Phát triển chăn nuôi bền vững để đóng góp lớn vào tăng trưởng nông nghiệp

(BKTO) - Đây là nội dung được các đại biểu tập trung trao đổi tại Hội thảo về phát triển chăn nuôi, hướng tới nền nông nghiệp tuần hoàn diễn ra ngày 01/11.

quang-canh-1-.jpg
Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: N.Lộc

Phát biểu tại Hội thảo, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến cho biết, ngành chăn nuôi ở Việt Nam đóng góp 25,26% vào GDP của ngành nông nghiệp và là một trong những phân ngành nông nghiệp phát triển nhanh nhất, kể cả trong thời kỳ đại dịch Covid-19.

Đến nay, Việt Nam trở thành quốc gia có ngành chăn nuôi lợn đứng thứ 5 thế giới về số lượng, và đứng thứ 6 về sản lượng thịt. Do vậy, ngành chăn nuôi được xác định là một ngành chủ lực, cần phải chuyển dịch từ chăn nuôi quy mô nhỏ sang chăn nuôi tập trung, hàng hóa, quy mô lớn.

Bên cạnh những đóng góp quan trọng cho sự phát triển kinh tế, ngành chăn nuôi cũng đặt ra nhiều thách thức cho vấn đề bảo vệ môi trường và phát thải khí nhà kính. Ước tính mỗi năm có trung bình 61 triệu tấn phân và trên 304 triệu m³ nước thải chăn nuôi được thải ra từ các loại vật nuôi chính.

"Ngành chăn nuôi đã và đang có những tác động đến môi trường nếu chất thải chăn nuôi không được kiểm soát tốt và sẽ phát thải hơn 15 triệu tấn CO2 tương đương hàng năm" - Thứ trưởng Tiến cho biết.

Trong Chiến lược Phát triển chăn nuôi giai đoạn 20220-2030, tầm nhìn đến năm 2045, phát triển công nghiệp chuồng trại và xử lý chất thải chăn nuôi là một trong 5 đề án ưu tiên.

"Chiến lược nêu rõ nhiệm vụ cần đẩy mạnh việc vận hành tái sử dụng chất thải chăn nuôi, khắc phục nhanh tình trạng ô nhiễm môi trường, giảm phát thải khí nhà kính, chuyển đổi năng lượng xanh, góp phần hình thành nền nông nghiệp phát thải thấp nhằm đạt mục tiêu của Chính phủ về phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050” - ông Tiến nhấn mạnh.

anh-tien-1.jpg

Các địa phương cần tập trung triển khai thực hiện Chiến lược để mở ra hướng mới cho chăn nuôi phát triển theo mô hình kinh tế tuần hoàn, đảm bảo tính hiệu quả, bền vững và thân thiện với môi trường

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến

Tại Hội thảo, các đại biểu đã tập trung làm rõ thực trạng và khó khăn, vướng mắc trong các chính sách, quy định pháp luật và thực thi các quy định về phát triển quy mô trang trại chăn nuôi bền vững, quản lý môi trường chăn nuôi quy mô trang trại, và giảm phát thải khí nhà kính trong ngành chăn nuôi.

Khẳng định tính cấp thiết cần chuyển hướng chăn nuôi theo mô hình kinh tế tuần hoàn, tuy nhiên, các ý kiến đều cho rằng, hiện nay, khung chính sách về phát triển mô hình kinh tế này chưa được hoàn thiện. Các quy định liên quan đến kinh tế tuần hoàn nói chung, nông nghiệp tuần hoàn nói riêng nằm rải rác ở các luật, nghị định khác nhau, thiếu hướng dẫn và chưa có tiêu chuẩn hóa về kinh tế tuần hoàn.

Hiện cũng chưa đưa ra được các quy định, các tiêu chí, tiêu chuẩn để nhận diện, đánh giá, các tiêu chuẩn về công nghệ (sinh học, kỹ thuật nuôi, chế biến) cho các mô hình kinh tế tuần hoàn trong các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp.

Bên cạnh đó, các ý kiến cũng nêu khó khăn, vướng mắc trong áp dụng công nghệ xử lý, quản lý chất thải, mô hình nông nghiệp tuần hoàn và chuyển dịch năng lượng tái tạo tại các trang trại chăn nuôi…

Thời gian qua, Chính phủ Australia và Chính phủ Việt Nam đã nỗ lực cùng tham gia và cam kết cắt giảm phát thải khí metan toàn cầu với mục tiêu giảm ít nhất 30% đến năm 2030 so với mức năm 2020. Kết quả của quá trình này sẽ góp phần tạo ra những tác động phát triển và bền vững cho nền chăn nuôi Việt Nam.

