Slovakia: Quản lý, sử dụng ngân sách tài trợ kém hiệu quả

(BKTO) - Văn phòng Kiểm toán tối cao nước Cộng hòa Slovakia vừa qua đã tiến hành kiểm toán quy trình thực hiện các dự án trong hai chương trình do Quỹ Cấu trúc và đầu tư châu Âu (ESI) tài trợ. Cuộc kiểm toán đã chỉ ra nhiều thiếu sót, đặc biệt trong công tác giám sát tài chính và kiểm soát nội bộ.




Nhiều sai phạm của IROP và OPR&D đã bị phát hiện, lên án. Ảnh: forgetsomeday

Sử dụng kinh phí tài trợ không đúng mục đích

Theo các chương trình thỏa thuận tài trợ, hỗ trợ của Liên minh châu Âu, ESI đã tài trợ kinh phí thực hiện các dự án của Chương trình Hoạt động khu vực tích hợp (IROP) và Chương trình Nghiên cứu và Đổi mới hoạt động (OPR&D) tại Slovakia từ năm 2014-2020.

Vừa qua, sau khi tiến hành kiểm tra, Văn phòng Kiểm toán tối cao Slovakia chỉ ra rằng, các cơ quan quản lý dự án, cơ quan trung gian của hai chương trình đã không sử dụng ngân sách tài trợ đúng mục đích, nhiều khoản kinh phí cũng không được sử dụng hiệu quả và bị bội chi. Nhiều sai phạm, thiếu sót đã bị phát hiện và lên án từ khâu phê duyệt dự án cho đến quá trình thực hiện các dự án.

Văn phòng Kiểm toán đã tiến hành kiểm tra 14 cơ quan được nhận các khoản hỗ trợ tài chính không hoàn trả từ ESI, đồng thời kiểm tra hoạt động của hai Bộ: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Slovakia với tư cách là cơ quan quản lý IROP; Bộ Kinh tế Slovakia với tư cách là cơ quan trung gian cho OPR&D.

Ở cả hai Bộ, Văn phòng Kiểm toán đều chỉ ra những bằng chứng cho thấy nhiều quy định đã bị vi phạm, đặc biệt trong việc kiểm soát hoạt động mua sắm công và công tác giám sát tình hình tài chính. Do công tác quản lý yếu kém, chậm chạp, các dự án dù được cấp kinh phí đầy đủ cũng không đáp ứng được thời hạn hoàn thành gây ảnh hưởng lớn đến việc hoàn thành hai chương trình trên.

Bên cạnh đó, Báo cáo kiểm toán nhấn mạnh các phát hiện nghiêm trọng, điển hình là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã để xảy ra nhiều thiếu sót trong việc giám sát các dự án, giám sát công tác quản lý, sử dụng kinh phí. Trong số 7 dự án được kiểm toán, có tới 5 trường hợp các đơn vị thầu không đủ năng lực chuyên môn để kiểm soát dự án và lên kế hoạch, dự toán để đề xuất kinh phí tài trợ phù hợp dẫn đến nhiều sai sót trong hoạt động chuyên môn, các yêu cầu bắt buộc đối với các đơn vị thực hiện dự án cũng không được tuân thủ nghiêm ngặt. Tổng số tiền được tài trợ cho IROP trong giai đoạn 2014-2020 từ các nguồn tài chính của EU lên tới gần 1,7 tỷ Euro. Tuy nhiên, tính đến cuối tháng 10/2019, số tiền thực tế được sử dụng đúng mục đích chỉ đạt 278 triệu Euro (chiếm 16,5%).

Hệ lụy từ việc buông lỏng quản lý

Kinh phí tài trợ cho các dự án của OPR&D được tính toán sẽ bội chi 401 triệu Euro. Trong số đó, hơn 78 triệu Euro đã bị chi tính đến cuối tháng 10/2019. Theo tính toán, đến cuối năm 2023, gần 323 triệu Euro sẽ cần được phân bổ tiếp cho Chương trình. Đại diện Liên minh châu Âu cho rằng, việc phân bổ, sử dụng kinh phí tài trợ không tuân thủ các quy định, không đạt hiệu quả như cam kết và việc bội chi nghiêm trọng trên hoàn toàn thuộc về trách nhiệm của Bộ Kinh tế Slovakia.

Các kiểm toán viên cho rằng, nếu không chấn chỉnh công tác quản lý, phân bổ và sử dụng ngân sách tài trợ, các dự án của quốc gia sẽ thiếu hụt kinh phí nghiêm trọng, có thể bị bỏ dở giữa chừng gây nhiều hậu quả nặng nề hơn nữa.

