Siết chặt quản lý sách tham khảo đi kèm sách giáo khoa

(BKTO) - Để chấn chỉnh tình trạng đưa quá nhiều sách tham khảo vào các cơ sở giáo dục phổ thông, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa ban hành Chỉ thị số 3798/CT- BGDĐT ngày 24/9/2018 về việc sử dụng sách giáo khoa và sách tham khảo trong các cơ sở giáo dục phổ thông. Theo đó, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT yêu cầu các sở GD&ĐT tăng cường kiểm tra, giám sát và xử lý nghiêm các trường hợp cán bộ quản lý, giáo viên vi phạm.



Theo Bộ GD&ĐT cho biết, rút kinh nghiệm trong việc quản lý sách tham khảo, từ năm học 2018- 2019, Bộ GD&ĐT đã không phê duyệt danh mục sách bổ trợ đi kèm sách giáo khoa để tránh việc các cơ sở giáo dục liên kết với các đơn vị phát hành sách giáo khoa bán kèm sách bổ trợ, tham khảo cho học sinh.

Thời gian tới, Bộ GD&ĐT tiếp tục phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông và các cơ quan liên quan xây dựng quy trình quản lý chặt chẽ hơn việc xuất bản, phát hành sách tham khảo trong các cơ sở giáo dục; tăng cường kiểm tra, giám sát, xử lý đối với vi phạm về việc xuất bản, phát hành sách tham khảo trong các cơ sở giáo dục.
                
   

Tải ảnhQuản lý chặt chẽ hơn việc xuất bản, phát hành sách tham khảo

   
Trước đó, để quản lý việc sử dụng xuất bản phẩm tham khảo trong các cơ sở giáo dục phổ thông, Bộ GD&ĐT đã ban hành Thông tư số 21/2014/TT-BGDĐT quy định về quản lý và sử dụng xuất bản phẩm tham khảo trong các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên. Trong Thông tư quy định rõ các yêu cầu đối với xuất bản phẩm tham khảo; việc lựa chọn xuất bản phẩm tham khảo; trách nhiệm của giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục các cấp trong việc lựa chọn, quản lý, sử dụng xuất bản phẩm tham khảo; trách nhiệm của các sở GD&ĐT, phòng GD&ĐT trong việc chỉ đạo, hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra.

Tuy nhiên, trên thực tế hiện vẫn còn có sở GD&ĐT, phòng GD&ĐT, cơ sở giáo dục, giáo viên đưa nội dung vượt quá yêu cầu của chương trình từ sách tham khảo vào bài kiểm tra; giới thiệu để học sinh, phụ huynh học sinh phải mua nhiều sách tham khảo nhưng hiệu quả sử dụng không cao, làm quá tải cho học sinh, tốn kém cho gia đình học sinh và gây bức xúc trong xã hội.

NGUYỄN LỘC
Cùng chuyên mục
  • Giáo dục mở góp phần phát triển nguồn nhân lực các quốc gia châu Á
    6 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Đây là chủ đề của Hội nghị thường niên Hiệp hội các trường đại học Mở châu Á (AAOU) diễn ra từ ngày 24- 26/10 tại Hà Nội. Hội nghị có sự tham gia của gần 400 đại biểu là các nhà quản lý, nhà khoa học đến từ 20 quốc gia, vùng lãnh thổ thuộc 5 châu lục.
  • Doanh nghiệp tự kiểm tra việc chấp hành pháp luật lao động
    6 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội vừa ban hành Thông tư số 17/2018/TT- BLĐTBXH quy định về tự kiểm tra việc thực hiện pháp luật lao động của DN.
  • Bảy đại học Việt Nam vào top 500 trường hàng đầu châu Á
    6 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Tổ chức giáo dục Quacquarelli Symonds (QS) (Anh) vừa công bố kết quả bảng xếp hạng 505 đại học tốt nhất châu Á năm 2019 (QS Asia 2019). 07 cơ sở giáo dục đại học Việt Nam vào top 500 trường hàng đầu châu Á.
  • Trẻ mẫu giáo lớp 5 tuổi vùng khó khăn được miễn học phí
    6 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Đây là một trong những nội dung mới theo Nghị định số 145/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 2/10/2015 của Chính phủ quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2015 - 2016 đến năm học 2020 - 2021 vừa được ban hành.
  • Nâng cao hiệu quả huy động tài chính cho giáo dục đại học công lập
    6 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Với vai trò cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho nền kinh tế, giáo dục đại học (GDĐH) là nền tảng quan trọng và là điều kiện không thể thiếu cho sự phát triển kinh tế nhanh và bền vững. Trong những năm qua, các trường đại học công lập (ĐHCL) ở Việt Nam đóng vai trò chủ đạo trong hệ thống GDĐH cả về quy mô và chất lượng đào tạo. Để thúc đẩy sự phát triển của giáo dục ĐHCL, tài chính là một nguồn lực rất quan trọng, đồng thời cũng là vấn đề còn nan giải đối với giáo dục hiện nay.
Siết chặt quản lý sách tham khảo đi kèm sách giáo khoa