UBND tỉnh An Giang đã ban bố tình huống khẩn cấp nguy cơ sạt lở nghiêm trọng quốc lộ 91, đoạn qua xã Bình Mỹ, huyện Châu Phú. |
Sự cố sạt lở bờ sông Hậu (một nhánh của sông Mê Công) xảy ra giữa năm 2019 kéo theo sựsạt lở nhiều đoạn quốc lộ 91, trong đó có đoạn đường bị "nuốt" trọngây ảnh hưởng nghiêm trọng đến các hoạt động giao thông và cuộc sống sinh hoạt của các hộ dân trong khu vực này. Cuộc sống gia đình đã bị đảo lộn nghiêm trọng, người dân mất kế sinh nhai do hoạt động kinh doanh, buôn bán ven đường không thể thực hiện do khu vực xảy ra sạt lở đã bị rào chắn...
Theo đại diện Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh An Giang, một trong những nguyên nhân khiến cho tình trạng sạt lở tại khu vực này có diễn biến phức tạp, đó là sự xuất hiện dòng chảy xoắn với lưu lượng và lưu tốc lớn qua vị trí này là gây nên hiện tượng xói lở bờ phải quốc lộ 91 và gây bồi lắng bờ trái, qua đó thu hẹp mặt cắt lòng sông khu vực này. Hơn nữa khu vực bị sạt lở như nút thắt cổ chai nên có tốc độ dòng chảy lớn, dẫn đến xói lở bờ sông và quốc lộ 91.
Tại thời điểm này, KTNN cũng đang tiến hành triển khai kiểm toán nhằm đánh giá việcquản lý, sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước ở lưu vực sông Mê Công, tại các địa phương thuộc lưu vực sông Mê Công, trong đó có tỉnh An Giang. Hoạt động kiểm toán này nằm trong khuôn khổ của Cuộc kiểm toán hợp tác về quản lý nguồn nước lưu vực sông Mê Công tại Đông Nam Á giai đoạn 2020-2021 do KTNN Việt Nam - Chủ tịch ASOSAI nhiệm kỳ 2018-2021 đề xuất thực hiện với sự tham gia của ba Cơ quan kiểm toán Việt Nam, Myanmar và Thái Lan.
Cuộc kiểm toán chú trọng đến việc xác định các ảnh hưởng, tác động tiêu cực của việc quản lý, khai thác và sử dụng nguồn nước từ các quốc gia thuộc lưu vực sông Mê Công, đặc biệt là các quốc gia thượng nguồn đến Việt Nam. Trên cơ sở đó, KTNN sẽ đóng góp tiếng nói với các quốc gia lưu vực sông Mê Công và cộng đồng quốc tế nhằm tăng cường khai thác, sử dụng bền vững và quản lý hiệu quả nguồn nước lưu vực sông Mê Công, gắn với việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững.
Phóng viên Báo Kiểm toán đã có chuyến công tác tại tỉnh An Giang để ghi lại những hình ảnh sạt lở nguy hiểm này ngày 9/4/2021.
Khu vực sạt lở đã được rào chắn |
Một đoạn sạt lở tại quốc lộ 91, đe dọa trực tiếp an toàn và cuộc sống của người dân trong khu vực này |
Khe nứt tạo thành rãnh ngay kế bên miệng sạt lở khiến cho đoạn quốc lộ sẵn sàng đổ sụp bất cứ lúc nào |
Khu vực sạt lở, sau khi nước sông Hậu rút xuống sau hơn một năm xảy ra sự cố nghiêm trọng... |
Tuyến quốc lộ hiện đại, nay thành cung đường đến trường đầy hiểm nguy của học sinh ... |
"Hà bá" đã nuốt trọn một đoạn quốc lộ 91, biến khung cảnh vốn sôi động trước đó trở thành tan hoang |
Tình trạng này kéo dài và chưa được khắc phục triệt để khiến cho giao thông của người dân qua đầy gặp nhiều khó khăn và rủi ro |
Cuộc sống chênh vênh bên miệng tử thần |
Hiện còn hơn 10 hộ dân vẫn nằm trong khu vực nguy hiểm. Trong ảnh, trẻ nhỏ vẫn vô tư dạo chơi gần khu vực sạt lở... |
Theo bà Nguyễn Thị H., sạt lở đã cuốn trôi ngôi nhà của gia đình, gây nên nhiều khó khăn trong cuộc sống |
Bà Nguyễn Thu Th. buồn bã bên rổ hàng không bán được do đường bị cấm, không có người qua; các con của bà cũng phải bỏ đi làm ăn xa... |
Mưu sinh bên miệng tử thần... |
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng sạt lở được xác định là do khu vực bị sạt lở như nút thắt cổ chai nên có tới tốc độ dòng chảy lớn, dẫn đến xói mòn |
Để khắc phục tình trạng sạt lở, tỉnh An Giang đã xử lý cấp bách đoạn sạt lở bằng phương pháp đắp kè đá tạm thời tại các hố xói.Về giải pháp lâu dài, đại diện tỉnh An Giang cho rằng cần phải chỉnh trị dòng chảy cho sông Hậu, tuy nhiên, chi phí để thực hiện rất tốn kém. |
Thời điểm này, Đoàn kiểm toán của KTNN chuyên ngành III do Phó Kiểm toán trưởng Đinh Văn Dũng (áo trắng, thứ 2 từ trái qua) đang tiến hành kiểm toán việc quản lý nguồn nước sông Mê Công tại các tỉnh thuộc lưu vực sông Mê Công, trong đó có tỉnh An Giang. |
NGUYỄN LỘC