Ông Mark Tattersall, Phó Đại sứ, Đại sứ quán Australia tại Việt Nam

Trên cơ sở nhận diện thực trạng, các đại biểu đã nêu giải pháp, khuyến nghị nhằm phát triển bền vững ngành chăn nuôi theo hướng nông nghiệp tuần hoàn. Trong đó, các giải pháp công nghệ xử lý nước thải, chất thải rắn, khí biogas đã được nhiều ý kiến thảo luận nhằm tìm ra các giải pháp phù hợp, hiệu quả cho các trang trại chăn nuôi.

Theo Phó Đại sứ, Đại sứ quán Australia tại Việt Nam, các giải pháp về công nghệ cung cấp cho các trang trại chăn nuôi nhằm chuyển đổi khí biogas thành điện, tiết kiệm chi phí điện năng, cải thiện chất lượng môi trường sẽ đóng vai trò quan trọng thúc đẩy nền nông nghiệp tuần hoàn. 

091091cf197fce21976e.jpg
Hoạt động triển lãm với nhiều công nghệ, thiết bị xử lý chất thải chăn nuôi được giới thiệu. Ảnh: N.Lộc

Bên lề Hội thảo là hoạt động triển lãm với sự tham gia của hàng chục doanh nghiệp cung cấp dịch vụ máy phát điện biogas, thiết bị và các sản phẩm xử lý nước thải, chất thải, phân bón hữu cơ; các giải pháp năng lượng tái tạo cũng đã được giới thiệu tại triển lãm...

Đây là diễn đàn để các doanh nghiệp, tổ chức, người chăn nuôi có thể chia sẻ nhằm phát triển chăn nuôi bền vững, thân thiện với môi trường; đồng thời cũng là cơ hội để tiếp xúc với đối tác, doanh nghiệp nước ngoài, từ đó mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.

Cùng chuyên mục
  • Nhiều chính sách đặc thù gỡ vướng cho các dự án giao thông đường bộ
    6 tháng trước Đầu tư
    (BKTO) - Cơ bản tán thành đề xuất của Chính phủ về các chính sách đặc thù về đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ song các đại biểu Quốc hội đề nghị làm rõ về tiêu chí lựa chọn dự án; bổ sung đánh giá kỹ lưỡng về tác động của các chính sách, nguồn lực và khả năng thực hiện…
  • Huy động nguồn lực xã hội cho công tác bảo vệ tài nguyên nước
    6 tháng trước Đầu tư
    (BKTO) - Đại biểu Quốc hội đề nghị Dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) cần có quy định nhằm huy động các nguồn vốn, nguồn lực của các tổ chức, cá nhân nhằm giảm bớt gánh nặng cho ngân sách và đảm bảo các chính sách về tài nguyên nước được thực thi hiệu quả, đồng bộ.
  • Đề xuất kéo dài thời gian bồi thường, tái định cư sân bay Long Thành đến hết năm 2024
    6 tháng trước Đầu tư
    (BKTO) - Sáng 26/10, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 6, Quốc hội nghe Tờ trình của Chính phủ và Báo cáo thẩm tra về việc điều chỉnh một số nội dung của Nghị quyết 53/2017/QH14 ngày 24/11/2017 của Quốc hội về báo cáo nghiên cứu khả thi dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế (KHQT) Long Thành.
  • Khởi công dự án cao tốc Tuyên Quang - Hà Giang
    6 tháng trước Đầu tư
    Ngày 21/10/2023, tại tỉnh Tuyên Quang, UBND tỉnh Tuyên Quang tổ chức Lễ Khởi công dự án cao tốc Tuyên Quang - Hà Giang (giai đoạn 1). Đây là dự án trọng điểm quốc gia, dự kiến hoàn thành vào năm 2025.
  • Đầu tư công: Vướng từ cơ chế đến tổ chức thực hiện
    7 tháng trước Đầu tư
    (BKTO) - Nhiều nút thắt trong đầu tư công được đại diện của các Bộ, ngành, ban quản lý dự án, các chuyên gia chỉ ra. “Nút thắt này dẫn đến nút thắt khác. Nút thắt này là nguyên nhân của các nút thắt khác, dẫn đến những vướng mắc trong tổ chức hiện, tâm lý e dè, sợ trách nhiệm, né trách trong thực thi nhiệm vụ.” - nguyên Phó Tổng Kiểm toán Đoàn Xuân Tiên nhận định.
Phát triển chăn nuôi bền vững để đóng góp lớn vào tăng trưởng nông nghiệp