Ủy ban châu Âu cho biết thêm, những năm gần đây, các trường hợp sử dụng ngân sách tài trợ từ ESI đã gia tăng và đang khiến các các quỹ tài trợ của Liên minh châu Âu dần cạn kiệt. Việc không tuân thủ các quy định sử dụng ngân sách tài trợ khiến các mục tiêu của các chương trình không thể hoàn thành, các nguồn tài nguyên của quốc gia nói riêng và châu Âu nói chung bị lãng phí nghiêm trọng. Các cơ quan được giao trách nhiệm thực hiện dự án không hoàn thành nhiệm vụ và yêu cầu đề ra sẽ phải chịu những hình phạt nghiêm khắc. Tuy nhiên, hệ lụy là cả Chính phủ sẽ phải chịu trách nhiệm và nhận những hình phạt từ Liên minh châu Âu.
THANH XUYÊN
Cùng chuyên mục
  • Ấn Độ: Bê bối gian lận tại Trường Đại học Jawaharlah Nehru
    4 năm trước Kiểm toán quốc tế
    (BKTO) - ​Cuộc kiểm toán mới đây của Cơ quan Tổng Kiểm soát và Kiểm toán Ấn Độ (CAG) đã chỉ ra nhiều hành vi gian lận, tham nhũng với giá trị hơn 5,7 triệu Rupee (tương đương khoảng 75.000 USD) tại Trường Đại học tổng hợp Jawaharlah Nehru - một trong những ngôi trường danh tiếng lâu đời tại Ấn Độ. Bê bối này được cho là có liên quan đến hơn 100 chức sắc của nhà trường và vụ việc đang được chuyển cho cơ quan hình sự tiếp tục điều tra.
  • Bê bối tham nhũng tại Liên đoàn Cử tạ Thế giới
    4 năm trước Kiểm toán quốc tế
    (BKTO) - Một cuộc kiểm toán độc lập tại Liên đoàn Cử tạ Thế giới (IWF) gần đây đã phát hiện tham nhũng trên diện rộng và hàng chục xét nghiệm doping bị che giấu. Các kiểm toán viên cũng cáo buộc cách lãnh đạo độc đoán, độc tài của cựu Chủ tịch IWF Tamas Ajan đã khiến IWF bị rối loạn, dẫn đến hoạt động không hiệu quả.
  • Châu Âu: Quan ngại về mất cân bằng sinh học trong nông nghiệp
    4 năm trước Kiểm toán quốc tế
    (BKTO) - ​Tòa Thẩm kế châu Âu (ECA) lên tiếng cảnh báo rằng, Chính sách Nông nghiệp tiên phong của Liên minh châu Âu (CAP) đã không phát huy hiệu quả trong việc ngăn chặn tình trạng suy thoái trong đa dạng sinh học, vốn là vấn đề nghiêm trọng trong phát triển nông nghiệp tại châu Âu.
  • Congo:  Quỹ tài trợ công tác phòng, chống  sốt rét bội chi lớn
    4 năm trước Kiểm toán quốc tế
    (BKTO) - Tháng 5 vừa qua, Văn phòng Tổng Thanh tra (OIG) của Quỹ Toàn cầu phòng, chống AIDS, Lao và Sốt rét (GF) đã công bố kết quả cuộc kiểm toán xem xét việc quản lý, phân bổ và sử dụng các khoản tài trợ của Quỹ tại Cộng hòa Dân chủ Congo (DRC). Cuộc kiểm toán đã chỉ ra nhiều thiếu sót trong công tác quản lý tài chính và giám sát các khoản tài trợ của GF.
  • Nam Phi: Quản lý tài chính lỏng lẻo tại Johannesburg
    4 năm trước Kiểm toán quốc tế
    (BKTO) - Trong Báo cáo kiểm toán năm tài chính 2018-2019, Tổng Kiểm toán Nam Phi đã lên án tình trạng quản lý tài chính vô cùng lỏng lẻo của TP. Johannesburg. Chính quyền yếu kém và vô trách nhiệm đã để xảy ra nhiều khoản chi tiêu bất thường, trái phép lên đến 3,5 tỷ Rand Nam Phi (ZAR), tương đương 208,4 triệu USD, cao hơn số tiền bị chi tiêu lãng phí trong năm tài chính trước đó tới 758 triệu ZAR.
Slovakia: Quản lý, sử dụng ngân sách tài trợ kém hiệu quả