các quy trình, phương pháp chuyên môn kiểm toán nhằm đảm bảo đầy đủ cơ sở pháp lý và nâng cao hiệu lực hoạt động kiểm toán; tiếp tục phổ biến và thực hiện Hệ thống chuẩn mực kiểm toán; thường xuyên cập nhật các quy định của pháp luật liên quan tới hoạt động kiểm toán năm 2017.
Thứ ba, hoàn thiện Đề án tổ chức và biên chế của KTNN đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 trình các cấp có thẩm quyền xem xét, phê chuẩn; triển khai có hiệu quả Đề án Vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức, viên chức của KTNN, Nghị quyết số 325/2016/UBTVQH14 của UBTVQH quy định chế độ đối với cán bộ, công chức của KTNN.
Song song với đó, toàn ngành quyết tâm thực hiện có hiệu quả Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng công chức năm 2017; tổ chức thực hiện Kế hoạch kiểm soát chất lượng kiểm toán, Kế hoạch thanh tra của KTNN đảm bảo chất lượng và tiến độ nhằm kiểm soát, giám sát toàn diện, chặt chẽ hoạt động kiểm toán; tiếp tục củng cố, phát triển quan hệ hợp tác với các đối tác truyền thống, thực hiện có hiệu quả các thỏa thuận hợp tác quốc tế và biên bản ghi nhớ đã ký; tăng cường mời chuyên gia của các tổ chức, cơ quan kiểm toán có kinh nghiệm để trao đổi, chia sẻ về các lĩnh vực kiểm toán mới như kiểm toán môi trường, kiểm toán CNTT...; thực hiện tốt vai trò Chủ tịch Ủy ban Kế hoạch chiến lược ASEANSAI 2015-2017; chuẩn bị chu đáo cho việc tổ chức Đại hội ASOSAI 14; tiếp tục triển khai các chương trình, dự án trong khuôn khổ hợp tác với các tổ chức quốc tế và đẩy mạnh đàm phán với các tổ chức tài trợ để tìm kiếm các chương trình, dự án mới.
Tiếp tục bám sát sự chỉ đạo của Quốc hội, UBTVQH, Chính phủ, năm 2017 KTNN sẽ nỗ lực triển khai các nhiệm vụ một cách khoa học, hiệu quả; chủ động phối hợp và cung cấp các thông tin, phát hiện kiểm toán nổi bật phục vụ hoạt động giám sát của Quốc hội, UBTVQH, chỉ đạo điều hành của Chính phủ. Tăng cường và thực hiện đồng bộ các giải pháp về giáo dục chính trị, tư tưởng gắn với nắm bắt tình hình, theo dõi, kiểm tra và giám sát ở tất cả các cấp quản lý. Tiếp tục đổi mới phương thức tổ chức kiểm toán và nâng cao hiệu quả, hiệu lực công tác chỉ đạo, điều hành hoạt động kiểm toán. Tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ, công chức tham gia học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Đồng thời, tiếp tục kiện toàn công tác cán bộ trên cơ sở xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu biên chế của các đơn vị trực thuộc; thực hiện tốt việc luân chuyển, điều động, bổ nhiệm, chuyển đổi vị trí công tác; bố trí, sắp xếp lại vị trí việc làm phù hợp với năng lực của cán bộ. Tăng cường cải cách hành chính và thủ tục hành chính trên cơ sở hoàn thiện, bổ sung các quy trình xử lý công việc đối với một số nghiệp vụ chuyên môn có tính chất thường xuyên, quan trọng…
Để góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ năm 2017, các đơn vị trực thuộc cần bám sát Kế hoạch công tác năm 2017 của ngành để xây dựng kế hoạch hoạt động của đơn vị. Các đơn vị đầu mối chủ trì thực hiện Kế hoạch chiến lược giai đoạn 2013-2017 thường xuyên kiểm tra, đôn đốc và báo cáo kịp thời về chất lượng, tiến độ công việc, đặc biệt những khó khăn, vướng mắc trong tổ chức thực hiện.
Nhiệm vụ công tác năm 2017 của KTNN rất nặng nề với yêu cầu chất lượng ngày càng cao, vì vậy, mỗi cán bộ, công chức, người lao động của KTNN cần quyết tâm đồng sức, đồng lòng phát huy tinh thần trách nhiệm, đoàn kết, chủ động, sáng tạo, nỗ lực hoàn thành toàn diện kế hoạch công tác đã đề ra.
Từ kết quả thực hiện thắng lợi, toàn diện Kế hoạch công tác năm 2016, ngành KTNN bước sang năm 2017 với tâm thế vững vàng, tự tin và quyết tâm triển khai thành công các nhiệm vụ đề ra; tiếp tục kế thừa và đạt kết quả tốt nhất trong thực thi sứ mệnh vì nền tài chính quốc gia vững mạnh, xứng đáng với niềm tin và kỳ vọng của Đảng, Nhà nước và nhân dân.
NHÓM PHÓNG VIÊN