Phê duyệt Điều lệ Hội Nhà báo Việt Nam

(BKTO) - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 375/QĐ-TTg phê duyệt Điều lệ Hội Nhà báo Việt Nam.

11.jpg
Ảnh minh họa. Ảnh: HNBVN

Đại diện quyền làm chủ, nguyện vọng, lợi ích hợp pháp của người làm báo Việt Nam

Hội Nhà báo Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp của người làm báo Việt Nam. Hội đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự quản lý của Nhà nước, hoạt động theo quy định của pháp luật và Điều lệ Hội.

Hội đại diện quyền làm chủ, nguyện vọng, lợi ích hợp pháp của người làm báo Việt Nam, góp phần xây dựng báo chí Việt Nam thực sự là tiếng nói của Đảng, Nhà nước và diễn đàn của Nhân dân.

Hội tập hợp, đoàn kết, động viên người làm báo Việt Nam phát huy năng lực sáng tạo, góp phần xây dựng, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, thực hiện dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Hội hoạt động trên phạm vi toàn quốc, trong lĩnh vực báo chí theo quy định pháp luật. Hội chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Nội vụ và các Bộ, ngành có liên quan về các lĩnh vực hoạt động của Hội. Hội là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Hội tổ chức, hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, dân chủ, bình đẳng, công khai, minh bạch; tuân thủ Hiến pháp, pháp luật và Điều lệ Hội.

Nhiệm vụ của Hội 

Hội có nhiệm vụ xây dựng tổ chức Hội trong sạch, vững mạnh, hoạt động hiệu quả theo quy định của pháp luật về báo chí, Điều lệ Hội và các quy định pháp luật có liên quan; tham gia giám sát việc tuân theo pháp luật về báo chí; kiểm tra, giám sát việc thực hiện Quy định về đạo đức nghề nghiệp của người làm báo Việt Nam, Quy tắc sử dụng mạng xã hội của người làm báo Việt Nam.

Phản ánh, tư vấn, kiến nghị với Đảng, Nhà nước, các cơ quan có thẩm quyền trong việc xây dựng và thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển đối với báo chí và người làm báo, văn bản quy phạm pháp luật về báo chí.

Tổ chức giáo dục, bồi dưỡng tư tưởng chính trị, đạo đức nghề nghiệp, chuyên môn nghiệp vụ và công tác hội cho hội viên; đề nghị các cơ quan, tổ chức bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức Hội, hội viên.

Hội phối hợp với các cơ quan chỉ đạo, quản lý báo chí và cơ quan chủ quản các cơ quan báo chí ở Trung ương và địa phương trong hoạt động báo chí theo quy định pháp luật; phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước tuyên truyền, phố biến pháp luật về báo chí.

Tham gia, phối hợp hoạt động báo chí với tổ chức nước ngoài và tổ chức quốc tế có liên quan đến báo chí theo quy định pháp luật; hợp tác và tham gia các tổ chức báo chí trong khu vực và quốc tế theo quy định của pháp luật Việt Nam và thông lệ quốc tế.

Tham gia thẩm định sản phẩm báo chí và thực hiện các nhiệm vụ khác khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; khen thưởng, kỷ luật tổ chức Hội, hội viên theo quy định pháp luật và Điều lệ Hội; tổ chức các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ theo quy định của pháp luật để phục vụ hoạt động của Hội…

Cơ cấu tổ chức của Hội

Tổ chức Hội Nhà báo Việt Nam gồm: Đại hội đại biểu toàn quốc; Ban Chấp hành; Ban Thường vụ; Ban Kiểm tra; các đơn vị, ban chuyên môn của Hội; các cơ quan báo chí, các tổ chức có tư cách pháp nhân thuộc Hội.

Hội Nhà báo tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được thành lập theo quy định pháp luật; Liên chi hội trực thuộc Hội Nhà báo Việt Nam.

Chi hội là tổ chức cơ sở của Hội, bao gồm Chi hội trực thuộc Hội Nhà báo Việt Nam, Chi hội trực thuộc Liên chi hội và Hội Nhà báo tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Điều kiện, tiêu chuẩn hội viên

Hội viên Hội Nhà báo Việt Nam gồm: Hội Nhà báo tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được thành lập theo quy định pháp luật, tán thành tôn chỉ, mục đích của Hội Nhà báo Việt Nam, tự nguyện xin vào Hội Nhà báo Việt Nam, được Hội Nhà báo Việt Nam xem xét, kết nạp (hội viên tổ chức); người làm báo theo Điều lệ này là công dân Việt Nam hoạt động báo chí hoặc liên quan đến hoạt động báo chí theo quy định pháp luật, tán thành tôn chỉ, mục đích của Hội, tự nguyện xin vào Hội, chấp hành Điều lệ Hội và đáp ứng điều kiện và tiêu chuẩn sau có thể trở thành hội viên cá nhân của Hội Nhà báo Việt Nam:

Đáp ứng 01 trong những điều kiện sau:

Tham gia vào quy trình sản xuất thông tin trong cơ quan báo chí, thông tấn (phóng viên, biên tập viên, đạo diễn, quay phim, biên kịch phát thanh - truyền hình, phát thanh viên; họa sĩ, kỹ thuật viên, nhân viên tòa soạn);

Làm công tác nghiên cứu, giảng dạy báo chí;

Cán bộ cơ quan chỉ đạo, quản lý báo chí;

Cán bộ chuyên trách tại cơ quan Hội Nhà báo Việt Nam và Văn phòng Hội Nhà báo tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và Liên chi hội nhà báo.

Các đối tượng đáp ứng 01 trong những điều kiện trên có thời gian công tác ở các cơ quan nói trên từ 02 năm trở lên. Trường hợp đặc biệt, do Ban Thường vụ Hội nhà báo Việt Nam xem xét, quyết định.

Tiêu chuẩn: Có quan điểm, lập trường chính trị đúng đắn, lý lịch rõ ràng;

Không vi phạm Luật Báo chí, Quy định về đạo đức nghề nghiệp, Quy tắc sử dụng mạng xã hội của người làm báo Việt Nam;

Trình độ học vấn: tốt nghiệp cao đẳng trở lên (trừ trường hợp hội viên đã được kết nạp trước khi Điều lệ này được ban hành). Trường hợp đặc biệt, do Ban Thường vụ Hội Nhà báo Việt Nam xem xét, quyết định.

Hoàn thành trách nhiệm và nghĩa vụ công dân, người làm báo./.

Cùng chuyên mục
  • Bảo vệ quyền tác giả góp phần  thúc đẩy sáng tạo, đổi mới, phát triển công nghiệp văn hóa
    một năm trước Xã hội
    Là một bộ phận cấu thành quan trọng của văn hóa, bản quyền sáng tác được bảo hộ sẽ tạo động lực sáng tạo, góp phần thúc đẩy phát triển văn hóa, phát triển bền vững đất nước. Khẳng định vai trò quan trọng của quyền tác giả, song theo Nhạc sĩ Đinh Trung Cẩn - Tổng Giám đốc Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam (VCPMC), sau 10 năm thực hiện Nghị định số 131/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả cho thấy tình trạng xâm phạm quyền vẫn phổ biến.
  • Cần giảm gánh nặng chi phí cho lao động đi làm việc tại Nhật Bản
    một năm trước Xã hội
    (BKTO) - Trong 15 nước phái cử thực tập sinh sang Nhật Bản, Việt Nam là nước đứng đầu cả về số lượng thực tập sinh nhập cảnh hằng năm vào Nhật Bản và số lượng thực tập sinh đang thực tập tại nước này. Song theo khảo sát, lao động di cư Việt Nam phải trả đến 192 triệu đồng (tương đương 8.000 USD) để được tuyển dụng một công việc đầu tiên ở Nhật Bản.
  • Đến năm 2030, 100% cơ quan báo chí đưa nội dung lên các nền tảng số
    một năm trước Xã hội
    (BKTO) - Mục tiêu đến năm 2030, 100% cơ quan báo chí đưa nội dung lên các nền tảng số. 90% cơ quan báo chí sử dụng nền tảng phân tích, xử lý dữ liệu tổng hợp tập trung, ứng dụng trí tuệ nhân tạo để tối ưu hóa hoạt động.
  • Tháng hành động an toàn vệ sinh lao động năm 2023 diễn ra từ ngày 01-31/5
    một năm trước Xã hội
    (BKTO) - Với chủ đề: “Tăng cường xây dựng quy trình, biện pháp làm việc an toàn và cải thiện điều kiện lao động, giảm căng thẳng tại nơi làm việc”, Tháng hành động về An toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) năm 2023 được tổ chức từ ngày 01-31/5/2023 ở tất cả các cấp công đoàn trên toàn quốc.
  • Thanh tra các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và huấn luyện an toàn lao động
    một năm trước Xã hội
    Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) vừa có Công văn số 1172/LĐTBXH-VP gửi Sở LĐTBXH các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc chấn chỉnh, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và cơ sở huấn luyện an toàn lao động.
Phê duyệt Điều lệ Hội Nhà báo Việt Nam