Khoảng trống chính sách và nhóm lợi ích
Đất đai là tài nguyên quốc gia, là tư liệu sản xuất đặc biệt, có giá trị kinh tế cao. Ở Việt Nam, đất đai thuộc sở hữu của toàn dân, do Nhà nước thống nhất quản lý. Thời gian qua, công tác quản lý và sử dụng đất đai đã đạt được những kết quả nhất định, góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Tuy nhiên, tình trạng tham nhũng, tiêu cực liên quan đến quản lý, sử dụng đất đai còn nghiêm trọng, gây bức xúc trong nhân dân. Minh chứng là, những năm qua, khiếu nại tố cáo và giải quyết khiếu nại tố cáo về đất đai luôn là vấn đề nóng bỏng.
Đất đai là tài nguyên quốc gia, là tư liệu sản xuất đặc biệt, có giá trị kinh tế cao. Ở Việt Nam, đất đai thuộc sở hữu của toàn dân, do Nhà nước thống nhất quản lý. Thời gian qua, công tác quản lý và sử dụng đất đai đã đạt được những kết quả nhất định, góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Tuy nhiên, tình trạng tham nhũng, tiêu cực liên quan đến quản lý, sử dụng đất đai còn nghiêm trọng, gây bức xúc trong nhân dân. Minh chứng là, những năm qua, khiếu nại tố cáo và giải quyết khiếu nại tố cáo về đất đai luôn là vấn đề nóng bỏng.
Một nguyên nhân quan trọng dẫn đến tham nhũng về đất đai là thiếu vai trò giám sát của cộng đồng. Ảnh: TK
Tại nhiều hội thảo về khiếu nại tố cáo, phòng chống tham nhũng (PCTN), nguyên nhân quan trọng của thực trạng trên được chỉ ra là do có sự cấu kết giữa các nhóm lợi ích. Đây là nguy cơ lớn, làm thay đổi quy hoạch, gây tổn hại chính sách chung, khiến Nhà nước và người dân cùng chịu thiệt nhưng vẫn được coi là “đúng quy trình”, “hợp pháp hóa”.
Một nghiên cứu mới đây của nhóm nghiên cứu Trường Đại học Kinh tế quốc dân đã cho thấy, trong hầu hết các dự án, lợi ích của người dân bị ảnh hưởng bởi các dự án đã không được quan tâm thỏa đáng. Các nhóm lợi ích chi phối quá trình quy hoạch và phát triển, ít quan tâm tới những lợi ích kinh tế và xã hội rộng lớn hơn. Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra các tình huống dễ nảy sinh tham nhũng gồm: ây dựng đô thị mới miền núi; cải tạo chợ đô thị; khai khoáng và quản lý đất đai trong xây dựng nông thôn mới với các loại tham nhũng như thông thầu, tham nhũng chính sách… TS. Nguyễn Văn Thắng - đại diện nhóm nghiên cứu - nhận định: Có hai trục cơ bản thúc đẩy tham nhũng tài nguyên đất đai, đó là khoảng trống chính sách và sự cấu kết giữa các nhóm lợi ích.
Nâng cao vai trò giám sát của cộng đồng
Theo nhiều chuyên gia, một nguyên nhân quan trọng dẫn tới tình trạng tham nhũng trong lĩnh vực đất đai vẫn còn kéo dài dai dẳng, gây bức xúc trong xã hội chính là vai trò giám sát của cộng đồng vẫn chưa được chú trọng. Ông Nguyễn Văn Pha - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Quốc hội nhận định: Luật PCTN quy định Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam và các tổ chức thành viên có trách nhiệm động viên nhân dân tham gia tích cực vào việc PCTN; phát hiện, kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý người có hành vi tham nhũng; giám sát việc thực hiện pháp luật về PCTN. MTTQ Việt Nam và các tổ chức thành viên có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền áp dụng biện pháp phòng ngừa tham nhũng, xác minh vụ việc tham nhũng, xử lý người có hành vi tham nhũng; cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền phải xem xét, trả lời... Tuy nhiên, việc thực thi pháp luật chưa đạt hiệu quả như mong muốn.
Ông Đậu Anh Tuấn - Trưởng Ban pháp chế, Phòng Công nghiệp và Thương mại Việt Nam (VCCI) đã thẳng thắn chỉ ra những hạn chế về PCTN trong lĩnh vực đất đai như: Thiếu chính sách khuyến khích tham gia; thiếu không gian thảo luận mở; thiếu nguồn lực đặc biệt là người điều hành để hỗ trợ sự tham gia của chính quyền địa phương; thiếu giám sát việc tuân thủ nguyện vọng lợi ích cộng đồng. Ông Tuấn nhấn mạnh: “Chỉ giải quyết được vấn đề này khi chú ý đến vai trò giám sát của cộng đồng, MTTQ”.
