Sớm ban hành nghị định sửa đổi 3 nghị định về cổ phần hóa, thoái vốn Nhà nước

(BKTO) - Sáng ngày 10/8, tại Trụ sở Chính phủ, Uỷ viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình, Trưởng Ban chỉ đạo Đổi mới và phát triển doanh nghiệp đã chủ trì cuộc họp với các bộ, ngành, tập đoàn kinh tế, tổng công ty về việc sửa đổi 3 nghị định của Chính phủ về cổ phần hóa, thoái vốn Nhà nước tại doanh nghiệp. Qua đó, tháo gỡ các vướng mắc pháp lý, khó khăn thực tiễn, đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa, thoái vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, theo thủ tục rút gọn.




Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình phát biểu tại cuộc họp - Ảnh: VGP/Lê Sơn

Báo cáo của Bộ Tài chính, Cơ quan chủ trì sửa đổic cho biết: Chấp hành ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình, Bộ Tài chính đã khẩn trương chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan liên quan dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 126/2017/NĐ-CP của Chính phủ về chuyển doanh nghiệp Nhà nước và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do doanh nghiệp nhà nước đầu tư 100% vốn điều lệ thành công ty cổ phần, Nghị định số 91/2015/NĐ-CP của Chính phủ về đầu tư vốn Nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp và Nghị định số 32/2018/NĐ-CP của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 91/2015/NĐ-CP ngày 13/10/2015 của Chính phủ về đầu tư vốn Nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp.

Việc sửa đổi được thực hiện theo trình tự, thủ tục rút gọn trong xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật, sau khi lấy ý kiến tham gia của các cơ quan liên quan và tiếp thu giải trình ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính đã có Tờ trình Chính phủ về việc ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 126/2017/NĐ-CP Nghị định số 91/2015/NĐ-CP và Nghị định số
32/2018/NĐ-CP của Chính phủ.

Dự thảo Nghị định sửa đổi này gồm 5 điều, 22 khoản mục sửa đổi, bổ sung và 7 khoản mục bãi bỏ một số nội dung của Nghị định 126/2017/NĐ-CP; 11 khoản mục sửa đổi, bổ sung và 5 khoản mục bãi bỏ một số nội dung của Nghị định số 91/2015/NĐ-CP và Nghị định số 32/2018/NĐ-CP.

Tại cuộc làm việc, lãnh đạo các bộ, ngành, tập đoàn kinh tế, tổng công ty đã thẳng thắn góp ý về việc sửa đổi 3 nghị định trên và dự thảo nghị định sửa 1 điều của Nghị định số 91/2015/NĐ-CP.
Ảnh: VGP/Lê Sơn

Phát biểu kết luận cuộc làm việc, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hoà Bình nhấn mạnh: Để tháo gỡ các vướng mắc pháp lý, đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa, thoái vốn Nhà nước, cơ cấu lại doanh nghiệp Nhà nước, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Tài chính xây dựng nghị định sửa đổi 3 Nghị định 126/2017/NĐ-CP, 91/2015/NĐ-CP và 32/2018/NĐ-CP theo thủ tục rút gọn.

Trên cơ sở đó, giao Bộ Tài chính tiếp tục rà soát, sửa đổi bổ sung bảo đảm tổng thể, toàn diện, tạo cơ sở pháp lý để xử lý, tháo gỡ các vướng mắc về cơ chế, chính sách tài chính doanh nghiệp nhà nước, cổ phần hóa, thoái vốn nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật quản lý, sử dụng vốn Nhà nước và cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước theo đúng quy định tại Nghị quyết số 60/2018/QH14 của Quốc hội.

Đến nay, Bộ Tài chính đã hoàn thành hồ sơ cả hai dự thảo nghị định nêu trên, gồm nghị định sửa 3 nghị định và nghị định sửa 1 điều của Nghị định 91/2015/NĐ-CP, lấy ý kiến của Bộ Tư pháp và các bộ, cơ quan, doanh nghiệp, ngân hàng thương mại liên quan, để hoàn thiện hồ sơ cả 2 nghị định để báo cáo cuộc họp hôm nay, hoàn thiện trình Chính phủ.

Đặc biệt, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình yêu cầu Bộ Tài chính chủ trì, tiếp tục tối đa ý kiến phát biểu và ý kiến bằng văn bản của các bộ, ngành, doanh nghiệp. Nhất là lưu ý, các nghị định sửa đổi lần này phải phù hợp, đồng bộ và thống nhất với pháp luật về quản lý sử dụng tài sản công như Nghị định 167 hiện cũng đang được sửa đổi, Luật Doanh nghiệp 2020, Luật Đầu tư 2020, nhằm đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa, thoái vốn tại doanh nghiệp Nhà nước.

Đồng thời, khẩn trương thực hiện xong trước ngày 15/8/2020 đối với việc hoàn thiện hồ sơ, tờ trình nghị định sửa đổi 3 nghị định và nghị định sửa đổi 1 điều của Nghị định 91/2015/NĐ-CP. Phối hợp với Bộ Tư pháp và Văn phòng Chính phủ hoàn thiện dự thảo nghị định để báo cáo lấy ý kiến Thành viên Chính phủ cả hai dự thảo nghị định này.

Theobaochinhphu.vn
Cùng chuyên mục
  • Chúng ta có lòng tin không để dịch bệnh bùng phát trên diện rộng
    4 năm trước Đối nội
    (BKTO) - Đến nay đã ghi nhận các ca bệnh COVID-19 trong cộng đồng tại một số địa phương, nhưng chủ yếu liên quan đến các ca nhiễm ở cụm 3 bệnh viện ở Đà Nẵng và một vài điểm ở Đà Nẵng. Nếu các địa phương tiếp tục thực hiện quyết liệt, nghiêm túc các chỉ đạo, các biện pháp phòng, chống dịch bệnh COVID-19 như thời gian qua, “chúng ta có lòng tin không để dịch bệnh bùng phát trên diện rộng”.
  • Thủ tướng: Cuộc chiến chống COVID-19 đã bắt đầu thời kỳ cao điểm
    4 năm trước Đối nội
    (BKTO) - Phát biểu kết luận cuộc họp Thường trực Chính phủ về COVID-19 vào sáng 7/8, Thủ tướng nêu rõ, phải bảo đảm đủ thiết bị, vật tư y tế cho các địa phương có dịch, không để thiếu sinh phẩm, vật tư y tế, làm nhanh nhưng không để xảy ra tham nhũng. Không lấy lý do vì cơ chế mà để chậm, “không được nói là vì tôi thiếu tiền, thiếu tiền thì phải xuất ngân sách dự phòng hoặc báo cáo gấp Trung ương để xử lý vấn đề này”.
  • Thủ tướng chủ trì họp Thường trực Chính phủ về COVID-19
    4 năm trước Đối nội
    (BKTO) - Sáng nay (7/8), chủ trì họp Thường trực Chính phủ về công tác phòng chống COVID-19, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh tinh thần quyết liệt, không được chủ quan, lơ là, “địa phương nào, ngành nào không có trách nhiệm, không thực hiện tốt chủ trương phòng chống dịch hiện nay sẽ được kiểm tra, xử lý nghiêm khắc”.
  • 4 nhóm giải pháp thực thi Hiệp định EVFTA
    4 năm trước Đối nội
    (BKTO)- Phát biểu tại Hội nghị trực tuyến về triển khai kế hoạch thực thi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) tổ chức sáng 6/8 tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh, việc mở cửa thị trường hàng hóa, dịch vụ và đầu tư cùng với những cam kết về tạo lập môi trường kinh doanh bình đẳng giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài sẽ tạo cơ hội để các nhà đầu tư nước ngoài tiếp cận rộng rãi hơn với thị trường Việt Nam. Điều này, đặt các doanh nghiệp Việt Nam trước sức ép cạnh tranh lớn hơn ngay tại thị trường trong nước.
  • Để xảy ra vi phạm, lãnh đạo địa phương, giám đốc bệnh viện,... chịu trách nhiệm
    4 năm trước Đối nội
    (BKTO) - Các địa phương phải thực hiện thật nghiêm các chỉ đạo về theo dõi, cách ly người về từ Đà Nẵng theo đúng quy định. Người đứng đầu các địa phương, Trưởng Ban Chỉ đạo chống dịch phải chịu trách nhiệm trực tiếp. Các bệnh viện phải thực hiện nghiêm quy định về an toàn dịch tễ. Nơi nào vi phạm thì giám đốc bệnh viện, thủ trưởng cơ quan chủ quản của bệnh viện phải trực tiếp chịu trách nhiệm.
Sớm ban hành nghị định sửa đổi 3 nghị định về cổ phần hóa, thoái vốn Nhà nước