Đồng tình với quan điểm trên, nhiều chuyên gia cho rằng, nếu muốn hoạt động PCTN hiệu quả thì người dân cần phải được tham gia vào quá trình thảo luận chính sách và giám sát việc tuân thủ chính sách. Hệ thống luật pháp liên quan đến đất đai cần bổ sung quy định bắt buộc tiếp thu ý kiến người dân, thay đổi quy trình ra quyết định của một nhóm nhỏ. Luật PCTN cần ưu tiên phòng ngừa việc cấu kết giữa DN và cán bộ - công chức ở lĩnh vực đất đai, đầu tư, đồng thời, phải có cơ chế kiểm soát, phòng ngừa tham nhũng để tránh cấu kết từ xây dựng chính sách.
Một nghiên cứu mới đây của nhóm nghiên cứu Trường Đại học Kinh tế quốc dân đã cho thấy, trong hầu hết các dự án, lợi ích của người dân bị ảnh hưởng bởi các dự án đã không được quan tâm thỏa đáng. Các nhóm lợi ích chi phối quá trình quy hoạch và phát triển, ít quan tâm tới những lợi ích kinh tế và xã hội rộng lớn hơn. Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra các tình huống dễ nảy sinh tham nhũng gồm: ây dựng đô thị mới miền núi; cải tạo chợ đô thị; khai khoáng và quản lý đất đai trong xây dựng nông thôn mới với các loại tham nhũng như thông thầu, tham nhũng chính sách… TS. Nguyễn Văn Thắng - đại diện nhóm nghiên cứu - nhận định: Có hai trục cơ bản thúc đẩy tham nhũng tài nguyên đất đai, đó là khoảng trống chính sách và sự cấu kết giữa các nhóm lợi ích.
Nâng cao vai trò giám sát của cộng đồng
Theo nhiều chuyên gia, một nguyên nhân quan trọng dẫn tới tình trạng tham nhũng trong lĩnh vực đất đai vẫn còn kéo dài dai dẳng, gây bức xúc trong xã hội chính là vai trò giám sát của cộng đồng vẫn chưa được chú trọng. Ông Nguyễn Văn Pha - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Quốc hội nhận định: Luật PCTN quy định Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam và các tổ chức thành viên có trách nhiệm động viên nhân dân tham gia tích cực vào việc PCTN; phát hiện, kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý người có hành vi tham nhũng; giám sát việc thực hiện pháp luật về PCTN. MTTQ Việt Nam và các tổ chức thành viên có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền áp dụng biện pháp phòng ngừa tham nhũng, xác minh vụ việc tham nhũng, xử lý người có hành vi tham nhũng; cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền phải xem xét, trả lời... Tuy nhiên, việc thực thi pháp luật chưa đạt hiệu quả như mong muốn.
Ông Đậu Anh Tuấn - Trưởng Ban pháp chế, Phòng Công nghiệp và Thương mại Việt Nam (VCCI) đã thẳng thắn chỉ ra những hạn chế về PCTN trong lĩnh vực đất đai như: Thiếu chính sách khuyến khích tham gia; thiếu không gian thảo luận mở; thiếu nguồn lực đặc biệt là người điều hành để hỗ trợ sự tham gia của chính quyền địa phương; thiếu giám sát việc tuân thủ nguyện vọng lợi ích cộng đồng. Ông Tuấn nhấn mạnh: “Chỉ giải quyết được vấn đề này khi chú ý đến vai trò giám sát của cộng đồng, MTTQ”.
Đồng tình với quan điểm trên, nhiều chuyên gia cho rằng, nếu muốn hoạt động PCTN hiệu quả thì người dân cần phải được tham gia vào quá trình thảo luận chính sách và giám sát việc tuân thủ chính sách. Hệ thống luật pháp liên quan đến đất đai cần bổ sung quy định bắt buộc tiếp thu ý kiến người dân, thay đổi quy trình ra quyết định của một nhóm nhỏ. Luật PCTN cần ưu tiên phòng ngừa việc cấu kết giữa DN và cán bộ - công chức ở lĩnh vực đất đai, đầu tư, đồng thời, phải có cơ chế kiểm soát, phòng ngừa tham nhũng để tránh cấu kết từ xây dựng chính sách.
HOÀNG LONG